Câu hỏi được biên tập từ Chuyên mục Tư vấn Luật Dân sự - Công ty Luật Minh Khuê
Luật Sư tư vấn Luật Dân sự gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với vấn đề mà bạn thắc mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý
Quyết định số 231/WTO/VB về Cơ chế của Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ
2. Nội dung tư vấn
Theo như quy định tại mục I Quyết định số 231/WTO/VB thì một trong những phương pháp mà các quốc gia thành viên áp dụng sử dụng trong các biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ là phương pháp "chọn - bỏ" và phương pháp "chọn - cho". Cụ thể,
Phương pháp "chọn - bỏ" (negative approach) là cam kết theo dạng "được làm tất cả những gì không bị hạn chế". Phương pháp "chọn - cho" (positive approach) là cam kết theo dạng "chỉ được làm những gì được phép làm".
WTO sử dụng phương pháp chọn - cho khi xác định phạm vi cam kết, tức là các dịch vụ được đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Theo đó, bên cam kết chỉ cam kết mở cửa thị trường cho các dịch vụ xuất hiện trong Biểu. Với những dịch vụ không xuất hiện trong Biểu, bên cam kết không có nghĩa vụ nào cả. Trong trường hợp của Việt Nam, những dịch vụ như quản lý bất động sản, in ấn, xuất bản v..v không xuất hiện trong Biểu cam kết dịch vụ. Điều đó có nghĩa là Việt Nam không cam kết gì cho những ngành này, ngoại trừ nghĩa vụ áp dụng các quy tắc chung của GATS.
Phương pháp chọn - bỏ được sử dụng khi đưa ra cam kết đối với các dịch vụ được đưa vào Biểu. Theo đó, bên cam kết sẽ liệt kê toàn bộ các biện pháp hạn chế áp dụng cho dịch vụ có liên quan. Ngoài các biện pháp này, sẽ không áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế nào khác. Nguyên tắc là như vậy nhưng một vài Thành viên WTO, khi đi vào từng ngành cụ thể, thỉnh thoảng vẫn áp dụng phương pháp chọn - cho. Vì vậy, hai cụm từ "không hạn chế, ngoại trừ" và "chưa cam kết, ngoại trừ" (được giải thích dưới đây) thường được đưa thêm vào Biểu để khẳng định phương pháp tiếp cận tại một phương thức cung cấp dịch vụ nào đó là chọn - bỏ hay chọn - cho.
Như vậy, đối với các biểu cam kết cụ thể về thương mại, dịch vụ thì các quốc gia thành viên của WTO sẽ chọn hạn chế về các lĩnh vực mà họ không muốn tham gia cam kết, và chọn không hạn chế đối với ngành nghề, lĩnh vực mà họ không muốn tham gia cam kết, ràng buộc. Việc các quốc gia thành viên thường chọn hạn chế về mở của thị trường và đãi ngộ quốc gia trong các biểu cam kết vì đây là một trong những lĩnh vực làm ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của quốc gia này. Bởi với mỗi nước thì có một lộ trình phát triển kinh tế riêng, lộ trình về quá trình mở cửa thị trường riêng. Họ cần phải có những nghiên cứu cụ thể về tình hình thị trường thì mới có quyết định mở cửa thị trường như thế nào, có những chính sách đãi ngộ với quốc gia nào trong từng thời điểm khác nhau. Vì vậy, nếu các quốc gia không chọn hạn chế các mục này, thì theo phương pháp chọn - bỏ như trên, họ sẽ phải thực hiện việc mở cửa thị trường hay chính sách đãi ngộ quốc gia sẽ phải thực hiện theo đúng như cam kết trong biểu cam kết. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ phát triển của các ngành sản xuất, kinh doanh khác trong nước, ảnh hưởng đến thu nhập từ thuế của quốc gia... Vì đây là một vấn đề quan trọng lớn đối với nền kinh tế của quốc gia, nên trong các biểu cam kết cụ thể, các quốc gia thành viên WTO thường chọn mục hạn chế.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.
Trân trọng ./.
Bộ phận Tư vấn Luật Dân sự.