1. Khiếu nại hàng hải (Marine Complaint)

Khiếu nại nói chung theo Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 quy định “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Bên cạnh đó, công dân khiếu nại có thể khiểu nại bằng đơn nếu trong trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ. hoặc khiếu nại trực tiếp nếu thuộc trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định như đối với khiếu nại bằng đơn

- Khiếu nại hàng hải (Marine Complaint) là việc một bên yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải.

Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải có thứ tự ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải được bảo đảm bằng thế chấp tàu biển và các giao dịch bảo đảm khác.

Người có khiếu nại hàng hải có quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển để bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải, mặc dù tàu biển đó đã được thế chấp hoặc chủ tàu đã thực hiện giao dịch bảo đảm khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trên cơ sở hợp đồng.

Trân trọng!

 

2. Lý do thông báo tổn thất hàng hóa cho người vận chuyển

Thông báo tổn thất là văn bản của người nhận hàng gửi cho người vận chuyển hoặc đại lý của họ, theo đó nói rõ về tình trạng tổn thất của hàng hóa để bảo lưu quyền khiếu nại đối với người vận chuyển.

Theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam cũng như luật hàng hải quổc tế, hàng hóa được coi là đã trả đủ và đúng như ghi trong vận đơn, nếu người nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển về mất mát, hư hỏng của hàng hóa chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày nhận hàng, nếu không thể phát hiện thiệt hại từ bên ngoài. Đối với hàng hóa đã giám định trước khi giao nhận hàng thì không cần thông báo bằng văn bản.

Để xác định thời hạn gửi thông báo tổn thất cho người vận chuyển, cần phân biệt tổn thất rõ ràng và tổn thất không rõ ràng.

- Tổn thất rõ ràng là tổn thất có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi giao nhận hàng hóa,

ví dụ: các kiện hàng bị đổ vỡ, bao hàng bị rách, hàng bị ướt...

Đối với các trường hợp này thì khi phát hiện hàng bị tổn thất, người nhận hàng phải gửi ngay văn bản thông báo về tổn thất hàng hóa cho người vận chuyển và phải mời tổ chức giám định tiến hành giám định tổn thất của hàng.

Tổn thất không rõ ràng là tổn thất không thể phát hiện được bằng mắt nhìn khi giao nhận thông thường.

Ví dụ: kiện hàng nhìn bên ngoài bình thường, nhưng bên trong thì hàng bị hư hỏng. Đối với tổn thất không rõ ràng, thường thì nhận hàng về rồi, khi mở kiện hàng ra mới phát hiện hàng hóa bị hư hỏng. Trong trường hợp này, người nhận hàng phải gửi văn bản thông báo về tổn thất của hàng hóa cho người vận chuyển trong vòng ba ngày, kể từ ngày nhận hàng. Ọuá thời hạn trên, người nhận hàng mất quyền khiếu nại người vận chuyển.

Trong thực tiễn, cảng thường đại diện cho người nhận hàng lập Biên bản hàng đổ vỡ do tàu gây nên (COR). Tuy nhiên, khi ký các biên bản loại này, thuyền trưởng hoặc đại phó thường ghi chú rằng hàng hóa hư hỏng là do công nhân của cảng gây ra. Mặt khác, COR không phải là biên bản giám định trước khi giao nhận hàng. COR cũng không phải là thông báo tổn thất của người nhận hàng. Vì vậy, tài liệu này khi đã bị tàu ghi chú từ chối trách nhiệm thì không có giá trị ràng buộc trách nhiệm của người vận chuyển.

=> Kết luận: Từ những phân tích trên đây, có thể thấy rằng người nhận hàng gửi văn bản thông báo về tổn thất của hàng hóa cho người vận chuyển là nhằm bảo lưu quyền khiếu nại đối với người vận chuyển.

Trân trọng!

 

3. Hồ sơ khiếu nại người vận chuyển về tổn thất của hàng hóa

Thông thường, khi hàng hóa bị tổn thất, nếu hàng hóa có bảo hiểm thì chủ hàng thông báo cho người bảo hiểm thu xếp giám định tổn thất của hàng, sau đó thu thập tài liệu, chứng từ liên quan để lập hồ sơ đòi bồi thường bảo hiểm. Sau khi nhận được tiền bồi thường tổn thất của hàng hóa, chủ hàng ký giấy biên nhận và thế quyền (receipt and subrogation) để người bảo hiểm thế quyền của họ khiếu nại người vận chuyển.

Trường hợp hàng hóa không có bảo hiểm hoặc tổn thất không thuộc trách nhiệm bảo hiểm, thì chủ hàng phải tự khiếu nại người vận chuyển.

Hồ sơ khiếu nại người vận chuyển thường bao gồm các tài liệu, chứng từ như sau:

  • Thư khiếu nại của người nhận hàng;
  • Vận đơn gốc (Original B/L);
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
  • Phiếu đóng gói (Packing List);
  • Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC) trong trường hợp hàng bị thiếu hụt hoặc mất mát;
  • Biên bản hàng đổ vỡ do tàu gây nên (COR) trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng;
  • Thông báo về mất mát hoặc tổn thất của hàng (Notice of Loss or Damage) hoặc thư dự kháng bảo lưu quyền khiếu nại (Letter of Reservation);
  • Biên bản giám định tổn thất của hàng (Survey Report) trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng;
  • Các biên bản, giấy tờ chứng minh lỗi của người vận chuyển và các chứng từ, tài liệu liên quan khác (nếu có).

Nếu khiếu nại của chủ hàng không được người vận chuyển giải quyết bàng thương lượng hòa giải thì họ có thể khởi kiện người vận chuyển. Thời hiệu khởi kiện người vận chuyển đòi bồi thường tổn thất của hàng hóa quy định trong Bộ luật hàng hải Việt Nam, trong Quy tăc Hague và Quy tắc Hague-Visby là một năm, còn trong Quy tắc Hamburg là hai năm kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng.

Trân trọng!

 

4. Vận đơn gốc (Original B/L)

Vận đơn – Bill of Lading (thường gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,..). Đây là một chứng từ vận tải do người vận chuyển (Shipper), đại lí của người vận chuyển (Agent Fowarder) ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và đang chờ xếp lên tàu.

Vận đơn được ký phát theo bộ gồm các bản gổc (original) và các bản sao (copy). Trọn bộ vận đơn gốc (full set) thường có ba bản gốc giống nhau. Khi thanh toán tiền hàng theo phương thức tín dụng chứng từ, người bán thường phải xuất trình trọn bộ vận đơn gốc mới được thanh toán tiền hàng.

Theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

-"Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển."

Pháp luật hàng hải cũng quy định: Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.

Hiện nay trên thực tiễn hàng hải thường gặp nhiều loại vận đơn khác nhau. Tùy thuộc vào các căn cứ, vào các tiêu chí khác nhau mà phân loại vận đơn thành nhiều loại, có thẻ căn cứ vào các tiêu chí như: Hàng đã xếp lên tàu hay chưa; khả năng lưu thông của vận đơn; tình trạng của hàng hóa bị ghi chú trên vận đơn; đặc điểm của hành trình...

Khi căn cứ vào hình thức bên ngoài và giá trị lưu thông của vận đơn thì chia vận đơn thành vận đơn gốc và vận đơn copy. Vậy Vận đơn gốc được hiểu như thế nào?

- Vận đơn gốc (hay Bill gốc – Original Bill) là loại vận đơn được phát hành bởi các hãng tàu hoặc Forwarder. Trên mỗi vận đơn này thường có chữ ký viết bằng tay, người xem có thể phân biệt dễ dàng với vận đơn copy.

Đặc điểm miêu tả về vận đơn gốc:

  • Các bản photocopy, bản chụp, bản sao, in, hay đánh máy nhưng được ký bằng tay đều được xem như “vận đơn gốc”
  • Dù trên các vận đơn có đóng con dấu, có cả chữ Original nhưng lại không có chữ ký bằng tay thì tất cả đều không có giá trị là vận đơn gốc
  • Các vận đơn in ra được đóng dấu chữ “Original” ở mặt phía trước vận đơn. Thường thì mặt sau vận đơn sẽ in các điều khoản và điều kiện đi kèm
  • Việc phát hành 1 bộ vận đơn gồm 2 hay nhiều hơn 3 bản Original giống về hình thức, nội dung. Tùy thuộc vào mỗi hãng tàu hay Forwarder sẽ có các cách in vào vận đơn các chữ khác nhau để dễ phân biệt.

Trên thực tế trong nhiều trường hợp, đối phương yêu cầu vận đơn gốc thay vì vận đơn copy giúp tăng khả năng tin tưởng hơn. Khi nhận được vận đơn gốc, nhà nhập khẩu sẽ có lòng tin đối với phía xuất khẩu và thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Nếu nhà xuất khẩu không chuyển vận đơn trước cho nhà nhập khẩu hoặc đến khi nhận được hàng, nhà nhập khẩu mới yêu cầu Bill gốc thì việc giao nhận hàng hóa sẽ tốn nhiều thời gian trong khi chờ vận đơn tới.

Trân trọng!

 

5. Vận đơn Copy

Khi văn cứ vào hình thức bên ngoài và giá trị lưu thông của vận đơn thì chia vận đơn thành vận đơn gốc và vận đơn cop.

Vận đơn copy là hình thức sao y bản vận đơn gốc ra thành một hoặc nhiều bản khác bằng các hình thức như các bản sao, bản in, đánh máy hay bản photo,…nhưng thường thì nó không được phép ký bằng tay và gọi chung đó là bản copy.

Trên các vận đơn copy này sẽ có dòng chữ “copy”, có một vài vận đơn khác là chữ “ Non-negotiable”. Việc sử dụng vận đơn copy cần phải có sự đồng ý từ các bên liên quan. Trong trường hợp bill gốc bị mất thì các hãng tàu sẽ không giải phóng các mặt hàng. Vì vậy, khi đó bên nhận hàng phải tốn thêm 1 khoản chi phí tương đương 110% giá trị hàng hoá, cam kết với phía hãng tàu, lúc này nếu bên nhận muốn giải phóng hàng hoá, và phía hãng tàu sẽ giữ lại trong 2 năm.

Trân trọng!