Mục lục bài viết
1. Khái niệm về hung khí nguy hiểm?
Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 thì, khi một người dùng hung khí nguy hiểm cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật dưới 11% cũng đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Nếu tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% là phạm tội thuộc khoản 2 (có mức hình phạt từ hai năm đến bảy năm). Bởi vì, việc dùng hung khí nguy hiểm sẽ làm tăng tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội nên đây là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hiểu thế nào là hung khí nguy hiểm thì thực tiễn xét xử thời gian qua còn có sự nhận thức khác nhau. Không chỉ nhận thức của những người tiến hành tố tụng mà ngay cả hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề này cũng chứa đựng những điều bất ổn về mặt lý luận cũng như đối chiếu với tinh thần của pháp luật thực định.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn: “Dùng hung khí nguy hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17.4.2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 của Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP nêu trên đã hướng dẫn: “2.1. Vũ khí là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12.8.1996 của Chính phủ). 2.2. Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công. a. Về công cụ, dụng cụ: Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn… b. Về vật mà người mà người phạm tội chế tạo ra: Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ… c. Về vật có sẵn trong tự nhiên: Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…”.
Như vậy có thể thấy, hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP viện dẫn ở trên đã đồng nhất khái niệm “dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 BLHS (tội cố ý gây thương tích) với khái niệm “sử dụng vũ khí, phương tiện khác” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS (tội cướp tài sản). Cách hướng dẫn trên không phù hợp. Lý do, tội cố ý gây thương tích và tội cướp tài sản hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau được thể hiện ở khách thể xâm phạm, hành vi và hậu quả của tội phạm không giống nhau. Tội cướp tài sản là “hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc… làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”. Đây là tội có cấu thành hình thức, chỉ cần thực hiện hành vi mà chưa cần hậu quả xẩy ra thì tội phạm đã hoàn thành. Do đó, việc người phạm tội dùng bất kỳ loại vũ khí, phương tiện nào để tấn công người bị hại đều làm tăng tính chất nguy hiểm của hành vi. Mặt khác, tội cướp tài sản xâm phạm khách thể được bảo vệ đó là quyền sở hữu, do đó việc dùng vũ khí, phương tiện khác để tấn công còn có nguy cơ cao trong việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe (một khách thể khác với khách thể của tội cướp tài sản).
Tội cố ý gây thương tích là hành vi dùng vũ lực tác động vào cơ thể của người bị hại gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe. Đây là tội có cấu thành vật chất, hành vi phạm tội phải gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tội phạm mới hoàn thành. Tỷ lệ thương tích vừa là yếu tố định tội (khung cơ bản) vừa là yếu tố định khung tăng nặng. Tỷ lệ thương tích gây ra càng cao thì khung hình phạt quy định cũng như hình phạt được áp dụng càng cao (tỷ lệ thuận). Nếu loại trừ yếu tố chủ quan của người phạm tội thì việc sử dụng vũ khí, phương tiện khác có tính năng càng cao (độ sắc, nhọn, cứng, nặng,…) thì thương tích gây ra càng cao. Khác với tội cướp tài sản, hậu quả của tội cố ý gây thương tích là thương tích đã gây ra, do đó việc sử dụng công cụ, phương tiện để gây ra thương tích là đặc điểm riêng của tội này. Khi người phạm tội sử dụng vũ khí, phương tiện thực hiện hành vi gây thương tích thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo mức độ nặng nhẹ tương ứng với thương tích gây ra cho nạn nhân. Thực tế cho thấy, để gây ra thương tích cho người khác không một ai lựa chọn sử dụng các vật nhẹ, mềm để làm công cụ, phương tiện phạm tội. Hung khí nguy hiểm có thể là một trong những loại vũ khí hoặc phương tiện khác, tuy nhiên không phải mọi loại vũ khí và phương tiện khác đều là hung khí nguy hiểm. Cần phải hiểu hung khí nguy hiểm trong tội cố ý gây thương tích là những loại công cụ, phương tiện mà khi người phạm tội sử dụng ngoài việc gây ra thương tích còn có nguy cơ gây thiệt hại cho tính mạng của nạn nhân (hậu quả khác với hậu quả của tội cố ý gây thương tích). Chẳng hạn như dùng dao nhọn đâm vào ngực, vào bụng nạn nhân là thuộc trường hợp dùng hung khí nguy hiểm; còn trường hợp dùng gạch, đá, gậy cứng đánh vào tay, vào chân của người bị hại thì không thể coi là dùng hung khí nguy hiểm. Do đó, không thể đồng nhất khái niệm dùng hung khí nguy hiểm trong tội cố ý gây thương tích với khái niệm sử dụng vũ khí, phương tiện khác trong tội cướp tài sản.
2. Sử dụng hung khí nguy hiểm bị xử lý thế nào?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự về hung khí nguy hiểm, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Mục 1 Phần I Nghị Quyết 02/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự :
"2. Về khái niệm "vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự
2.1. "Vũ khí" là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).
2.2. "Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.
A. Về công cụ, dụng cụ
Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...
B. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ...
C. Về vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt..."
Căn cứ theo quy định pháp luật trên thì ấm trà cao 15cm, đường kính rộng 9cm sẽ được coi là phương tiện nguy hiểm nếu việc sử dụng ấm trà đó tấn công người khác sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khooe của họ.
>> Xem thêm: Xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại
3. Khái niệm về hung khí nguy hiểm và đối tượng bị hại?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự về hung khí, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Căn cứ Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
"Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;[...]"
Tình tiết "dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người" được hiểu là một hành vi nhưng gây nguy hiểm cho nhiều người. Ví dụ: Vì muốn trả thù A đã cướp người yêu của mình nên B đã dùng thuốc diệt cỏ cho vào thức ăn, khi đó cả gia đình A đang ăn cơm nên cả gia đình A đã trúng độc.
4. Sử dụng gậy 3 khúc phạm tội gì?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự về sử dụng côn ba khúc, gọi:1900.6162
Luật sư tư vấn:
Điều 10Nghị định 167/2013/NĐ-CPcủa Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
“Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;
c) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;
d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;
đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
e) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng;
g) Không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định”.
Điều 3 Pháp lệnh 07/2013/UBTVQH13của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
2. Vũ khí quân dụng gồm:
a) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;
c) Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;
d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.
3. Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.
4. Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.
5. Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
6. Vật liệu nổ gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ.
7. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
8. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh.
9. Công cụ hỗ trợ gồm:
a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;
d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;
đ) Động vật nghiệp vụ”.
Theo đó, việc bạn sử dụng gậy 3 khúc không thuộc vào những loại vũ khí bị cấm sử dụng theo quy định trên.
>> Đối với trường hợp này, bạn có thể tham khảo các bài viết sau: Sử dụng côn ba khúc có hợp pháp không?
5. Sử dụng khúc côn, nhị khúc côn, trường côn có phạm luật?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự về vũ khí thô sơ, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 quy định như sau:
"4. Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ."
Hiện nay, Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BVHTTDL-BCA tại Khoản 3 Điều 3 cũng không quy định côn nhị khúc, côn tam khúc và trường côn là vũ khí thô sơ dùng trong luyện tập, thi đấu thể thao,
Như vậy, các loại côn mà bạn nói không được liệt kê trong khái niệm về vũ khí thô sơ, nên nó không được coi là vũ khí thô sơ theo quy định của pháp luật, bạn có thể an tâm để chúng trong cốp xe khi đi tập võ.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.