1. Khiếu nại hành chính

Khiếu nại hành chính là quyền cơ bản của công dân ở mọi Nhà nước, thể hiện ý chí của công dân mong muốn Nhà nước xem xét lại những quyết định mà công dân không đồng ý, cho là trái pháp luật hoặc không hợp lý. Khiếu nại hành chính không chỉ là quyền mà còn là phương thức căn bản để mỗi người tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm bởi các cơ quan nhà nước.

Khiếu nại hành chính thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, thể hiện bản chất dân chủ của một nhà nước. Để thực hiện quyền khiếu nại hành chính, cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất chính là xác định những đối tượng có thể bị khiếu nại, lấy đó làm căn cứ để xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết và các vấn đề pháp lý khác có liên quan. Đây là vấn đề được rất nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt ở những quốc gia có nền dân chủ lâu đời.

Theo đó, quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật là văn bản giải quyết khiếu nại đã thỏa mãn các yêu cầu về nội dung và hình thức theo quy định pháp luật, do người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành mà trong thời hiệu do pháp luật quy định người khiếu nại không khiếu nại tiếp, không khởi kiện vụ án hành chính tại toà án.

Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật là hoạt động của các chủ thể có liên quan nhằm bảo đảm nội dung quyết định đó được thực hiện trên thực tế. Xét ở góc độ thủ tục, từ khi cơ quan hành chính nhà nước tiến hành thụ lý, xác minh, kết luận, ra quyết định giải quyết khiếu nại hành chính thì thi hành quyết định đó được coi là giai đoạn kết thúc thủ tục. Về nguyên tắc, quyết định giải quyết khiếu nại hành chính là quyết định hành chính nên nó mang tính chất mệnh lệnh hành chính, thể hiện tính quyền lực nhà nước và có tính chất bắt buộc thực hiện. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật là một khâu quan trọng trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính. Việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính đánh dấu kết thúc quá trình giải quyết nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm việc giải quyết khiếu nại được thực hiện triệt để, khắc phục tình trạng khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài…

 

 

2. Thực trạng khiếu nại hành chính

Thời gian qua, khiếu kiện của công dân xảy ra trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, với số lượng lớn và ngày càng tăng.

Ta có thể lấy một số dẫn chúng sau: Theo số liệu tổng hợp của Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh:

- Vào năm 2006: đón tiếp 5.391 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo với 3.045 vụ việc; năm 2007: đón tiếp 7.170 lượt người với 3.173 vụ việc; năm 2008: đón tiếp 7.258 lượt người vối 2.621 vụ việc; năm 2009: số vụ việc khiếu kiện tuy có ít hơn những năm trước nhưng diễn biến có chiều hưống phức tạp hơn, thậm chí đã có vụ việc mang tính bạo động, quá khích, mang màu sắc chính trị và tôn giáo. Có vụ việc căng thẳng đến mức vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép.

- Từ năm 2006 đến 2008, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận 303.026 đơn khiếu nại về 238.888 vụ việc. Mặc dù các khiếu nại hành chính gia tăng với số lượng lớn, phức tạp, nhưng các đơn khởi kiện tại Tòa án lại không nhiều.

Cụ thể, theo báo cáo kết quả giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của ủy ban Thường vụ Quốc hội, số liệu thống kê từ 28 tỉnh, thành thì trong số 56.788 vụ việc đã giải quyết, chỉ có 310 vụ việc công dân khỏi kiện ra tòa. Số vụ việc công dân khởi kiện ra tòa tính trên số vụ việc khiếu nại cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết đạt tỷ lệ rất thấp, dưối 1%.

Theo Báo cáo của Chánh án Toà án nhân dân tối cao tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa IX về công tác Tòa án (ngày 20.10.2000) cũng cho thấy trong quý IV năm 1999 và tháng 9 năm 2000, Tòa án các cấp cũng chỉ thụ lý 453 vụ án hành chính, đã giải quyết 338 vụ.

Luật Khiếu nại, tố cáo ban hành vào năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo (năm 2004, 2005) đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan nhà nưóc có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của công dân, nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp đã được xem xét, giải quyết kịp thời, góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, qua tổng kết cho thấy công tác giải quyết khiếu nại còn nhiều hạn chế, không ít vụ việc khiếu nại phức tạp, đông người, kéo dài, không được giải quyết dứt điểm; việc thực hiện pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại chưa nghiêm, dẫn tới hiệu quả giải quyết các vụ khiếu nại chưa cao, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào cấc cơ quan nhà nước.

 

3. Nguyên nhân gây ra thực trạng

Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, cụ thể như: Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn nhiều mâu thuẫn chồng chéo; nhiều quy định chưa rõ và thiếu tính khả thi... Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng là các quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại còn có những hạn chế, bộc lộ nhiều bất cập. Tình trạng công dân không muốn khởi kiện ra Tòa hành chính cũng có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là các quy định của pháp luật về tố tụng hành chính còn nhiều bất cập như:

- Tòa án mối chỉ được trao thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính thuộc 9 loại vụ việc, chứ không phải đối với mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính;

- Nhiều khiếu kiện hành chính xảy ra quá lâu, quá thời hiệu khỗi kiện theo quỵ định của pháp luật, nên người khởi kiện đã mất quyền khỏị kiện tại Tòa án.

Điều này mâu thuẫn với cơ chê giải quyết khiếu nại hiện nay là một vụ việc khiếu nại được giải quyết tối đa ỏ 2 cấp hành chính và người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án nhân dân trong các lần giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính. Như vậy những loại việc không thuộc thẩm quyền của Tòa hành chính, người dân đương nhiên bị giói hạn quyền khởi kiện ra tòa.

 

4. Khiếu nại có phải quyền công dân?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại có quy đinh như sau: “việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình“.

=> Bên cạnh khái niệm trên, quyền khiếu nại, quyền tố cáo nói chung và quyền khiếu nại nói riêng là những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định rõ: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Việc ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong Hiến pháp 2013 đã tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện quyền cơ bản của mình. Và thông qua việc thực hiện quyền này, công dân đã góp phần tích cực vào hoạt động quản lý nhà nước và xã hội, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
=> Vậy khiếu nại, tố cáo là một quyền cơ bản của công dân, là quyền dân chủ của công dân. Bởi vì khiếu nại nói riêng là một phương thức thể hiện quyền dân chủ của nhân dân và là một trong những phương thức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy Nhà nước. Xuất phát từ tư tưởng “lấy dân là gốc”, từ bản chất chính trị của chế độ dân chủ nhân dân, ngay từ khi mới thành lập chính thể mới, cùng với việc thiết lập chính quyền các cấp, Đảng, Bác Hồ và Chính phủ đã khẳng định quyền làm chủ của nhân dân, quan tâm đến việc kiểm soát hoạt động của bộ máy Nhà nước, việc giải quyết khiếu kiện của dân, chống phiền hà, nhũng nhiễu dân.
Tại Hiến pháp của năm 1946 đã ghi nhận các quyền và tự do dân chủ hoàn toàn là của người dân Việt Nam như quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hoá, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, quyền bình đẳng nam nữ, quyền tự do ngôn luận, tự do tổ chức hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài, quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở,… Mặc dù Hiến pháp của năm 1946 chưa có một điều khoản cụ thể nào quy định quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, song thể chế dân chủ mà Hiến pháp này tạo dựng nên đã là nền tảng cơ bản hình thành quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trên thực tế.
Kế thừa và phát triển tư tưởng dân chủ của Hiến pháp của năm 1946, thì tại Điều 29 Hiến pháp của năm 1959 đã chính thức ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại và tố cáo với bất kỳ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm vi phạm pháp luật của cán bộ, nhân viên cơ quan Nhà nước. Các khiếu nại, tố cáo cần phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại do những việc làm trái pháp luật gây ra có quyền được bồi thường”. Đối với các Hiến pháp 1976, 1980, 1992 và 2013 tiếp tục kế thừa và ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của công dân theo hướng ngày càng mở rộng quyền của công dân và tạo điều kiện một cách tốt nhất cho công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo.

 

5. Đặc điểm khiếu nại

Theo khái niệm ở mục 4 trên, ta có thể thấy, khiếu nại có những đặc điểm sau:

- Về mục đích của khiếu nại là bảo vệ và khôi phục lại quyền và lợi ích của người bị khiếu nại đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước xâm hại;

- Về chủ thể khiếu nại, theo Khoản 1 Điều 1 và Điều 101 Luật khiếu nại thì chủ thể có quyền khiếu nại bao gồm: công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức; cá nhân, tổ chức nước ngoài có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;

- Về đối tượng của khiếu nại hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước;

- Về khiếu nại được thực hiện theo thủ tục hành chính được quy định trong Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.

 

Trân trọng!