Sau đó mẹ tôi có làm đơn đề nghị giải quyết chế độ tuất bệnh binh thì được sở LĐTBXH tỉnh Thái Bình trả lời là mẹ tôi không được hưởng chế độ tuất bệnh binh vì năm 1987 bố tôi được Hội đồng giám định y khoa Thái Bình kết luận là mất sức lao động hạng C (41%) theo biên bản 505/GDYK ngày 11/07/1987. Tất cả hồ sơ giấy tờ liên quan của bố tôi đều ghi tỷ lệ 61%. Trong đó có giấy chứng nhận bệnh binh cấp ngày 25/09/1997 Vậy tôi muốn hỏi quyết định của sở LĐTBXH Thái Bình là đúng hay sai. Kính mong được tư vấn
Xin chân thành cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụcTư vấn luật dân sự Công ty Luật Minh Khuê.
Trả lời:Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1.Cơ sở pháp lý:
Thông tư 48/TBXH THÔNG TƯ CỦA BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 236-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 18 tháng 9 năm 1985
2.Nội dung phân tích:
Tại mục IV thông tư 48/TBXH quy định về VIỆC GIÁM ĐỊNH LẠI SỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI BỆNH BINH
"1. Hai năm một lần, bệnh binh được giám định lại sức lao động tại Hội đồng Giám định y khoa.
Căn cứ vào kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, Giám đốc Sở Thương binh và xã hội sẽ quyết định việc ngừng hoặc để tiếp tục hưởng trợ cấp bệnh binh. Nếu sau giám định lại, tỷ lệ mất sức lao động chỉ còn ở mức 40% trở xuống thì thôi hưởng trợ cấp bệnh binh. Trong trường hợp này, đối với bệnh binh hạng 2 khi rời quân đội chưa được nhận trợ cấp phục viên thì khi thôi hưởng trợ cấp bệnh binh được nhận khoản trợ cấp phục viên nói tại mục B dưới đây:
2. Những trường hợp được miễn việc giám định lại sức lao động:
a. Những bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên.
b. Bệnh binh đồng thời là thương binh có thương tật được xếp hạng từ hạng 3 trở lên.
c. Những bệnh binh nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên.
d. Sau 2 lần giám định, sức khoẻ vẫn chưa hồi phục".
Như vậy, theo quy định tại thời điểm giám định lại thương tật lần 2 cho bố bạn thì trường hợp của bố bạn được nghỉ do mất 61% sức lao động năm 1982, sau 2 năm phải đi giám định lại thương tật 1 lần. Việc giám định lại thương tật để quyết định xem bệnh binh đó còn tiếp tục được hưởng chế độ bệnh binh nữa hay không. Năm 1987 bố bạn được giám định lại thương tật và kết luận giảm 41% sức lao động nên vẫn được hưởng chế độ bệnh binh. Các giấy tờ liên quan ghi tỷ lệ mất sức 61% là ghi theo giấy tờ từ khi bố bạn nghỉ hưởng chế độ mất sức. Do vậy, khi bố bạn mất, tỷ lệ suy giảm sức lao động là 41% nên người thân sẽ không được hưởng chế độ tuất bệnh binh. Quyết định của sở LĐTBXH Thái Bình như vậy là đúng.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ.