Mục lục bài viết
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và đưa ra hướng trả lời như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Hóa đơn là gì?
Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận. Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật (theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC).
Khi lập hóa đơn phải có các nội dung sau:
- Tên loại hóa đơn;
- Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn;
- Tên liên hóa đơn;
- Số thứ tự hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
- Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ;
- Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn;
- Tên tổ chức nhận in hóa đơn.
Lưu ý: Một số trường hợp ngoại lệ không cần đầy đủ các nội dung trên.
Xem chi tiết tại: Những nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo Thông tư 39.
Phân loại hóa đơn
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC) hóa đơn bao gồm các loại sau:
1. Hóa đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
2. Hóa đơn bán hàng
Hóa đơn bán hàng được dùng cho các đối tượng sau:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Ví dụ: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa và bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
3. Hóa đơn khác gồm: Tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
4. Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Hình thức hóa đơn
Hiện nay, hóa đơn được thể hiện dưới 03 hình thức sau:
1. Hóa đơn tự in
Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
2. Hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Hóa đơn điện tử gồm 02 loại:
- Hóa đơn không có mã của cơ quan thuế: Do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
- Hóa đơn có mã của cơ quan thuế: Được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
3. Hóa đơn đặt in
Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.
Khái niệm chung về chế độ thủ trưởng
Chế độ thủ trưởng được hiểu là chế độ lãnh đạo, làm việc trong đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức có toàn quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức do mình quản lí.
Chế độ thủ trưởng thường được áp dụng trong cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn (bộ, cơ quan ngang bộ) hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân (sở, phòng, ban, ngành). Bộ trưởng, giám đốc sở, trưởng phòng... là những người có toàn quyền tự quyết định mọi vấn để liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức và chịu trách nhiệm trước cấp trên về quyết định của mình.
2. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước
“Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước” là thuật ngữ dùng để chỉ thiết chế giữ vị trí pháp lý cao nhất trong cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý hoạt động của cơ quan. Chủ thể này có nghĩa vụ và quyền cao nhất trong việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước cũng như chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mình đứng đầu. Vị trí pháp lý của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có những đặc điểm cơ bản: là vị trí mang tính pháp lý; hoạt động nhân danh nhà nước; chịu sự chi phối của quan hệ hành chính mang tính mệnh lệnh, thứ bậc; thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý đối với cơ quan hành chính nhà nước mình đứng đầu.
Cơ sở hình thành trách nhiệm rất phong phú. Tuy nhiên cơ sở hình thành trách nhiệm được phân loại thành hai loại chính đó là: những quy định của luật pháp, quy chế, thỏa thuận của tập thể, tổ chức, địa phương... và dư luận xã hội. Trách nhiệm của mỗi cá nhân luôn luôn gắn liền với kết quả, hiệu quả của công việc. Như vậy, nếu một cá nhân hoàn thành một công việc nhất định nhưng không đạt được yêu cầu đặt ra thì không được coi là đã hoàn thành công việc cũng như không hoàn thành trách nhiệm được giao. Điều này khẳng định rằng, bất kỳ công việc nào được đặt ra cũng phải được hoàn thành theo đúng (tức là bằng hoặc hơn) kết quả đã được ước tính trước, như vậy mới được coi là công việc đã hoàn thành.
Qua những phân tích trên có thể thấy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là những việc mà người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước nên làm, phải làm, được làm với kết quả tốt, nếu kết quả không tốt, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm. Căn cứ vào vị trí và vai trò của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là người có nghĩa vụ và quyền cao nhất trong tổ chức thực hiện các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nên trách nhiệm cũng gắn liền với nó mà trở nên nặng hơn.
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước gồm ba yếu tố cấu thành cơ bản là Nghĩa vụ, Quyền, và việc Chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền đó. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước mang tính xã hội sâu sắc. Trước hết, về mặt lợi ích, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm với toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đặc điểm này gắn liền với một nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp nước ta, đó là:
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân...” (Khoản 1, 2, Điều 2).
“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (khoản 3, Điều 2).
Thứ hai, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là thiết chế trách nhiệm cá nhân. Trên thực tế “trong hoạt động của lĩnh vực công, càng tập trung bao nhiêu và càng làm việc tập thể với nguyên tắc đa số để ban hành quyết định bao nhiêu, thì càng tạo cơ sở nhiều hơn cho sự ỷ lại và không chịu trách nhiệm cá nhân bấy nhiêu”. Bởi vậy, cần có sự đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Mặt khác, mọi vấn đề được quyết định một cách nhanh chóng, tinh thần trách nhiệm được đặt cao trong mỗi quyết sách sẽ tránh được phần lớn tranh luận, bàn cãi, gây ra quá nhiều ý kiến trái chiều và không thể giải quyết được vấn đề.
Thứ ba, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước mang tính bao quát cao. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm đối với hai nhóm chủ thể cơ bản đó chính là trách nhiệm đối với nội bộ và trách nhiệm đối với xã hội.
Trách nhiệm đối với nội bộ là trách nhiệm đối với hệ thống các cơ quan nhà nước gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Khi một nhiệm vụ không được hoàn thành, nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan hành chính liên quan bởi hệ thống các cơ quan hành chính nước ta là một thể thống nhất, khi có hành động nào đó làm sai trái sẽ ảnh hưởng tới các công việc của các cơ quan khác trong tổng thể hệ thống hành chính.
Trước hết trách nhiệm xã hội là sứ mệnh cơ bản của nhà nước. Bởi vậy, trách nhiệm xã hội của người đứng đầu được hiểu là sự cam kết ứng xử của người đứng đầu phù hợp với lợi ích của xã hội trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của xã hội, của người dân. Trách nhiệm xã hội hướng đến mục tiêu lớn nhất là lợi ích của người dân, của xã hội, vì sự phát triển bền vững, tốt đẹp của xã hội. Đây là loại hình trách nhiệm có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của nhân dân và mỗi cá nhân trong hoạt động hành chính nhà nước.
Trả lời câu hỏi của khách hàng
Theo tiết d khoản 2 điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định :
d) Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”
Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
Như vậy, trên thực tế luật đã quy định và hướng dẫn trong trường hợp thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền ký trên hóa đơn mà không có mặt tại đơn vị thì có quyền ủy quyền cho người bán ký và ghi rõ họ tên và đóng dấu treo của tổ chức vào góc trên bên trái của tờ hóa đơn là hóa đơn sử dụng hợp lệ kèm theo đó thì phải có văn bản ủy quyền của thủ trưởng cho người bán được phép ký.
Khi thủ trưởng đơn đi vắng có thể thực hiện thủ tục như sau để có thể xuất hóa đơn hợp lệ:
- Thứ nhất, thủ trưởng đơn vị lập giấy ủy quyền cho cá nhân khác được phép ký vào hóa đơn thì khi đó người nhận ủy quyền sẽ được phép ký vào vị trí của thủ trưởng và đóng dấu của công ty; cùng với đó phải gửi cho khách hàng bản ủy quyền để chứng minh cho việc ký là hợp lệ;
- Thứ hai, thủ trưởng lập giấy ủy quyền cho người bán được phép xuất hóa đơn và ký vào vị trí bán hàng đồng thời sử dụng dấu treo của công ty thì vị trí ký tại thủ trưởng bỏ trống. Như vậy, hóa đơn trong trường hợp này cũng là hợp lệ.
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về "Hóa đơn không có chữ ký của thủ trưởng có hợp lệ không ?" Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật thuế - Công ty luật Minh Khuê