Do lúc đó hơi say và cũng do sợ bị phạt nên tôi để xe, không ký biên bản mà đi bộ về. Vậy Luật sư cho tôi hỏi với trường hợp này tôi không ký vào biên bản thì có bị phạt lỗi sử dụng nồng độ cồn khi tham gia giao thông hay không?

Cảm ơn Luật Minh Khuê! (Người hỏi: Nguyễn Trần Thông, TP Hưng Yên).

 

Luật sư tư vấn:

Trước tiên, cần làm rõ khái niệm biên bản vi phạm là văn bản ghi nhận sự việc vi phạm pháp luật. Biên bản được lập khi sự việc đang xảy ra. Việc xây dựng của bạn nếu có vi phạm thì cũng là hành vi vi phạm trước đó. Vì vậy, việc lập biên bản xác nhận một việc vi phạm cách đó nhiều năm là không đúng thủ tục luật định.

Việc xử lý vi phạm hành chính được quy định trình tự, thủ tục cụ thể, quy định thời hiệu xử phạt. Tuy nhiên, với biện pháp khắc phục hậu quả (buộc tháo dỡ công trình vi phạm) thì có thể thực hiện bất cứ khi nào mà không tính thời hiệu.

 

1. Những vi phạm bị CSGT phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản

Theo Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung 2020) quy định; về việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:

“1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”

Như vậy, những trường hợp vi phạm trận tự ATGT đường bộ quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP); quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; mà mức phạt tiền dưới 250.000 đồng lực lượng chức năng sẽ xử phạt tại chỗ; mà không cần phải lập biên bản vi phạm. 

Đồng thời, trong lĩnh vực giao thông, có 16 lỗi bị phạt tại chỗ; không lập biên bản theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP gồm: Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường; Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước; Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;…

 

2. Không ký biên bản vi phạm giao thông thì có cần phải nộp phạt không?

Theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 thì:

“Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.”

Như vậy, dù người vi phạm, đại điện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản vi phạm giao thông thì vẫn phải nộp phạt vì biên bản đó sẽ được làm chứng bởi đại diện chính quyền cấp xã hoặc người chứng kiến xác nhận.. Ngoài ra, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có quy định nào về việc không chịu ký vào biên bản xử phạt sẽ bị xử lý thêm về lỗi khác. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online

Căn cứ tại Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

“Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính

1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”

Vì bạn không chịu ký vào biên bản nên bạn cũng không nhận được biên bản xử phạt do cảnh sát giao thông giao cho. Điều này sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho bạn trong quá trình đi nộp phạt để lấy lại giấy tờ đang bị cảnh sát tạm giữ. Tuy nhiên, khi lập biên bản xử phạt thì 1 bản sẽ được cơ quan có thẩm quyền lưu trữ nên trong trường hợp bạn không có biên bản thì vẫn có thể thực hiện nộp phạt được.

Để tiến hành nộp phạt, bạn cần làm một bản tường trình. Trong đó, nêu thông tin về bản thân; thông tin về xe; quá trình vi phạm; xử lý ở đâu; thời gian nào; lý do không ký và không lấy biên bản xử phạt. Bạn mang bản tường trình ra Công an cấp xã nơi cư trú xin xác nhận. Sau đó, bạn đem bản tường trình đã được xác nhận kèm theo các giấy tờ tùy thân và giấy tờ xe đến đơn vị cảnh sát giao thông đang tạm giữ giấy tờ của bạn để làm thủ tục nộp phạt.

 

3. Không kí vào biên bản có phải là chống người thi hành công vụ?

Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì sẽ bị:

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;

- Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, khi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác để không ký vào biên bản thì căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm mà người vi phạm giao thông sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với Tội chống người thi hành công vụ.

Đồng thời, tại Điều 58 Luật Xử phạt vi phạm hành chính, khi người vi phạm cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

Do đó, việc ký vào biên bản không phải là điều kiện bắt buộc để xử phạt hành chính hành vi vi phạm giao thông. Và hành vi trốn tránh mà không sử dụng đến vũ lực, đe dọa dùng vũ lực… thì sẽ không bị coi là chống người thi hành công vụ.

Không chỉ vậy, tại Nghị định 100 mới được ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2020, không có quy định xử phạt hành vi không ký vào biên bản của người vi phạm giao thông.

Như vậy, căn cứ những phân tích trên, có thể khẳng định, không ký vào biên bản, người vi phạm giao thông vẫn có thể bị xử phạt hành chính và đây cũng không phải hành vi chống người thi hành công vụ nếu người này không sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực…

 

4. Biên bản vi phạm giao thông có hiệu lực tối đa bao lâu?

Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.

Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Như vậy, theo quy định nêu trên, thời hạn có hiệu lực của biên bản vi phạm giao thông sẽ thường là 7 ngày, tối đa là 30 ngày đối với những vụ việc có tình tiết phức tạp và tối đa 60 ngày đối với những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng.

Sau khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định xử phạt và quyết định này có hiệu lực, biên bản vi phạm giao thông sẽ hết hiệu lực.

 

5. Mức phạt vi phạm do nồng độ cồn vượt quá được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

 

5.1 Mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

  • “Phạt” tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không CHẤP HÀNH yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

 

5.2 Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe mô tô, xe gắn máy

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.