Nhưng nay người đó kêu bán toàn bộ thửa đất đó và không cho anh chị em làm hàng rào trên khu vực mồ mả với lý do đất đã được đứng tên sở hữu nên bây giờ không ai được quyền gì trên phần đất hương hỏa đó. Đất đó đã ra bằng khoán cách đây 2 năm. Chúng tôi muốn hỏi và nhờ luật sư tư vấn giúp đỡ: Bây giờ tất cả thành viên trong gia đình đứng tên khiếu kiện ra tòa để đòi lại phần đất hương hỏa đã chia đó được không ? Thực hiện chia lại toàn bộ tất cả diện tích đất đã chia cho 4 người trước đó được hay không ? Thủ tục thời gian và gởi đơn ở cấp nào giải quyết ?

Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục  tư vấn luật dân sự  của công ty luật MINH KHUÊ.

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sơ pháp lý

Bộ luật dân sự 2005

Nội dung tư vấn

Theo Bộ luật Dân sự 2005

"Điều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng

1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng."

Căn cứ theo quy định trên, mảnh đất trên được coi là di sản dùng vào việc thờ cúng khi người lập di chúc để lại phần di sản đó dùng vào việc thờ cúng và sẽ không được chia thừa kế. Tuy nhiên, cha mẹ bạn qua đời, không để lại di chúc nói rõ mảnh đất trên là đất hương hỏa, dùng vào việc thờ cúng, do đó, mảnh đất đó không được coi là di sản dùng vào việc thờ cúng. 

-> Trong khi đó, các thành viên trong gia đình thống nhất cho một người hưởng mảnh đất đó và người đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó, người đó có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Tư vấn pháp luật dân sự.