Câu 2: Thế nào là quyền "miễn trừ tư pháp" của quốc gia? Tại sao quốc gia trở thành chủ thể đặc biệt trong các giao dịch kinh doanh quốc tế?
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụcTư vấn luật dân sựcủa Công ty Luật Minh Khuê.
Luật sư tư vấn luật dân sự, gọi số:1900.6162
Trả lời
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Nội dung tư vấn :
Câu 1 : Việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ có phải tuận thủ nguyên tắc tối huệ quốc không?
Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tấtcả các nước thành viên khác. Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tăc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự "đối xử ưu đãi nhất". Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối.Hiệp định GATT 1947 quy định mỗi nước có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên khác.
Biện pháp vệ sịnh dịch tễ là các biện pháp kiểm định về chất lượng hàng hóa thực phẩm khi các quốc gia tiến hành trao đổi mua bán hàng hóa với nhau, biện pháp này nhằm đảm bảo kiểm định chất lượng hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng trong nước nên việc có tuân thủ nguyên tắc tối huệ quốc hay không còn phụ thuộc vào quốc gia xuất khẩu hàng hóa có đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng hay không, mỗi quốc gia sẽ có những mặt hàng với chất lượng khác nhau nên cần có những biện pháp vệ sinh dịch tễ khác nhau do vậy mà việc áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc không bắt buộc trong trường hợp này mà phụ thuộc vào quốc gia nhập khẩu,
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về: Nguyên tắc tối huệ quốc
Câu 2: Thế nào là quyền "miễn trừ tư pháp" của quốc gia? Tại sao quốc gia trở thành chủ thể đặc biệt trong các giao dịch kinh doanh quốc tế?
2.1 Quyền miễn trừ tư pháp.
Khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế, quốc gia được hưởng quy chế pháp lí đặc biệt – quyền miễn trừ tư pháp quốc gia. Nội dung của quyền miễn trừ tư pháp quốc gia như sau :
Quyền miễn trừ tư pháp
Miễn trừ xét xử tại bất cứ Tòa án nào. Nội dung quyền này thể hiện nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không có một tòa án nước ngoài nào có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ kiện mà quốc gia là bị đơn (trong lĩnh vực dân sự). Các tranh chấp liên quan đến quốc gia phải được giải quyết bằng con đường thương lượng trực tiếp hoặc con đường ngoại giao, trừ khi quốc gia từ bỏ quyền này. Điều 5 và Điều 6 Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia quy định: Quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tài phán trước một tòa án nước ngoài theo những quy định của Công ước. Các quốc gia có nghĩa vụ đảm bảo quyền miễn trừ tài phán và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia khác, cụ thể là không thực thi quyền tài phán chống lại quốc gia khác trong một vụ kiện tại tòa án nước mình.
Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện, nếu quốc gia đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện mình, tức là đồng ý cho Tòa án nước ngoài xét xử vụ kiện mà quốc gia là bị đơn. Nội dung của quyền này thể hiện trong trường hợp nếu một quốc gia đồng ý để tòa án nước ngoài thụ lý, giải quyết một vụ tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia thì tòa án nước ngoài đó được quyền xét xử nhưng tòa án không được áp dụng bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia để phục vụ cho việc xét xử. Tòa án chỉ được áp dụng các biện pháp này nếu được quốc gia cho phép. Điều 18 Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia quy định: “Không có biện pháp cưỡng chế tiền tố tụng nào như tịch thu, chiếm giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài…”.
Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết định của Tòa án trong trường hợp quốc gia không đồng ý cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện, đồng ý cho Tòa án xét xử. Trong trường hợp quốc gia đồng ý cho một tòa án nước ngoài giải quyết một tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia và nếu quốc gia là bên thua kiện thì bản án của tòa án nước ngoài đó cũng phải được quốc gia tự nguyện thi hành. Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia nhằm cưỡng chế thi hành bản án đó. Ngay cả khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ xét xử thì quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của tòa án vẫn phải được tôn trọng. Điều 19 Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia quy định: “Không có biện pháp cưỡng chế nào sau khi có phán quyết của tòa án như tịch thu, bắt giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài…”
2.2 Tại sao quốc gia trở thành chủ thể đặc biệt trong giao dịch kinh doanh quốc tế
Khi tham gia vào các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, quốc gia được hưởng quy chế pháp lý đặc biệt – không những không ngang hàng với các cá nhân và pháp nhân mà còn được hưởng quyền miễn trừ bao gồm miễn trừ về quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia. Bản thân quốc gia đã là một chủ thể đặc biệ kể cả khi tham gia vào các giao dịch kinh doanh quốc tế quốc gia vẫn được hưởng các quyền này theo đó quốc gia là một chủ thể đặc biệt.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn luật dân sự - Công ty luật MInh KHuê