Mục lục bài viết
1. Thời hạn giải quyết đơn khởi kiện đòi nợ?
Hiện nay gia đình tôi chưa có tiền để trả công ty. Hôm qua 3/6/2015 gia đình tôi có nhận được giấy thông báo nếu đến hết ngày 10/6/2015 gia đình tôi không trả hết số nợ công ty sẽ nộp đơn khởi kiện sang bên Công an để giải quyết.
Tôi muốn hỏi Luật sư: Nếu công ty nộp đơn khởi kiện, thì trong thời gian bao lâu sẽ giải quyết? Gia đình tôi hiện nay rất khó khăn, làm thế nào bây giờ ạ?
Mong luật sư tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn!
Người gửi: T.H
>> Luật sư tư vấn luật dân sự gọi số:1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về Thủ tục nhận đơn khởi kiện thì:
Điều 191. Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện1. Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.4. Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Nếu công ty nộp đơn khởi kiện mà thiếu một số nội dung quy định thì Tòa án có thể yêu cầu bổ sung đơn khởi kiện. Thời hạn này có thể kéo dài không quá 15 ngày.
Điều 193. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện1. Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật này thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng; trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Văn bản thông báo có thể được giao trực tiếp, gửi trực tuyến hoặc gửi cho người khởi kiện qua dịch vụ bưu chính và phải ghi chú vào sổ nhận đơn để theo dõi. Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện.2. Trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật này thì Thẩm phán tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
Theo quy định tại Điều 195, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thụ lý vụ án
Điều 195. Thụ lý vụ án1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.2. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.3. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.4. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Như vậy, khi đơn được nộp đã có đủ tài liệu, giấy tờ kèm theo thì Tòa án sẽ thụ lí vụ án ngay sau khi công ty nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
Tiếp đó, đến thời hạn chuẩn bị xét xử thì theo điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định như sau:
Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;b) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;c) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;d) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;đ) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;e) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;g) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.
Tóm lại, thời hạn từ sau khi nộp đơn đến thời hạn Tòa án giải quyết còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như trên. Vì thế, không thể dự liệu chính xác được sau bao lâu Tòa án sẽ giải quyết. Bạn có thể dựa vào những thời hạn trên để có những tính toán cho phù hợp.
Bạn có thể thỏa thuận với công ty gia hạn thêm thời hạn trả nợ cho bạn. Vì nếu ra Tòa, bạn có thể bị áp dụng các biện pháp đảm bảo thi hành án và nhiều chi phí khác.
2. Luật sư tư vấn có nên khởi kiện đòi nợ hay không?
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi:1900.6162
Trả lời:
Căn cứ Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản quy định như sau:
Điều 463. Hợp đồng vay tài sảnHợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Như vậy, giấy vay tiền được lập giữa bạn và bên vay, không có vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và có chữ kí của hai bên thì hoàn toàn hợp pháp. Bạn không nói rõ thời hạn cho vay là bao lâu, nhưng đã hết thời hạn mà bên kia không trả tiền và chỉ đồng ý trả mỗi tháng 10 triệu nhưng không trả lãi thì 2 bên có thể thương lượng về thời hạn trả tiền cũng như lãi suất. Trong trường hợp không thương lượng được bạn có thể làm đơn kiện, giấy viết tay về việc vay nợ giữa hai bên là cơ sở để Tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn.
3. Cách khởi kiện dân sự về vấn đề đòi nợ?
Trả lời:
Đối với việc cho vay nợ hiện nay, bên vay có hành vi không trả nợ khi hết hạn nợ thì bạn có quyền khởi kiện ra tòa án cấp huyện
Căn cứ quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Thủ tục khởi kiện đòi nợ tiền bán hàng thực hiện như thế nào?
Trả lời:
1. Xem xét vụ việc còn trong thời hiệu khởi kiện hay không?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 429 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì
Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồngThời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Trong trường hợp vụ việc đã quá thời hạn thì đương sự cần lưu ý đến trường thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện theo quy định
2. Thẩm quyền khởi kiện tào án?
Căn cứ theo Bộ luật tô tụng dân sự 2015 thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài. Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.
3. Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện (Bạn có thể lên trang web: Luatminhkhue.vn để tải mẫu đơn khởi kiện )
- Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác.
- Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn
- Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện
- Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).
3. Thủ tục giải quyết đòi nợ tại tòa án
3.1.Thủ tục thụ lý vụ án
Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng Đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.
5. Thủ tục kiện đòi nợ của quỹ tín dụng?
Theo tôi được biết là chị tôi không vay hay ký bất cứ giấy tờ vay vốn nào ở quỹ tín dụng này cả, không biết có phải do ba tôi khai khống để vay tiền hay không thì tôi cũng không rõ. Hợp đồng vay của chị tôi là 30tr, trong đó đã được tôi trả 1 nửa, khi tôi trả nợ thì quỹ tín dụng nói sẽ không thu lãi, đến nay lại đòi thu lãi.
Vậy theo luật sư việc đòi nợ của quỹ tín dụng là đúng hay sai ? Và hợp đồng của chị tôi giải quyết như thế nào ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: L.T.N
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Về hiệu lực của hợp đồng vay vốn
Theo như thông tin bạn cung cấp, chị bạn không vay hay ký bất kỳ giấy tờ vay vốn tại quỹ tín dụng phường nhưng vẫn có hợp đồng vay vốn của chị bạn tại quỹ tín dụng trên nên hợp đồng này vay vốn này sẽ bị vô hiệu do lừa dối theo quy định tại điều 127 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa:
Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng épKhi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
Về hành vi đòi nợ của quỹ tín dụng: Vì hợp đồng vay vốn của chị bạn đã bị vô hiệu theo những phân tích ở trên nên quỹ tín dụng không có quyền yêu cầu chị bạn thanh toán hợp đồng vay vốn mang tên chị của bạn.