Mục lục bài viết

do bản án số 34/2008/DSST ngày 27-8-2008 của Tòa án nhân dân quận 10 bị kháng cáo giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thu Thủy, người đại diện theo ủy quyền ông Nguyễn Ngọc Sơn; bị đơn là Công ty Thiết kế Đồ gỗ và cung cấp thiết bị bếp Phương Gia, người đại diện theo ủy quyền là ông Nguyễn Hoàng Nguyên. Theo đơn khởi kiện ngày 29-6-2007, nguyên đơn bà Thủy yêu cầu Công ty thiết kế đồ gỗ và cung cấp thiết bị bếp Phương Gia, thu hồi toàn bộ sản phẩm gia công bằng gỗ đã lắp đặt tại nhà ở của bà vì không đảm bảo chất lượng như đã giao kết hợp đồng, trả lại bà số tiền 80.000.000 đồng. Nếu công ty không lấy lại số hàng, thì giao trả cho bà 20.000.000 đồng là khoản tiền bù đắp sự thiệt hại về chất lượng. Bị đơn có ông Nguyên đại diện, thừa nhận công ty có giao kết cung cấp, lắp đặt cửa gỗ theo yêu cầu của bà Thủy với chất lượng là gỗ căm xe, bà Thủy coi kỹ hàng nên đồng ý đặt hàng. Sau khi công ty lắp đặt xong, bà Thủy không phản đối và đã giao tiền. Nay bà Thủy cho rằng chất lượng hàng không đảm bảo đề nghị hủy hợp đồng, công ty không đồng ý. Công ty có đơn yêu cầu phản tố. Buộc bà Thủy phải thanh toán tiếp số tiền còn thiếu hợp đồng là 10.000.000 đồng. Tại bản án số 34/2008/DSST Tòa án nhân dân quận 10 đã tuyên xử, tuy nhiên hai bên đương sự đã kháng cáo. Tòa sơ thẩm đã ra quyết định như sau: căn cứ vào khoản 1, Điều 25; khoản 1, Điều 131; khoản 1, Điều 210; Điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự. Khoản 2, Điều 32 Luật tòa án nhân nhân năm 2002, Điều 308 BLDS 2005, NĐ 70/CP ngày 12-6-1997 của Chính phủ quy định về án phí, lệ phí tòa án. Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là bà Thủy xin hủy hợp đồng gia công lắp đặt cửa gỗ và trả lại số tiền 80.000.000 đồng đã giao cho bên công ty thiết kế đồ gỗ và cung cấp thiết bị bếp Phương Gia. Không chấp nhận yêu cầu phản tố đòi 10.000.000 đồng của Công ty thiết kế đồ gỗ và cung cấp thiết bị bếp Phương Gia. Ngoài ra, tòa sơ thẩm còn tuyên án phí và quyền kháng cáo cho các đương sự. Tại phiên tòa phúc thẩm người khởi kiện không rút đơn kiện, hai bên không thỏa thuận được với nhau về giải quyết vụ án: Ông Sơn đại diện do đơn ủy quyền, trình bày yêu cầu kháng buộc gia đình ông trả thêm 10.000.000 đồng là không có căn cứ, buộc công ty nhận lại toàn bộ cửa trả lại gia đình ông 80.000.000 đồng. Nếu công ty không đồng ý hủy hợp đồng mỗi bên phải chịu thiệt hại 50% giá trị hợp đồng, cụ thể là 40.000.000 đồng, gia đình ông nhận lại cửa. Ông Nguyên đại diện do bị đơn ủy quyền trình bày yêu cầu kháng cáo buộc bà Thủy thanh toán tiếp cho công ty còn thiếu trong hợp đồng là 10.000.000 đồng. Quyết định của tòa phúc thẩm: Tại cấp sơ thẩm, ông Sơn đã trình bày đơn kháng cáo như trên. Để đảm bảo quyền lợi cho ông Sơn là đồng chủ sở hữu, Hội đồng xét xử hủy bản án giao về cấp sơ thẩm giải quyết lại , sơ thẩm không có lỗi. Căn cứ khoản 1, Điều 132; Điều 263; khoản 3, Điều 275; Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự; NDD70/CP ngày 12-6-1997 của chính phủ về quyết định án phí, lệ phí của tòa án. Do hủy án nên các đương sự được trả lại tiền tạm ứng án phí phúc thẩm mỗi bên là 50.000.000 đồng. Hủy bản án sơ thẩm,chuyển vụ án lại cho tòa sơ thẩm giải quyết lại.

Xin chân thành cảm ơn, Luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật Minh Khuê.

Hủy bản án sơ thẩm có đúng pháp luật không?

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự: 1900.6162

Trả lời:

Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

I. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự 2005

Luật thương mại 2005

Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011

II. Nội dung tư vấn:

Qua nội dung yêu cầu tư vấn trên thì vụ việc trên Tòa án ở cả hai cấp có những nhận định khác nhau về vụ án nên căn cứ vào quy

  • Kết luận của Tòa án sơ thẩm về giải quyết vụ án dân sự

" căn cứ vào khoản 1, Điều 25; khoản 1, Điều 131; khoản 1, Điều 210; Điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự. Khoản 2, Điều 32 Luật tòa án nhân nhân năm 2002, Điều 308 BLDS 2005, NĐ 70/CP ngày 12-6-1997 của Chính phủ quy định về án phí, lệ phí tòa án. Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là bà Thủy xin hủy hợp đồng gia công lắp đặt cửa gỗ và trả lại số tiền 80.000.000 đồng đã giao cho bên công ty thiết kế đồ gỗ và cung cấp thiết bị bếp Phương Gia. Không chấp nhận yêu cầu phản tố đòi 10.000.000 đồng của Công ty thiết kế đồ gỗ và cung cấp thiết bị bếp Phương Gia"

Về cơ sở pháp lý: Trong nội dung kết luận của Tòa án sơ thẩm thì cơ sở pháp lý để giải quyết vụ việc là điều 308 BLDS 2005, quy định này quy định về lỗi. Tuy  nhiên quan hệ tranh chấp là quan hệ gia công lắp đặt cửa gỗ có một bên là thương nhân ( Công ty Thiết kế Đồ gỗ và cung cấp thiết bị bếp Phương Gia) còn một bên không phải là thương nhân ( bà Thủy). Căn cứ vào mục đích sử dụng của bên không phải thương nhân ( bà Thủy) có mục đích sinh lợi hay không nếu có mục đích sinh lợi  ( ví dụ: bà Thủy đặt gia công lắp đặt cửa gỗ là để kinh doanh) thì luật áp dụng để giải quyết tranh chấp sẽ là luật thương mại 2005 điều chỉnh hợp đồng gia công này, còn nếu không phải mục đích sinh lợi ( ví dụ: bà Thủy đặt gia công lắp đặt cửa gỗ là để sử dụng) thì khi giải quyết tranh chấp sẽ áp dụng luật mà bà Thủy chọn. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 và 3 của điều 1 Luật thương mại 2005.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.

Trong trường hợp bà Thủy đặt gia công lắp đặt cửa không vì mục đích sinh lợi và luật áp dụng để giải quyết là bộ luật dân sự thì cơ sở pháp lý để tòa án giải quyết vụ việc mới có thể là điều 308 BLDS.

Về nội dung kết luận:  Để giải quyết vụ án dân sự này thì buộc Tòa án phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng gia công lắp đặt cửa, nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận về trường hợp cửa lắp đặt không đảm bảo chất lượng thì Tòa án sẽ phải kết luận các bên sẽ thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật, cụ thể:

Đối với trường hợp cả hai bên trong quan hệ tranh chấp đều có mục đích sinh lợi hoặc một bên không có mục đích sinh lợi nhưng chọn luật áp dụng là luật thương mại 2005.Qua những thông tin trong vụ việc thì bên bị đơn không phủ nhận cửa lắp đặt không đảm bảo chất lượng, như vậy hành vi giao hàng không đảm bảo chất lượng đã vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng nên để giải quyết vụ án này thì Tòa án có thể áp dụng các chế tài sau để giải quyết tranh chấp:

  • Đình chỉ hợp đồng:

Trong vụ việc có nêu  bà Thuỷ còn thiếu 10 triệu đồng hợp đồng. Như vậy các bên vẫn chưa thực hiện xong nghĩa vụ của hợp đồng, do đó Tòa án có thể tuyên bố đình chỉ hợp đồng. Và hậu quả pháp lý khi đình chỉ hợp đồng theo khoản 1 và 2 của điều 311 Luật thương mại 2005

Điều 311. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng

1. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.

  • Hủy bỏ hợp đồng: 

​Khi áp dụng trường hợp thì hậu quả pháp lý sẽ là:

Điều 314. Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng

1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật này, sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

2. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

3. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.

Như vậy dù áp dụng chế tài đình chỉ hợp đồng hay hủy bỏ hợp đồng thì các bên hoàn trả cho những lợi ích đã nhận và có thể bồi thường thiệt hại nếu bên không có lỗi có thiệt hại xảy ra do việc cửa lắp đặt không đảm bảo chất lượng.

Trường hợp bà Thủy giao kết hợp đồng gia công không vì mục đích sinh lợi và lựa chọn luật áp dụng là bộ luật dân sự 2005. Căn cứ vào khoản 3 điều 550 Bộ luật dân sự 2005

Điều 550. Quyền của bên đặt gia công  

Bên đặt gia công có các quyền sau đây:

3. Trong trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn đã thoả thuận thì bên đặt gia công có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Theo quy định này thì Tòa án sơ thẩm sẽ xem xét và căn cứ vào quy định trên để giải quyết vụ án bên bà Thủy có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

  • Kết luận giải quyết của Tòa án phúc thẩm

" Hội đồng xét xử hủy bản án giao về cấp sơ thẩm giải quyết lại , sơ thẩm không có lỗi. Căn cứ khoản 1, Điều 132; Điều 263; khoản 3, Điều 275; Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự; NDD70/CP ngày 12-6-1997 của chính phủ về quyết định án phí, lệ phí của tòa án. Do hủy án nên các đương sự được trả lại tiền tạm ứng án phí phúc thẩm mỗi bên là 50.000.000 đồng. Hủy bản án sơ thẩm chuyển vụ án lại cho tòa sơ thẩm giải quyết lại"

Trong vụ việc thì Tòa án cấp phúc thẩm có nhận định ông Sơn là đồng chủ sở hữu ( nếu trên thực tế xác định ông Sơn đúng là đồng chủ sở hữu) mà tại Tòa sơ thẩm chỉ xác định ông Sơn tham gia tố tụng với tư cách là đại diện theo ủy quyền của bà Thủy thì như vậy khi giải quyết vụ án tại Tòa sơ thẩm việc chứng minh, thu thập chứng cứ không thực hiện đầy đủ. Và căn cứ vào khoản 1, điều 277 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.

Điều 277. Huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án
Hội đồng xét xử phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. Việc chứng minh và thu thập chứng cứ không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên toà phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được;

Nếu như vậy thì Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm, chuyển vụ án lại cho tòa sở thẩm giải quyết lại là đúng với trình tự thủ tục tố tụng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự.