1. Thế nào là đơn khởi kiện?
Đơn khởi kiện là một văn bản chính thức được người viết đơn nộp tới toà án nhằm khởi kiện một vụ việc để giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Có rất nhiều loại đơn khởi kiện khác nhau tùy thuộc vào loại tranh chấp mà người khởi kiện mong muốn, một số loại đơn khởi kiện có thể kể tới như:
- Đơn khởi kiện dân sự: được sử dụng trong các tranh chấp dân sự như tranh chấp hợp đồng, tranh chấp tài sản, tranh chấp lao động, tranh chấp gia đình, tranh chấp di sản và các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích dân sự
- Đơn khởi kiện hành chính: được sử dụng để tranh chấp các quyết định hành chính của cơ quan như gian lận, vi phạm quyền của công dân, vi phạm luật pháp và các vấn đề các liên quan đến quyền và lợi ích của cá nhân hoặc tổ chức
- Đơn khởi kiện lao động: được sử dụng trong các tranh chấp lao động như tranh chấp hợp đồng lao động, tranh chấp tiền lương, tranh chấp quyền lợi lao động và các vấn đề khác
- Đơn khởi kiện hình sự được sử dụng khi có vi phạm pháp luật hình sự xảy ra như tội phạm và các vấn đề liên quan khác
Một số trường hợp thường gặp cần viết đơn khởi kiện như
- Tranh chấp hợp đồng: khi có tranh chấp liên quan đến việc thực hiện chấm dứt hoặc vi phạm các điều khoản trong hợp đồng
- Tranh chấp tài sản: khi có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu quyền sử dụng quyền khai thác hoặc quyền kiểm soát tài sản
- Tranh chấp lao động: khi có tranh chấp liên quan đến quyền lợi lao động tiền lương chế độ làm việc giải quyết lao động và các vấn đề khác trong lĩnh vực lao động
- Tranh chấp gia đình: khi có tranh chấp về quyền và lợi ích trong mối quan hệ gia đình như ly hôn, chăm sóc con cái, phân chia tài sản gia đình và các vấn đề liên quan
- Vi phạm hành chính: khi bị cơ quan hành chính vi phạm quyền và lợi ích của cá nhân hoặc tổ chức như vi phạm quyền công dân quyền kinh doanh quyền sở hữu trí tuệ và các quyền .
2. Hình thức và nội dung của đơn khởi kiện
Người làm đơn khởi kiện là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Trường hợp cá nhân là người chưa thành niên người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Trường hợp cá nhân không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể ký tên hoặc điểm chỉ có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Cơ quan tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan tổ chức có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
Nội dung hình thức của đơn khởi kiện được quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Cụ thể nội dung đơn khởi kiện phải đáp ứng được các phần:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện
- Tên tòa án nhận đơn khởi kiện
- Tên nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện nếu là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan tổ chức, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử
- Tên cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan tổ chức
- Tên nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan tổ chức. Trường hợp không rõ nơi cư trú làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú là việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện
- Tên nơi làm việc của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là cơ quan tổ chức
- Quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm những vấn đề cụ thể
- Yêu cầu toà án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng
- Danh mục tài liệu chứng cứ kèm theo. Trong trường hợp lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện phải nộp tài liệu chứng cứ hiện có để chứng minh quyền lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Như vậy một số yêu cầu cơ bản cần có trong một đơn khởi kiện đó là:
- Địa chỉ và thông tin liên lạc của người khởi kiện bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và thông tin khác liên quan đến việc liên lạc với người khởi kiện
- Tên và địa chỉ của cơ quan tòa án
- Tên và địa chỉ của bị đơn: Đây là thông tin về cá nhân tổ chức hoặc cơ quan mà người khởi kiện muốn đưa ra yêu cầu giải quyết tranh chấp
- Mô tả chi tiết vụ việc: người khởi kiện cần trình bày một cách chi tiết và rõ ràng vụ việc mà họ muốn toàn giải quyết. Thông tin này nên bao gồm các sự kiện, hành vi, hợp đồng và bằng chứng liên quan đến tranh chấp
- Yêu cầu và lý do khởi kiện: người khởi kiện cần nêu rõ yêu cầu của mình và lý do tại sao họ tin rằng yêu cầu đó phải được giải quyết thông qua tòa án
- Bằng chứng: đơn khởi kiện nên kèm theo các bằng chứng như hợp đồng, giấy tờ, hình ảnh, âm thanh, video hoặc tài liệu khác liên quan đến vụ việc
- Các yêu cầu khác: người khởi kiện có thể đưa ra các yêu cầu khác những yêu cầu bảo mật thông tin yêu cầu bổ sung bằng chứng hoặc yêu cầu thụ lý vụ án bởi một tòa án cụ thể
Sau khi hoàn thiện đơn thực hiện cần được người khởi kiện ký xác nhận và nộp thuế, cơ quan tòa án có thẩm quyền quá trình giải quyết vụ án sẽ tuân thủ theo quy trình và thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự tùy thuộc vào loại tranh chấp mà người khởi kiện đang khởi kiện.
3. Một số lưu ý khi viết đơn khởi kiện
Khi viết đơn khởi kiện có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo đơn khởi kiện của bạn được hiệu quả và chính xác, một số lưu ý quan trọng đó là:
- Nắm vững quy định pháp luật: trước khi viết đơn khởi kiện hãy nghiên cứu và nắm vững các quy định pháp luật liên quan đến loại vụ việc và Tòa án bạn muốn khởi kiện. Điều này đảm bảo đơn khởi kiện của bạn tuân thủ đúng quy trình và yêu cầu pháp lý
- Cung cấp thông tin chi tiết: trình bày vụ việc một cách chi tiết và rõ ràng mô tả các sự kiện, hành vi, thời gia,n địa điểm và các bằng chứng liên quan đến tranh chấp. Điều này giúp tòa án hiểu rõ tình huống và đưa ra các quyết định chính xác
- Sử dụng ngôn ngữ pháp lý chính xác: viết đơn khởi kiện bằng ngôn ngữ pháp lý chính xác và dễ hiểu tránh sử dụng ngôn từ không phù hợp, không chính xác hoặc mập mờ để tránh gây hiểu lầm hoặc sai lệch trong quá trình xem xét
- Đưa ra yêu cầu cụ thể: trong đơn khởi kiện cần ghi rõ ràng cụ thể những yêu cầu của bạn đặt ra mục tiêu và kỳ vọng bởi việc giải quyết tranh chấp
- Bằng chứng đảm bảo đi kèm: Các bằng chứng liên quan như hợp đồng giấy tờ, hình ảnh, âm thanh hoặc video để chứng minh những gì bạn đang khẳng định trong đơn khởi kiện
- Kiểm tra và chứng thực: trước khi nộp đơn khởi kiện hãy kiểm tra lại toàn bộ nội dung và đảm bảo rằng tất cả các thông tin và yêu cầu đều chính xác. Nếu cần hãy tham khảo luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để kiểm tra và chứng thực đơn thực hiện của bạn
- Thời gian nộp đơn: Chú ý thời gian nộp đơn thực hiện theo quy định của pháp luật, điều này giúp tránh việc đơn thực hiện bị từ chối do quá hạn
Để tìm hiểu thêm về vấn đề trên bạn đọc có thể tham khảo bài viết Mẫu đơn khởi kiện mới nhất và cách viết đơn khởi kiện của luật Minh Khuê.
Trên đây là bài viết về nội dung, hình thức của đơn khởi kiện luật Minh Khuê xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng bài viết trên là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ tổng đài 19006162 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp hoặc gửi yêu cầu về địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.