Theo Công ước Ottawa năm 1988, các khoản phải thu từ hợp đồng mua, bán hàng hoá, , cung cấp dịch vụ trừ các hợp đồng có tính chất tiêu dùng cá nhân, gia đình thì đều có thể trở thành đối tượng của hoạt động bao thanh toán.

1. Đối tượng của quan hệ bao thanh toán

Theo pháp luật Việt Nam, các khoản phải thu là đối tượng của hoạt động bao thanh toán được điều chỉnh theo các nội dung sau đây:

Một là về tính chất thương mại của các khoản phải thu, theo pháp luật hiện hành có phạm vi hẹp. Các khoản phải thu phát sinh từ các hoạt động thương mại như cung ứng dịch vụ, cho thuế tài sản sẽ không trở thành đối tượng được bao thanh toán. Các khoản phải thu được bao thanh toán phải phát sinh từ quan hệ mua bán hàng hoá và đã được các bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán. Do đó, các khoản phải thu được xác định gắn liền với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong họp đồng mua bán hàng hoá, trong đó nghĩa vụ giao hàng hoá và chuyển quyền sở hữu hàng hoá của bên bán hàng cho bên mua có ý nghĩa quan trọng. Hệ quả là khi vi phạm nghĩa vụ này, bên bán hàng sẽ phải gánh chịu trách nhiệm bồi hoàn các khoản phải thu đã được bao thanh toán ngay cả trong trường hợp là bao thanh toán có quyền truy đòi và tương tự, bên mua hàng có khả năng từ chối thanh toán cho tổ chức bao thanh toán.

Hai là về tính thời hạn của các khoản phải thu, do mục đích của quan hệ bao thanh toán là hình thức tài trợ vốn lưu động cho bên được bao thanh toán nên pháp luật quy định chỉ có các khoản phải thu có thời hạn thanh toán còn lại không quá 180 ngày mới đủ điều kiện là đối tượng được bao thanh toán. Trên thực tế, tổ chức bao thanh toán thường chỉ chấp nhận bao thanh toán cho các khoản phải thu còn thời hạn trong vòng 90 ngày. Ngoài ra, các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán hàng cũng không thuộc đối tượng được bao thanh toán.

Ba là về tính hợp pháp của các khoản phải thu, các khoản phải thu phải phát sinh từ những giao dịch mua, bán hàng hoá hợp pháp. Đặc tính này bảo đảm rằng việc chuyển nhượng các khoản phải thu là có căn cứ pháp luật, hạn chế rủi ro liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng mua, bán và thanh toán. Hệ quả là các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá bị pháp luật cấm hoặc từ các giao dịch, thoả thuận bất hợp pháp hoặc giao dịch đang có tranh chấp sẽ không thuộc đối tượng được bao thanh toán.

Bốn là về tính độc lập cùa các khoản phải thu, do quyền lợi của bên bao thanh toán chỉ có thể được bảo đàm bởi nghĩa vụ thanh toán của người mua hàng nên thông thường bên bao thanh tóắn được xác lập quyền tối cao (ưu tiên) ứong việc thu nhận các khoản phải thu. Để thực hiện mục đích này, pháp luật Việt Nam quy định hai điều kiện: các khoản phải thu không thuộc đối tượng của bất kì giao dịch nào khác và các khoản phải thu phải được xác định chắc chắn tại thời điểm hợp đồng bao thanh toán được kí kết. Như vậy, các khoản phải thu đã được gán nợ, cầm cố, thế chấp hoặc các khoản phải thu phát sinh từ các quan hệ bán hàng kí gửi sẽ không thuộc đối tượng được bao thanh toán.

2. Hợp đồng bao thanh toán

2.1 Định nghĩa và các điều khoản chủ yếu

Nội dung quan hệ pháp luật về bao thanh toán là . các quyền và nghĩa vụ của các bên. Dưới góc độ pháp lí, các quyền và nghĩa vụ này được thể hiện và thực hiện dựa trên hợp đồng bao thanh toán được các bên giao kết phù hợp với quy định pháp luật.

Họp đồng bao thanh toán là sự thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng được phép bao thanh toán và tổ chức kinh tế là bên bán hàng về việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hoá.

Nội dung thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán là sự phản ánh ý chí thống nhất giữa các bên về mọi nội dung của hợp đồng. Hợp đồng được coi là sự thoả thuận nhất trí của các bên nếu khi tiến hành giao kết hợp đồng các bên tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí và trung thực. Xét về tính chất thoả thuận, hợp đồng bao thanh toán có đặc điểm của loại hợp đồng song vụ vì các bên đều có nghĩa vụ với nhau và có sự tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ.

Sự thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản. Các loại vãn bản như đơn đề nghị bao thanh toán, biên bản chấp nhận bao thanh toán, họp đồng bao thanh toán, các phụ lục cùa hợp đồng là những căn cứ trực tiếp, mặc dù không phải là duy nhất, để chứng minh cho sự tồn tại của thoả thuận bao thanh toán. Trên thực tế, các tổ chức bao thanh toán có xu hướng thiết kế sẵn mẫu hợp đồng bao thanh toán áp dụng cho phần lớn các giao dịch. Trong trường hợp này, quy định về hợp đồng mẫu trong Bộ luật dân sự cần được tham chiếu để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các.bên hợp đồng.

Khi xây dựng hoặc phân tích họp đồng bao thanh toán, bên cạnh việc xem xét các điều khoản tuỳ nghi và thường lệ, cần quan tâm đặc biệt tới một số điều khoản chủ yếu dưới đây:

- Điều khoản về chủ thể hợp đồng: Do chủ thể của quan hệ bao thanh toán chỉ có thể là tổ chức kinh tế nên hợp đồng bao thanh toán phải phản ánh được đầy đủ các yếu tố để xác định được tư cách pháp lí của các bên (ví dụ: đăng kí kinh doanh). Bên cạnh đó, phải xác định đúng thẩm quyền của người đại diện (đại diện đưong nhiên hay uỷ quyền). Điều khoản về chủ thể một mặt bảo đảm hiệu lực của hợp đông bao thanh toán, mặt khác, nó là căn cứ để xác định cơ quan tài phán và luật áp dụng.

- Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên: Điều khoản này là cơ sở để các bên thực hiện họp đồng. Nội dung của quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động bao thanh toán được pháp luật quy định khá chi tiết .

- Điều khoản về nội dung của cấp tín dụng bao thanh toán: Các điều khoản này phản ánh các yếu tố cơ bản của quan hệ tín dụng ngân hàng, bao gồm giá trị của các khoản phải thu, lãi và phí bao thanh toán, giá mua các khoản phải thu, phương thức giải ngân, các biện pháp bảo đảm tín dụng.

- Điều khoản về thủ tục chuyển giao các khoản phải thu: Khi chuyển giao khoản phải thu các bên phải thoả thuận rõ ràng và cụ thể về các loại và phương thức chuyên giao hợp đồng mua bán hàng hoá, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác có liên quan đến việc giao hàng và việc yêu cầu thanh toán của bên bán hàng đối với bên mua hàng. Tuỳ thuộc vào tính ehất và phương thức giao dịch trong hợp đồng mua, bán, các chứng từ bán hàng rất đa dạng. Thông thường, chúng bao gồm hoá đơn thương mại, hoá đơn vận chuyển, bảo hiểm hàng hoá, chứng nhận xuất xứ, chứng nhận chất lượng. Thêm vào đó, trong hợp đồng cũng cần phải có điều khoản về trách nhiệm thông báo cho các bên thứ ba có liên quan.

2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức bao thanh toán

Trong quan hệ bao thanh toán, Tổ chức bao thanh toán thực hiện hai nhóm công việc: tài trợ tín dụng ứng trước cho khách hàng và thu nợ từ người mua. Để thực hiện các công việc này, tổ chức'bao thanh toán có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định. Tổ chức bao thanh toán có quyền đánh giá và tựa chọn các khoản phải thu để bao thanh toán. Theo đó, tổ chức báo thanh toán có quyền yêu cầu bên bán hàng cung cấp các thổng tin và tài liệu liên quan đến khoản phải thu, khả năng tài chính và tình hình hoạt động của bên bán hàng; yêu cầu bên bán hàng chuyển giao toàn bộ bản gốc hợp đồng mua bán, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ có liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán.

Tổ chức bao thanh toán có quyền thực hiện việc thu hồi nợ thông qua việc đòi nợ đối với bên mua hàng theo giá trị khoản phải thu được bao thanh toán. Ngoài ra, pháp luật cũng cho, phép tổ chức bao thanh toán được hưởng các quyền và lợi ích khác mà người bán hàng được hưởng theo quy định tại hợp đồng mua bán. Việc thu hồi nợ còn có thể thực hiện thông qua việc tổ chức bao thanh toán có quyền chuyển nhượng quyền đòi nợ, trừ phi các bên có thoả thuận khác.

Nghĩa vụ cơ bản của tổ chức bao thanh toán là thanh toán cho bển được bao thanh toán theo giá mua khoản phải thu, phối hợp với bên được baơ thanh toán để thông báo cho bên mua hàng, gánh chịu rủi ro tín dụng nếu bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu (trường hợp bao thanh toán không có quyền truy đòi).

- Quyền và nghĩa vụ của bên được bao thanh toán

Với tư cách là khách hàng được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, bến được bao thanh toán có quyền và nghía vụ sau:

Quyền nhận tiền thanh toán khoản phải thu theo giá đã được thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán.

Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên được bao thanh toán là phải cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực thông tip, tài liệu báo cáo theo yêu cầu của tổ chức bao thanh toán; cùng bên bao thanh toán thông bảo cho bên mua hàng.

Nghĩa vụ chuyển giao đầy đú và đúng hạn các tài liệu giấy tờ liên quan đến khoản phải thu đã được thoà thuận trong hợp đồng bao thanh toán.

3. Giao kết và thực hiện hợp đồng bao thanh toán

3.1. Giao kết hợp đồng bao thanh toán

Giao kết hợp đồng bao thanh toán là quá trình các bên bày tỏ ý chí và kí kết hợp đồng. Quá trình giao kết hợp đồng thường được tiến hành theo trình tự sau:

Thứ nhất, bên bán hàng đề nghị đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán các khoản phải thu. về bản chất pháp lí, hành vi này của bên bán hàng được xem là đề nghị giao kết hợp đồng. Bởi vậy, bên bán hàng phải thể hiện rõ ý định và các căn cứ của sự đề nghị, phải chịu sự ràng buộc về nội dung đề nghị của mình. Thông thường, nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng bao thanh toán phải thể hiện rõ ràng, đầy đủ và toàn diện các khía cạnh pháp lí và kinh tế của các khoản phải thu cũng như tư cách pháp lí của các bên trong giao dịch mua bán hàng hoá.

Thứ hai, tổ chức bao thanh toán xem xét đề nghị bao thanh toán. Do bao thanh tòán là hoạt động cấp tín dụng ẩn chứa nhiều rủi ro nên tổ chức bao thanh toán phải thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng.

Thứ ba, tổ chức bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận và kí kết hợp đồng bao thanh toán. Đây là thời điểm các bên tiến hành đàm phán để soạn thảo mọi nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên cuối cùng kí vào văn bản.

3.2 Thực hiện hợp đồng bao thanh toán

Cũng tương tự như việc thực hiện các loại hợp đồng khác, nguyên tắc cho quá trình thực hiện hợp đồng bao thanh toán là thực hiện đúng, phù hợp các thoả thuận trên cơ sở trung thực, hợp tác, bảo đảm lợi ích và tin cậy lẫn nhau, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và của người khác. Dựa trên nguyên tắc chung này, quá frinh thực hiện họp đồng bao thanh toán bao gồm những nội dung sau:

Thứ nhất, bên bán hàng gửi vãn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên liên quan. Nội dung của thông báo này tối thiểu phải đề cập hai vấn đề: thông báo rõ ràng việc chuyển giao quyền đòi nợ cho bên bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thủ tục thanh toán cho bên bao thanh toán. Không giống như Công ước Ottawa năm 1988 hay Luật mẫu Uncitral, pháp luật hiện hành không đưa ra các tiêu chuẩn hình thức cho thông báo như ngôn ngữ soạn thảo để bên mua hàng có thể hiểu được và cũng không đặt vấn đề phân biệt thông báo chuyển nhượng với hướng dẫn thanh toán.

Thứ hai, bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán hàng và tổ chức bao thanh toán xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho bên bao thanh toán. Trong trường hợp từ chối thanh toán, bên mua hàng nên thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lí do từ chối. Thông thường, lí do xác đáng nhất trong trường hợp này là việc chỉ ra bên bán có hành vi vi phạm hợp đồng. Nếu thông báo đã được đưa ra hợp thức mà bên bao thanh toán vẫn cố tình cấp tín dụng cho bên bán hàng thì bên mua hàng sẽ được miễn trách nhiệm thanh toán cho bên bao thanh toán. Ngoài ra, cũng có trường hợp bên mua hàng không có văn bản cam kết thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán thì việc tiếp tục thực hiện bao thanh toán giữa bên bán và đơn vị bao thanh toán sẽ do hai bên quyết định và tự chịu trách nhiệm khi có rủi ro phát sinh

Thứ ba, bên bán hàng chuyển giao bảng kê kèm bản gốc hợp đồng mua bán hàng, cung ứng dịch vụ; chứng từ mua bán hàng, dịch vụ và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho bên bao thanh toán. Nếụ tài liệu trên là bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ do bên bán hàng, đơn vị bao thanh toán thoả thuận và tự chịu trách nhiệm về . quyết định của mình khi có rủi ro phát sinh

Thứ tư, tổ chức bao thanh toán chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng theo thoả thuận.

Thứ năm, tổ chức bao thanh toán tiến hành theo dõi, thu nợ từ bên mua hàng. Tất toán tiền với bên bán hàng theo thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật ngân hàng, hoạt động ngân hàng về bao thanh toán, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến. Đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật ngân hàng - Công ty luật Minh Khuê