Tại sao bạn sợ làm mẹ ?
Nỗi sợ này có bình thường không ?
Việc cảm thấy lo lắng trong thời kì mang thai là hoàn toàn bình thường, đặc biệt khi đó là lần đầu tiên. Nhiều câu hỏi đặt ra mà không có câu trả lời. Tuy nhiên khi nỗi lo lắng này khiến bà mẹ tương lai phải chịu đựng đau khổ, chúng ta cần hành động.
Những lo lắng trong thời kì mang thai rất đa dạng và có thể khác nhau ở từng người. Mỗi người phụ nữ trải nghiệm việc mang thai của họ theo một cách duy nhất, tùy thuộc vào những biểu hiện của họ, những kinh nghiệm của họ ( mang thai lần đầu hay lần thứ hai, trải nghiệm của bạn bè, người thân).
Những nỗi sợ phổ biến nhất là gì ?
Thông thường, nỗi lo lắng phổ biến nhất thường liên quan đến những tháng đầu tiên (buồn nôn, khả năng sảy thai, những thay đổi về cơ thể và hóc môn), sợ đau đớn khi sinh, cũng như những biến chứng có thể xảy ra. Trong trường hợp này, sẽ rất hữu ích để chia sẻ những nỗi sợ này với bác sĩ hoặc những chuyên gia y tế khác người mà có thể trả lời câu hỏi của bạn và trấn an bạn.
Bối cảnh xã hội
Bên cạnh đó, bối cảnh xã hôi hiện tại cũng góp phần vào những nỗi sợ này. Quả thực vậy, ngày nay những bà mẹ tương lai cũng phải chịu nhiều áp lực xã hội, y học ngày càng nghiêm ngặt hơn ( không được tăng cân quá nhiều, nghiêm ngặt trong chế độ ăn uống,…) dẫn đến áp lực không ngừng.
Làm thế nào để biết liệu bạn đã sẵn sàng ?
Hướng dẫn vượt qua nỗi sợ làm mẹ - Ảnh minh họa
Mang thai, đặc biệt lần đầu tiên, là một dấu ngoặc trong cuộc đời mỗi người phụ nữ, rất nhiều người cảm thấy không sẵn sàng. Thực vậy, rất nhiều những vấn đề và những thay đổi diễn ra trong thời kì đặc biệt này.
Cân nhắc việc có con hay chưa rõ ràng không phải là một quyết định nhẹ nhàng, lời khuyên của nhà tâm lí là: chúng ta cần phải suy nghĩ kĩ về những gì liên quan đến việc có một con, xem xét tình hình về lâu dài (mối quan hệ bền vững giữa hai vợ chồng, những trách nhiệm, những nỗ lực về tài chính và những thay đổi khác hoặc những đồ dùng cần thiết; và cả những kế hoạch tâm lý: thế nào là bố mẹ tốt ; vai trò của bố mẹ là gì, điều này có liên quan gì đến cuộc sống hàng ngày)
Tuy nhiên đừng chỉ tập trung vào những khó khăn, mà còn tập trung vào những điều tích cực. Điều này không chỉ là vấn đề cảm nhận cá nhân mà còn bao gồm việc đặt những áp lực xã hội sang một bên.
Một lời khuyên quan trọng là đừng coi con cái là công cụ để cứu vớt một cuộc hôn nhân sắp đổ vỡ. Nhiều người phụ nữ vẫn có thể sống tốt và vui vẻ cho dù không sinh con.
Tìm sự trợ giúp trong quá trình mang thai
Như đã nói ở trên, việc chúng ta cảm thấy sợ, lo lắng là bình thường, nhưng khi những cảm giác này làm bạn đau khổ về tâm lý và thể chất, thì cần thiết phải hành động. Cho dù là cho chính bạn hay cho con bạn, bởi vì quá căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, đừng ngần ngại để tham khảo ý kiến một nhà tâm lý để được đồng hành trong quá trình mang thai hoặc trước khi đưa ra quyết định có con.
Trong vấn đề này, vai trò của nhà tâm lý học đầu tiên là lắng nghe người mẹ tương lai, để cô ấy có thể nói lên thành lời những lo lắng của cô ấy, những nỗi sợ và những vấn đề của cô ấy; trấn an và đồng hành cùng cô ấy trong những thay đổi về cơ thể, về nội tiết; hoặc có thể giới thiệu cô ấy đến một chuyên gia phù hợp nếu cần thiết.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn tâm lý - Công ty Luật Minh Khuê
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là ý kiến tư vấn chính thức cuối cùng của chuyên gia tâm lý. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý : 1900.6162 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn !