1. Công ước EFTA

Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade Association - EFTA) được thành lập ngày 3.5.1960 như một khối mậu dịch khác cho các nước châu Âu, do không đủ khả năng hoặc chọn không gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) thời đó (nay là Liên minh châu Âu (EU)).

Hiệp ước EFTA được ký ngày 4.1.1960 tại Stockholm bởi 7 nước bên ngoài (Cộng đồng kinh tế châu Âu thời đó). Ngày nay chỉ còn Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Liechtenstein vẫn còn là hội viên của EFTA (trong đó Na Uy và Thụy Sĩ là các hội viên sáng lập). Sau đó Hiệp ước Stockholm được thay thế bằng Hiệp ước Vaduz.

Hiệp ước này cho phép tự do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên. Ba nước hội viên EFTA là thành phần của Thị trường chung Liên minh châu Âu thông qua Thỏa ước về Khu vực kinh tế châu Âu (EEA), có hiệu lực từ năm 1994. Nước hội viên thứ tư của EFTA – Thụy Sĩ - chọn ký kết một thỏa ước song phương với Liên minh châu Âu. Ngoài ra, các nước EFTA cũng ký chung các thỏa hiệp mậu dịch tự do với nhiều nước khác.

Năm 1999 Thụy Sĩ ký một bộ thỏa hiệp song phương với Liên minh châu Âu bao trùm nhiều lãnh vực, trong đó có sự phá bỏ các hàng rào cản trở buôn bán như việc di chuyển nhân công cùng vận tải hàng hóa và kỹ thuật giữa đôi bên. Sự tiến triển này thúc đẩy các nước EFTA hiện đại hóa Hiệp ước của mình để bảo đảm là sẽ tiếp tục tạo ra một khuôn khổ đầy thành công cho việc mở rộng và tự do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên và với thế giới. Các nước hội viên sáng lập EFTA là Áo, Đan Mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Thụy SĩVương quốc Anh. Trong thập niên 1960 các nước này thường được ám chỉ là 7 nước bên ngoài, đối lập với 6 nước bên trong của Cộng đồng kinh tế châu Âu thời đó. Phần Lan trở thành hội viên hợp tác năm 1961 (trở thành hội viên hoàn toàn năm 1986), và Iceland gia nhập năm 1970. Vương quốc Anh và Đan Mạch gia nhập Cộng đồng châu Âu năm 1973 (cùng với Ireland), và vì thế không còn là hội viên của EFTA. Bồ Đào Nha cũng lìa bỏ EFTA để gia nhập Cộng đồng châu Âu năm 1986. Liechtenstein gia nhập EFTA năm 1991 (trước đây quyền lợi của nước này trong EFTA được Thụy Sĩ đại diện). Cuối cùng, Áo, Thụy Điển và Phần Lan cũng gia nhập Liên minh châu Âu năm 1995 và vì thế ngưng chức hội viên của EFTA.

EFTA được điều hành bởi Hội đồng EFTA và do Nha thư ký EFTA thi hành. Ngoài ra, liên quan với Thỏa ước Khu vực kinh tế châu Âu năm 1992, có 2 tổ chức khác của EFTA, đã được thành lập: Cơ quan giám sát EFTA và Tòa án EFTA.

2. Vấn đề liên quan đến EFTA

Như đã nói ở trên, Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade Association - EFTA) được thành lập ngày 3.5.1960 như một khối mậu dịch khác cho các nước châu Âu, do không đủ khả năng hoặc chọn không gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) thời đó (nay là Liên minh châu Âu (EU)).

Các điều khoản của Công ước EFTA áp dụng chủ yếu cho toàn bộ sản phẩm công nghiệp, bao gồm cá và các hải sản khác. Có một số quy định đặc biệt áp dụng cho hàng hóa chế biến từ nguyên liệu nông sản và nông sản.

Các Điều 3 và 8 đề cập tới việc bãi bỏ thuế xuất nhập khẩu. Việc bãi bỏ được chia thành nhiều giai đoạn: thuế xuất kkẩu vào năm 1962 và thuế nhập khẩu vào năm 1966. Điều 6 quy định rằng lệ phí tài chính áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu sẽ không đạt được việc bảo hộ một cách có hiệu quả các sản phẩm nội địa tương tự hoặc có thể thay thế được, trong khi đó Điều 10 và 11 đề ra việc bãi bỏ những hạn chế định lượng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể lại có những ngoại lệ cho các quy định này.

Theo Điều 26, cá và hải sản khác là những mặt hàng được tự do buôn bán trong EFTA. Sự mở rộng của Công ước đối với những sản phẩm này được thực hiện vào năm 1990 sau một vài lần thử nghiệm. Trao đôi buôn bán những mặt hàng này không những được miễn thuế mà còn tuân theo một số quy định chung khác của Công ước EFTA, đặc biệt là sự cạnh tranh và cấc quy định về viện trợ Nhà nước.

Như đã nêu trên, buôn bán hàng hoá chế biến từ nguyên liệu nông sản và các mặt hàng nông nghiệp được nêu trong Phụ lục D và tuân theo các quy định đặc biệt sẽ được đề cập chi tiết hon trong một chưong khấc của sách này. Mục tiêu của các quy định này là loại trừ yếu tố công nghiệp trong thuế nhập khẩu đối vói các hàng hoá đó trong khi yếu tó nông nghiệp vẫn được duy trì như là một yếu tố được bảo hộ. Việc sắp xếp hỗn hợp này là sự thừa nhận một thực tế rằng các nước tham gia EFTA tiếp tục giữ chính sách độc lập trong lĩnh vực nông nghiệp.

Để tự do hoá buôn bán nông sản, các Nhà nước EFTA quyết định dựa vào những hiệp định song phương trong đó sự nhượng bộ về thuế quan sẽ được áp dụng có lợi cho tất cả các Nhà nước Thành viên.

3. Quan hệ thương mại Việt Nam với Khối EFTA

Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và khối EFTA vẫn còn ở mức khiêm tốn, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – EFTA năm 2012 đạt khoảng 1 tỷ USD – chiếm 0,23% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, trong đó Việt Nam có kim ngạch thương mại cao nhất với Thuỵ Sỹ (kim ngạch hai chiều đạt 794 triệu USD năm 2012), ở mức thấp với Nauy (kim ngạch hai chiều đạt 257 triệu USD năm 2012) và rất thấp với Iceland và Liechtenstein (kim ngạch hai chiều với Iceland chỉ khoảng 2,5 triệu USD năm 2012).

Về diện mặt hàng, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các nước thành viên EFTA hàng thuỷ sản, cà phê, hạt điều, sản phẩm từ chất dẻo, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt may, giầy dép, sản phẩm từ sắt thép, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, … và nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm cơ khí, thiết bị viễn thông, phương tiện giao thông, hoá chất, phân bón, chất dẻo.

4. Khái quát Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hiệp hội Thương mại tự do Châu Âu (EFTA)

Ý tưởng hình thành FTA giữa Việt Nam-Thuỵ Sỹ và sau này được mở rộng thành FTA Việt Nam-EFTA được lãnh đạo cấp cao của hai Bên trao đổi từ năm 2009. Tháng 5/2010, hai Bên chính thức thành lập Nhóm nghiên cứu hỗn hợp nhằm xây dựng báo cáo tổng hợp về quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư phục vụ việc đánh giá cơ hội và thách thức từ việc đàm phán và hình thành FTA Việt Nam-EFTA.

Ngày 21/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 1327/VPCP-HTQT chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành các công việc chuẩn bị và thủ tục đối ngoại cần thiết để khởi động đàm phán FTA giữa Việt Nam và Khối EFTA vào quý I/2012. Cho tới nay, đàm phán Hiệp định FTA Việt Nam-EFTA đã trải qua 16 phiên đàm phán, nhưng do cách tiếp cận ban đầu của hai bên có nhiều khác biệt, do đó, hai bên không thể đạt được kết quả như mong muốn là kết thúc đàm phán trong năm 2014 .

Về diện mặt hàng, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các nước thành viên EFTA hàng thuỷ sản, cà phê, hạt điều, sản phẩm từ chất dẻo, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt may, giầy dép, sản phẩm từ sắt thép, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, … và nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm cơ khí, thiết bị viễn thông, phương tiện giao thông, hoá chất, phân bón, chất dẻo.

Việt Nam có kim ngạch thương mại đáng kể với Thụy Sỹ (kim ngạch 2 chiều năm 2012 đạt khoảng 1 tỷ USD – chiếm 0,23% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, đến năm 2017 con số này giảm chỉ đạt 841 triệu USD), trong khi ở mức thấp với Nauy (kim ngạch hai chiều đạt 257 triệu USD năm 2012, đến năm 2017 con số này là 355 triệu USD) và rất nhỏ với Iceland và Liechtenstein (kim ngạch hai chiều với Iceland chỉ khoảng 2,5 triệu USD năm 2012, năm 2017 là 7,5 triệu USD; kim ngạch 2 chiều năm 2017 với Liechtenstein đạt 30,5 triệu USD).

5. FTA Việt Nam và EFTA

FTA giữa Việt Nam và Khối thương mại tự do châu Âu EFTA bao gồm 4 nước Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein có thể kết thúc trong năm 2021, khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1971 - 2021).

Thông tin này được bà Lê Linh Lan, đại sứ Việt Nam tại Thụy Sĩ, cho biết tại hội thảo trực tuyến "Tiêu điểm thị trường: Việt Nam" do Hội Nhịp cầu kinh doanh Việt Nam - Thụy Sĩ (SVBG) tổ chức chiều ngày 2-3.

Từ năm 2012, Việt Nam và Khối thương mại tự do châu Âu EFTA bao gồm 4 nước Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein chính thức đàm phán FTA. Tiến trình đàm phán gặp nhiều vướng mắc, trong đó chủ yếu liên quan đến các nội dung quyền sở hữu trí tuệ, tài chính công...

Hiện hai bên đang đẩy nhanh tiến trình đàm phán FTA để kỳ vọng sớm hoàn tất việc ký kết hiệp định trong năm 2021 khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1971 - 2021).

Theo đại sứ Lê Linh Lan, một khi hiệp định được ký kết sẽ có rất nhiều điều kiện, lợi thế ở Việt Nam mà nhà đầu tư Thụy Sĩ tận dụng để phát triển hoạt động kinh doanh, đầu tư.

Các nhà đầu tư khi đến Việt Nam có thể được hưởng lợi từ 15 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết và đang có hiệu lực như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP… Do đó, cơ hội và tiềm năng hợp tác kinh tế giữa hai nước thời gian tới còn rất lớn.

Thụy Sĩ cũng là đối tác thương mại quan trọng và là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ 6 tại Việt Nam với tổng đầu tư khoảng 2,058 tỉ USD, tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện lực.

Hiện có khoảng 100 doanh nghiệp, tập đoàn tên tuổi lớn của Thụy Sĩ như Nestlé, Novatis, Roche (dược phẩm), Holcim (xi măng), ABB (thiết bị điện...) đang hoạt động ở Việt Nam.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kim ngạch giao thương giữa hai quốc gia có giảm nhẹ trong năm 2020 sau khi đạt mức 3,6 tỉ USD năm 2019.

Theo các chuyên gia, sau làn sóng các tập đoàn lớn, dòng vốn đầu tư từ Thụy Sĩ vào Việt Nam thời gian tới sẽ đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và công nghệ...

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).