Mục lục bài viết
Nếu ai quan tâm đến vấn đề đầu tư tài chính thì đều biết đến FED một từ khá quen thuộc. Thường người ta có câu cửa miệng rằng FED tăng lãi suất chưa? hay lãi suất của FED hiện nay như thế nào? Vậy FED là gì mà quan trọng như vậy.
1. FED là gì?
Cục dự trữ Liên bang (tiếng anh: Federal Reserve System - Fed) hay Ngân hàng dự trữ liên hang Hoa Kỳ là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. FED thành lập năm 1913 được thành lập với mục đích duy trì một chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn và ổn định cho nước Mỹ.
Chủ tịch FED hiện nay là ông Jerome Powell, được tổng thống Donald Trump đề cử vào vị trí người đứng cầu Cục dự trừ liên bang Hoa Kỳ vào tháng 11/2017.
Cơ cấu tổ chức của FED bao gồm:
Hội đồng thống đốc
Hội đồng thống đốc gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ 14 năm, do Tổng thống Mỹ chỉ định; Hội đồng thống đốc có nhiệm vụ sau:
- Thực thị chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiện tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn;
- Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng.
- Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính.
Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và Chính Phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
Ủy ban thị trường mở (FOMC)
Ủy ban thị trường mở FOMC gồm 7 thành viên của Hội đồng thống đốc cùng 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh, với nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường mở.
Các ngân hàng của FED (12 ngân hàng)
Các ngân hàng FED được đặt tại các thành phố lớn" Boston, Newyork, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St.Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco
Các ngân hàng thành viên
2. Lãi suất của FED hiện nay?
Đầu năm 2022 Cục dự trừ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất cơ bản lên 0,25% sau 4 năm lãi suất này đứng ở mức gần 0%. Đến ngày 4/5/2022 FED tiếp tục nâng lãi suất thêm tới 0,5% đẩy lãi suất tham chiếu tại Mỹ lên 0,75-1%
Ngày 15/6/2022, FED đã nâng lãi suất thêm 0,75%, đây là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994, nâng lãi suất tham chiếu lên khoản 1,5-1,75%
3. FED tăng lãi suất có ảnh hưởng như thế nào đế nền kinh tế của Việt Nam
Khi FED tăng lãi suất thì một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động nhất định, những ảnh hưởng trực tiếp nhất định:
Thứ nhất, khi FED tăng lãi suất thì sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ, cụ thể sẽ làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ, đặc biệt là tiêu dùng đối với hàng hóa nước ngoài. Thị trường Mỹ cũng là một thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ phần lớn hàng hóa thiết yếu, có thể nói có lợi đáng kế khi làm phát Mỹ tăng.
Thứ hai, khu FED tăng lãi suất có thể khiến cho vốn đầu tư toàn cầu đảo điều từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển. Từ đó, các khoản đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam sẽ bị chậm lại. Với thị trường Việt Nam, khi đồng USD mạnh lên cũng gây áp lực khối ngoại tiếp tục rút ròng năm 2022
Thứ ba, khi FED tăng lãi suất thì đồng UDS lên giá so với các đồng tiền khác. Theo đó, đồng tiền Việt Nam cũng chịu áp lực mất giá sau hai năm VND lên giá trên dưới 1% so với USD.
Theo lịch sử ghi nhận, mỗi lần FED tăng lãi suất là một lần thị trường chứng khoán tăng theo. Trong 03 đợt FED tăng lãi suất cơ bản giai đoạn 1998-2000, 2004-2007, và 2016-2018, chỉ số S&P 500 đều có xu hướng tăng và bắt tạ đỉnh, lao động khi Ngân hàng trung ương Mỹ bắt đầu giảm lãi suất. Trong lần thu hẹp và tiến tới kết thúc gói QE năm 2013-2014, thì cả S&P 500 của Mỹ và Vn-Index của Việt Nam đều có xu hướng tăng.
Lịch sự thực tế ghi nhận, mỗi một lần FED lãi suất là một lần thị trường chứng khoán tăng theo.
4. Tại sao FED lại tăng lãi suất
Trong quá khứ thì FED đã nhiều lần đưa ra quyết định tăng lãi suất mặc dù FED hoàn toàn biết rằng quyết định này của mình ảnh hưởng đến nền kinh tế của thế giới.
Mục đích chính của FED khi tăng lãi suất chủ yểu vì mục đích quốc gia, đó là đáp ứng nhu cầu thị trường Mỹ và tối đa hóa vai trò tạo việc làm, bình ổn giá.
Theo quan điểm của Luật Minh Khuê thì nguyên nhân FED đưa ra quyết định tăng lãi suất là:
- Khi nền kinh tế có tốc độ tăng trường quá nhanh thì FED thường tăng lãi suất để khi thị trường giảm nhiệt và có dấu hiệu đi xuống sẽ quyết định hạ lãi suất để kích thích kinh tế toàn cầu.
- Mưc lãi suất hiện tại vẫn còn thấp;
- việc tăng lãi suất sẽ tác động đến việc người tiêu dùng vay tiền để tiêu vào những tài sản là tiêu sản. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng định hướng đầu tư vào các tài sản khác đề tạo ra sự vận động của dòng tiền.