1. Giao dịch trung gian là gì? 

Những năm gần đây, khi công nghệ hiện đại phát triển nhanh chóng, con người có những thói quen mới trong các hoạt động hằng ngày và nổi bật là giao dịch mua bán. Vậy công nghệ hiện đại đã làm thay đổi hay làm xuất hiện thêm hình thức giao dịch mới nào? Đó chính là hình như mua bán và trao đổi hàng hoá online. Ở giai đoạn đầu, hình thức mua sắm online còn gặp nhiều khó khăn và còn lạ lẫm. Đặc biệt là việc thay đổi thói quen giao dịch từ trực tiếp chuyển sang online của phần lớn người dân.

Cho đến khi sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Sendo… cùng rất nhiều trang web tích hợp mua sắm trực tuyến ra đời. Điều này đã tạo được sự ảnh hưởng dẫn tới thay đổi vô cùng lớn thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Những doanh nghiệp, những sàn giao dịch thương mại điện tử này trở thành một địa điểm đáng tin cậy, là trung gian liên kết người mua và người bán trực tuyến. Từ đó, giao dịch trung gian trở thành hình thức cần có và ngày càng phát triển.

Giao dịch trung gian tiếng Anh là Intermediary Transactions được hiểu là hình thức giao dịch ngoài chủ thể hai bên còn có sự tham gia của bên thứ ba. Người thứ ba trung gian có nhiệm vụ cài đặt các mối quan hệ, thỏa thuận các điều kiện mua bán và hình thức xảy ra hoạt động mua bán, cách thức thanh toán. Ngoài ra có thể hiểu giao dịch trung gian là giao dịch diễn ra dưới sự góp mặt của một người mà người đấy được mọi người tin cậy, đứng giữa hai chủ thể giao dịch bảo đảm cho giao dịch được diễn ra an toàn, không xảy ra trạng thái lừa dối, gian lận.

 

2. Đặc điểm của giao dịch trung gian 

Giao dịch trung gian có bản chất là một hoạt động thương mại với chủ thể được bên thuê cấp quyền tham gia xác lập và thực hiện giao dịch với bên thứ hai nhằm đem đến các lợi ích cho bên thuê và nhận được thù lao. Chủ thể này có tư cách pháp lý tự do và độc lập với bên thứ hai.

Giao dịch trung gian hoạt động tồn tại song song với hai nhóm quan hệ, cụ thể đó là:

  • Quan hệ giữa bên thuê và bên trung gian thực hiện dịch vụ.
  • Quan hệ giữa bên trung gian dịch vụ và bên thứ hai.

Các giao dịch nêu trên sẽ hoạt động tùy vào hình thức hợp đồng.

 

3. Các hình thức giao dịch trung gian phổ biến

Ở Việt Nam, hoạt động trung gian thương mại được xác định là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định. Luật Thương mại năm 2005 thừa nhận những hình thức trung gian thương mại sau: hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hoá và đại lí thương mại. 

 

3.1 Đại diện cho thương nhân

Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Quan hệ đại diện có thể được thiết lập trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và bao gồm hai loại: Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Trong hoạt động thương mại, đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy quyền (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thủ lao về việc đại diện.

Từ quy định của BLDS năm 2015 và LTM năm 2005 có thể khẳng định đại diện cho thương nhân là một dạng của đại diện theo ủy quyền được thực hiện trong hoạt động thương mại.

>> Xem thêm: Đại diện cho thương nhân là gì? Đặc điểm đại diện cho thương nhân

 

3.2 Môi giới thương mại

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, môi giới được hiểu là người làm trung gian để cho hai bên tiếp xúc, giao thiệp với nhau. Tương tự với cách hiểu thông thường về môi giới, Điều 150 LTM năm 2005 đã định nghĩa môi giới thương mại như sau:

“Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới".

>> Xem chi tiết: Môi giới thương mại là gì? Quy định của pháp luật về môi giới thương mại

 

3.3 Ủy thác mua bán hàng hoá

Ủy thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác (Điều 155 LTM năm 2005). Xem chi tiết: Ủy thác mua bán hàng hóa là gì ? Quyền và nghĩa vụ các bên khi ủy thác mua bán hàng hóa

 

3.4 Đại lí thương mại

Đại lí thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lí và bên đại lí thỏa thuận việc bên đại lí nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lí hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lí cho khách hàng để hưởng thù lao.

Đại li thương mại bao gồm các hình thức sau:

- Đại li bao tiêu là hình thức đại lí mà bên đại lí thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lí. Trong hình thức đại lí này, bên giao đại lí ấn định giá giao đại li, bên đại li quyết định giá bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, do đó, thù lao mà bên đại li được hưởng là mức chênh lệch giá giữa giả mua, giá bán thực tế so với giá mua, giá bán do bên giao đại li quy định.

- Đại lí độc quyền là hình thức đại lí mà tại một khu vực địa lí nhất định bên giao đại lí chỉ giao cho một đại lí mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một số loại dịch vụ nhất định.

- Tổng đại li mua bán hàng hoả, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lí mà bên đại lí tổ chức một hệ thống đại lí trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lí. Tổng đại lí là đối tác trực tiếp của bên giao đại li. Tổng đại lí đại diện cho hệ thống đại li trực thuộc. Các đại lí trực thuộc hoạt động dưới sự quản lí của tổng đại lí và với danh nghĩa của tổng đại lí.

- Các hình thức đại li khác mà các bên thỏa thuận. Các bên tham gia quan hệ đại lí có thể thỏa thuận các hình thức đại lí khác như: đại lí hoa hồng, đại lí bảo đảm thanh toán v.v..

>> Xem chi tiết tại: Đại lý thương mại là gì ? Đặc điểm và các hình thức của đại lý thương mại

 

4. Giao dịch trung gian có thuận lợi và khó khăn gì?

4.1 Thuận lợi

Người trung gian có sự am hiểu đối với thị trường, sự am hiểu nhất định đối với những quy định của pháp luật, của tập quán buôn bán, thủ tục của quá trình mua bán tại địa phương thì sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, hạn chế được rủi ro xuống mức thấp nhất.

Người ủy thác sẽ không cần phải bỏ ra sự đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, giảm bớt được các khoản chi phí trung gian nhờ vào hệ thống có sẵn của trung gian.

 

4.2 Khó khăn

Nhược điểm tồn tại ở đây là công ty sẽ không có được sự liên hệ trực tiếp đối với khách hàng của mình và đối với thị trường nên tốc độ phản ứng sẽ chậm khi đứng trước sự cạnh tranh. Vốn thường sẽ bị chiếm dụng, lợi nhuận cùng theo đó mà bị san sẻ, bị yêu sách khi mà các nhà đại lý, trung gian bán được hàng hóa.

Để cho quá trình giao dịch trung gian diễn ra an toàn và đảm bảo tốt, bạn nên chú ý một số chi tiết sau:

- Xác định và đảm bảo rằng bên thứ ba người trung gian có uy tín, không gian lận.

- Quá trình giao dịch thường sẽ được thực hiện theo thứ tự sau: Bên mua chuyển tiền cho bên trung gian -> Bên trung gian xác nhận -> Bên trung gian chuyển tiền cho bên bán -> Hoàn thành giao dịch.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Luật Minh Khuê liên quan đến vấn đề: Giao dịch trung gian là gì? Các hình thức giao dịch trung gian phổ biến. Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.6162 hoặc gửi yêu cầu tư vấn qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê.