1. Nội dung của kiểm tra hành chính

Kiểm tra hành chính là nội dung cơ bản, là khâu không thể thiếu trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước, thể hiện rõ tính chất quyền lực nhà nước. Người kiểm tra tiến hành kiểm tra một cách đơn phương trên cơ sở pháp luật, có thể kiểm tra định kì, cũng có thể kiểm tra đột xuất; người kiểm tra có quyền yêu cầu bên bị kiểm tra cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng cứ liên quan tới vấn đề cần kiểm tra, bên bị kiểm tra không được từ chối hay cần trở việc thực hiện những yêu cầu đó; người kiểm tra có quyền ra chỉ thị về phương hướng, thời hạn và cách sửa chữa những thiếu sót phát hiện thấy trong khi kiểm tra.

Trong quá trình kiểm tra, bên kiểm tra có quyền:

1) Ra quyết định có tính chất bắt buộc đối với bên bị kiểm tra, buộc bên bị kiểm tra áp dụng biện pháp khắc phục sai sót trong hoạt động;

2) Bãi bỏ những văn bản không hợp pháp của bên bị kiểm tra (chỉ áp dụng trong trường hợp cơ quan cấp trên kiểm tra hoạt động của cơ quan cấp dưới);

3) Đình chỉ thi hành văn bản của bên bị kiểm tra cho đến khi cơ quan thẩm quyền kết luận về tính hợp pháp của văn bản đó;

4) Áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định theo quy định của pháp luật;

5) Yêu cầu lãnh đạo cơ quan bị kiểm tra cung cấp thông tin, văn bản và giải trình;

6) Yêu cầu các nhà chuyên môn tham gia vào hoạt động kiểm tra.

Ngược lại, cơ quan, nhân viên nhà nước cũng phải triệt để tuân thủ pháp luật trong quá trình kiểm tra, không được cản trở hoạt động hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

 

2. Đặc điểm của hoạt động kiểm tra hành chính

Kiểm tra hành chính đơn giản và dễ nhận thấy. Một số đặc điểm của kiểm tra hành chính được thể hiện như sau:

- Kiểm tra hành chính là hoạt động được diễn giữa hai đối tượng liên quan là chủ thể kiểm tra và đối tượng bị kiểm tra. Trong đó chủ thể kiểm tra là người có thẩm quyền xem xét các vấn đề liên quan để đưa ra đánh giá còn đối tượng bị kiểm tra là người có trách nhiệm chấp hành theo yêu cầu của chủ thể kiểm tra

- Công tác kiểm tra hành chính thuộc hoạt động quản lý của nhà nước do vậy nó mang tính quyền lực nhà nước buộc đối tượng bị kiểm tra phải chấp hành đúng quy định

- Có nhiều hình thức thực hiện kiểm tra hành chính bao gồm: kiểm tra hành chính thường xuyên, kiểm tra hành chính định kỳ và kiểm tra hành chính đột xuất

- Hoạt động kiểm tra hành chính mang tính phòng ngừa. Tức là nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và giảm thiểu những sai phạm có thể xảy ra trong từng lĩnh vực bị kiểm tra.

 

3. Hoạt động kiểm tra của các cơ quan hành chính nhà nước

Kiểm tra là phương tiên quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật, phát hiện những yếu kém trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và của đội ngũ cán bộ công chức trong việc thực thi nhiệm vụ của mình. Trong quản lý hành chính nhà nước, kiểm tra là biện pháp quản lý. Kiểm tra được thực hiện bởi nhiều cơ quan, tổ chức nhưng trước hết phải khẳng định vai trò của cơ quan hành chính nhà nước trong việc sử dụng biện pháp này. Vì thế, kiểm tra là hoạt động không thể thiếu trong quá trình quản lý cũng như trong việc thực hiện quyền hạn của các chủ thể quản lý có thẩm quyền. Hoạt động này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Ở đây, kiểm tra được hiểu là xem xét, đánh giá việc thực hiện mọi công việc trong hoạt động quản lý nhà nước. Thông qua hoạt động kiểm tra, các chủ thể quản lý vừa phát hiện những điểm tích cực, những điển hình tiên tiến, vừa phát hiện những hiện tượng tiêu cực trong quản lý hành chính nhà nước. Từ đó các chủ thể pháp luật, không cần sự đồng ý hay thoả thuận của bên bị kiểm tra. Hoạt động kiểm tra có thể được thực hiện định kì hoặc đột xuất đối với các đối tượng quản lý. Cấp trên có quyền kiểm tra cấp dưới, thủ trưởng có quyền kiểm tra nhân viên với mục đích là tìm hiểu sự thật khách quan trong quản lý hành chính nhà nước ở cấp dưới hoặc nhân viên thuộc quyền.

- Người kiểm tra có quyền yêu cầu bên bị kiểm tra cung cấp hổ sơ, tài liệu và các chứng cứ Hên quan tới các vấn đề và nội dung cần kiểm tra. Bên bị kiểm tra không được từ chối hay cản trở việc thực hiện các yêu cầu nói trên. Người nào có hành vi chống đối hoạt động kiểm tra sẽ bị xử lý theo pháp luật.

- Người kiểm tra có quyền ra chỉ thị về phương hướng, thời hạn và biện pháp sửa chữa (đôi khi có cả bồi thường thiệt hại) những thiếu sót mà đoàn kiểm tra đã phát hiện được trong khi làm nhiệm vụ.

Để quyền hạn kiểm tra được sử dụng đúng mục đích đã đặt ra và đúng yêu cầu của pháp luật, Nhà nước cần phải có những quy định pháp lý rõ ràng về phạm vi, thủ tục và thẩm quyền kiểm tra.

Kiểm tra hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan hành pháp. Hoạt động này được tiến hành thường xuyên, liên tục và toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong phạm vi cả nước hay từng địa phương. Hoạt động kiểm tra này được thực hiện bất kì ngành nào, lĩnh vực nào trong quản lý hành chính nhà nựớc. Nố được thực hiện trước hết bởi Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp đối với các đối tượng thuộc quyền quản lý của các cơ quan đó. Hình thức kiểm tra cũng phong phú và rất khác nhau phù hợp với mục đích và nội dung của các kỳ kiểm tra khác nhau. Ngoài ra,

Khi tiến hành kiểm tra, các cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền tiến hành hoạt động kiểm tra có quyền ra quyết định hay mệnh lênh pháp luật yêu cầu đối tượng bị kiểm tra (cơ quan, tổ chức hay cá nhân) tạm đình chỉ thi hành, sửa đổi hay bãi bỏ những quyết định trái pháp luật do họ (đối tượng bị kiểm tra) ban hành hoặc phải chấm dứt các hành vi hành chính trái pháp luật của họ.

Thế nhưng, nếu hoạt động kiểm tra không nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, không theo đúng các quy định của pháp luật về thẩm quyền, thủ tục, trật tự và phạm vi kiểm tra thì người bị kiểm tra có quyền khiếu nại hay tố cáo, yêu cầu cấp có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kiểm tra hoặc có những biên pháp xử lý kịp thời những hành vi sai trái đó.

 

4. Chủ thể thực hiện kiểm tra hành chính và

4.1 Chủ thể thực hiện kiểm tra hành chính

Chủ thể được thực hiện kiểm tra hành chính là các cơ quan hành chính nhà nước và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước bao gồm:

- Cơ quan hành chính Nhà nước trung ương: Chính phủ, các Bộ đứng đầu lĩnh vực kiểm tra, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ

- Cơ quan tại địa phương: UBND cấp huyện, cấp xã, cơ quan các ban ngành, người đứng đầu trong các cơ quan đó và các cá nhân được giao trách nhiệm

Mỗi chủ thể thực hiện kiểm tra hành chính được xác định rõ trách nhiệm và có nghĩa vụ thực hiện kiểm tra theo đúng quy định và lệnh được giao. Trong trường hợp chủ thể thực hiện kiểm tra hành chính không tiến hành kiểm tra theo đúng quy định và nhiệm vụ được giao sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

 

4.2 Đối tượng bị kiểm tra hành chính

Công tác kiểm tra hành chính được quy định áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức sau:

- Công tác kiểm tra hành chính được áp dụng cho toàn bộ các cá nhân là công dân nước Việt Nam hoặc sinh sống, học tập, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam

- Các cơ sở kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam

- Bất kỳ cơ quan, tổ chức nào hoạt động kinh doanh, sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam

Những đối tượng kể trên có trách nhiệm và nghĩa vụ chấp hành theo đúng quy định và theo yêu cầu của chủ thể kiểm tra hành chính. Trong trường hợp đối tượng bị kiểm tra hành chính không chấp hành hoặc vi phạm quy định của pháp luật, chủ thể kiểm tra hành chính có quyền áp dụng những biện pháp xử lý theo quy định.

 

5. Quy định về công tác kiểm tra hành chính

Kiểm tra hành chính trong giao thông:

Một trong những quyền hạn của cảnh sát giao thông và cơ quan có thẩm quyền giao thông là được yêu cầu người tham gia giao thông đường bộ dừng xe kiểm tra hành chính và xử lý vi phạm khi có sai phạm. Tuy nhiên việc dừng xe kiểm tra hiện nay phải thuộc các trường hợp cụ thể sau:

- Phương tiện lưu thông hoặc người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ thông qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện hoặc phát hiện trực tiếp hay ghi thu được hình ảnh

- Dừng xe kiểm tra người tham gia giao thông theo mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát các phương tiện, phương án tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

- Dừng phương tiện tham gia giao thông để kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo công tác giữ gìn an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác khi có chỉ thị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra

- Nhận được tin báo, tố cáo, phản ánh về sai phạm của phương tiện tham gia giao thông hoặc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Kiểm tra hành chính cơ sở kinh doanh:

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh là nhà sản xuất các sản phẩm hàng hóa thì các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kho bãi hàng hóa được quy định gồm:

- Cơ quan quản lý thị trường

- Cơ quan thuế

- Cơ quan hải quan

- Cơ quan công an thuộc đơn vị cảnh sát môi trường, cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng,…

- Bộ đội biên phòng

Trong trường cơ sở kinh doanh dịch vụ, thẩm quyền kiểm tra thuộc về:

- Cơ quan Công an tại địa bàn cơ sở kinh doanh hoạt động

- Các đơn vị nghiệp vụ thuộc các cấp công an

- Công an các Cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao

- Cơ quan công an cấp trên.

 

6. Vai trò của công tác kiểm tra hành chính

Kiểm tra hành chính là một trong những hoạt động được tiến hành theo quy định và rất cần thiết áp dụng trong xã hội hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đất nước ngày một phát triển nảy xay ra nhiều vấn đề, hệ lụy trong xã hội gây ảnh hưởng tới trật tự an ninh của nước nhà. Do đó để giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định mà pháp luật đề ra của người dân, các cơ quan quản lý nhà nước và người có thẩm quyền được giao phó trách nhiệm thực hiện kiểm tra hành chính những đối tượng trong quy định.

Hoạt động kiểm tra hành chính được đóng vai trò quan trọng trong việc:

- Góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và kịp thời xử lý những hành vi vi phạm pháp luật

- Đảm bảo công tác quản lý xã hội được áp dụng theo đúng hiến pháp và pháp luật theo đúng quy định của nhà nước đồng thời hợp với mục tiêu phát triển của Đảng

- Đảm bảo các chức năng trong quản lý hành chính Nhà nước được thi hành và áp dụng rộng rãi góp phần xây dựng một xã hội ổn định, phồn vinh

- Nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý hành chính nhà nước

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)