Kính gửi Luật Minh Khuê! Tôi có đọc được văn bản như sau: "Điều 7. Đối tượng được miễn học phí* 1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng." *"Mục 7: BỆNH BINH* *Điều 23* 1. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh" thuộc một trong các trường hợp sau đây: đ) Làm nghĩa vụ quốc tế; " Tôi xin hỏi 2 câu:

Câu 1: Tôi hiện là sinh viên năm 3 trường ĐH công lập ở Tp Hồ Chí Minh. Tôi là con bệnh binh hạng 2 (thẻ chứng nhận bệnh binh vẫn còn giữ) nhưng vẫn không được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước do không thể xin giấy chứng nhận Bệnh binh ở phòng Lao động thương binh xã hội ở nơi cư trú ( huyện Cái Bè, Tiền Giang) do thẻ của ba tôi không có giá trị và không có giấy trợ cấp lương hàng tháng (Ba tôi không có giấy trợ cấp ấy hơn 10 năm nay do đi khám đã hết bệnh nên sẽ không trợ cấp nữa). Vì vậy 2 năm nay tôi không bổ sung đủ hồ sơ nên Nhà trường không miễn học phí.. Vậy hỏi Nhà trường và Phòng LĐ-TB & XH làm như vậy có đúng không?

Câu 2: Ngoài ra ba tôi từng phục vụ ở chiến trường Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế sau năm 1975 ( ba tôi bị bệnh trong thời gian này) . Vậy tôi có được miễn học phí trong trường hợp này không? Xin cảm ơn. (Chú thích: trong thời gian học 3 năm THPT, 4 năm THCS tôi vẫn xin được giấy chứng nhận ở Phòng LĐ-TB & XH và được miễn học phí).

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của công ty Luật Minh Khuê.

Bệnh binh mất sức 61% được hưởng chế độ gì?

Tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài, gọi : 1900.6162

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn pháp luật của công ty Luật Minh Khuê. Chúng tôi xin được chia buồn với bạn và gia đình bạn. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý

Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội : Ưu đãi người có công với cách mạng

Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH về cơ chế thu, quản lý học phí và chính sách miễn giảm, học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021

Nội dung tư vấn:

Câu 1: 

Ba bạn hơn 10 năm nay do đi khám đã hết bệnh nên sẽ không được trợ cấp nữa. Do đó, bạn không thể xin giấy chứng nhận Bệnh binh ở phòng Lao động thương binh xã hội ở nơi cư trú ( huyện Cái Bè, Tiền Giang) do thẻ của ba tôi không có giá trị và không có giấy trợ cấp lương hàng tháng. Lý do không cấp giấy chứng nhận bệnh binh của Phòng Lao động thương binh và xã hội là hợp lý. 

Vì bạn không xin được giấy chứng nhận bệnh binh nên nhà trường không có căn cứ xét miễn giảm học phí. Khi làm hồ sơ xét duyệt đây là một căn cứ quan trọng. Do đó, hai năm học ở trường mà bạn không được hưởng chế độ trên không phải do sai sót từ phía nhà trường.

Câu 2:

Theo Khoản 2 Điều 25 Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 quy định:

"4. Con của bệnh binh được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo".

 Ngoài ra ba bạn từng phục vụ ở chiến trường Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế sau năm 1975 (bị bệnh trong thời gian này) . Vậy tôi được miễn học phí trong trường hợp này. 

Bạn sẽ được hưởng chế độ ưu đãi theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH. Cụ thể:

Về phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Điểm c và Điểm d Khoản 3 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH:

"c) Phòng lao động - thương binh và xã hội chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vàgiáo dục đại học.

Trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học nơi học sinh, sinh viên đang học gửi thông báo để phòng lao động - thương binh và xã hội dừng thực hiện chi trả. Khi học sinh, sinh viên được nhập học lại sau khi hết thời hạn kỷ luật, theo xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thì phòng lao động - thương binh và xã hội tiếp tục thực hiện chi trả. Thời gian học lưu ban, học lại, ngừng học, học bổ sung sẽ không được tính để chi trả tiền cấp bù miễn, giảm học phí;

d) Kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập được cấp không quá 9 tháng/năm học (đối với học sinh mầm non và phổ thông), 10 tháng/năm học (đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giáo dục đại học) và thực hiện 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả 4 tháng (đối với học sinh mầm non và phổ thông), 5 tháng (đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học) vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4".

Phòng lao động - thương binh và xã hội cấp huyện căn cứ mức trần học phí của chương trình đại trà tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư tương ứng với từng ngành, nghề đào tạo được quy định tại Nghị định 86 và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập và thuộc các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư liên tịch này) thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật dân sự.