1. Biên bản họp dòng họ về việc phân chia phần đất từ đường

Công ty Luật Minh Khuê cung cấp mẫu Biên bản họp dòng họ về việc phân chia phần đất từ đường để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng trên thực tiễn. Thông tin pháp lý liên quan vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi1900.6162 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp:
Tải về

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  - Tự do - Hạnh phúc

------*------

                                                         ................., ngày …..  tháng ….  năm 20….

(Tức ngày….. tháng…. năm 20…. âm lịch)

 


BIÊN BẢN HỌP  DÒNG HỌ

( V/v Phân chia phần đất hương hỏa/từ đường của dòng họ)

 

Hôm nay, ngày …. tháng …. năm 20…., tại nhà Ông …… (con trưởng ngành cả dòng họ Lê):  Đội …., xã ……, huyện ….., tỉnh ……. Gia đình Chúng tôi tiến hành họp mặt các dòng họ bao gồm 3 ngành:

1.      Ông ………. (đã mất) đại diện là Ông ………. (đại diện ngành cả);

2.      Ông ……………… - Đại diện ngành thứ 2;

3.      Ông …………. - Đại diện ngành thứ 3;

Thành phần tham dự cuộc họp:

Đại diện ngành họ cả:

1.       Ông …………… – Là con trai trưởng (đã mất), Ông …………. là con trai cả đại diện;

2.       Ông ………………….…….;

3.       Bà …………………..……. ;

4.       Bà …………………………;

5.       Bà ………………………….;

6.       Bà …………………………..;

7.       Bà ………………………….;

8.       Bà ………………………….;

9.       Bà ………………………….;

10.       Cháu đích tôn: ……………...;

Đại diện ngành thứ 2:

1.       Ông ………………………..;

2.       Ông  ……………………….;

3.       Ông …………………………;

4.       Cháu đích tôn: ………………….;

Đại diện ngành thứ 3:

1.       Ông ……………………………..;

2.       Ông ……………………………..;

3.       Ông ……………………………...;

4.       Ông ……………………………..;

5.       Ông ……………………………..;

6.       Cháu đích tôn: …………………..;

Nội dung cuộc họp:

- Phần đất hương hỏa do Cụ Ông ………… và cụ Bà ………… (tức cụ ……) mất để lại không có di chúc là tài sản thừa kế chung của các con (con trai và con gái) trong ngành cả. Tất cả mọi thành viên trong gia đình ngành cả đồng ý hiến cho từ đường dòng họ 100 m2.

Vị trí của đất hương hỏa: Nằm ở mặt đường dẫn vào thửa đất của Ông……… và bà ……….. (tức cụ ………..).

Phía đông: Giáp ………………….);

Phía tây:    Giáp với nhà ………….;

Phía nam:  Giáp mặt đường

Phía Bắc:   Giáp với nhà …………..;

Các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả biểu quyết như sau:

Tán thành:                     100%

Không tán thành:           không

Ý kiến khác:                 không  

Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành 09 bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

                      Chữ ký của người tham gia đại diện theo Ngành:

Đại diện ngành cả:

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Đại diện ngành thứ 2:

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Đại diện ngành thứ 3:

(Ký và ghi rõ họ tên)

 


 

 

 

In / Sửa biểu mẫu

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

Hỏi: Tôi mua 1 căn nhà cấp 4 trên thửa đất 700m2. Nhưng người bán chỉ viết giấy bán 250m2 đất có chứng thực của ủy ban nhân dân xã nên xảy ra tranh chấp. Tôi đã có nhiều đơn khiếu kiện đòi quyền sử dung 450m2 đất gửi đến ủy ban nhân dân các cấp. Nhưng ủy ban nhân dân chuyển cho Tòa án. Tòa án lại trả lại đơn khiếu kiện với lý do tranh chấp đất đai chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc quyền giải quyết của ỦY ban nhân dân.
Vậy theo pháp luật hiên hành việc tranh chấp nói trên do cơ quan nào giải quyết?

Trả lời:
Tại khoản 2 Điều 38- Luật đất đai quy định: “ Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đất không có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì do Ủy ban nhân dân giải quyết theo quy định sau đây:
-Gia đình với nhau giữa cá nhân , hộ gia đình với tổ chức , giữa tổ chức với tổ chức nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình…”
- Khoản 3 cùng điều luật trên quy định : “Các tranh chấp vê quyền sử dụng đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó do Tòa án giải quyết”.
Căn cứ vào các quy định trên thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện của ông là đúng vì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó là thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện.
 

3. Làm thế nào để biết đất có nằm trong diện giải tỏa hay không ?

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn: Tôi muốn mua 1 căn nhà QL1- Q.12, tôi muốn biết căn nhà có nằm trong diện giải tỏa hay không và mốc lộ giới bao nhiêu (phần đền bù và phần không đền bù) . Phải làm thế nào để biết thông tin này? Tôi xin chân thành cám ơn luật sư!

>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến gọi:1900.6162

 

Trả lời:

Căn cứ Điều 24 Luật đất đai 2013, cơ quan quản lý đất đai bao gồm:

"Điều 24. Cơ quan quản lý đất đai

1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.".

Nếu bạn muốn biết đất đó có nằm trong khu quy hoạch hay không thì bạn có thể trực tiếp liên hệ cán bộ địa chính xã hoặc Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện, Sở tài nguyên môi trường cấp huyện hoặc Bộ tài nguyên và môi trường.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

 

4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm như thế nào trong lĩnh vực đất đai?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Ở Việt Nam Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và công dân có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào trong lĩnh vực đất đai?

 

Trả lời:

Quyền hạn và trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam được quy định trong luật đất đai năm 2013 như sau:

- Tham gia vào việc thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất thể hiện trong các diều từ Điều 69 đến Điều 71 Luật đất đai, cụ thể:

d) Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

d) Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

a) Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;

- Tham gia giám sát, theo dõi, đánh giá việc sử dụng đất đai:

Cụ thể, tại Điều 198 Luật đất đai năm 2013 quy định

Điều 198. Giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận về việc quản lý và sử dụng đất đai

1. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát về quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của Hiến pháp và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận thực hiện quyền giám sát về quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

5. Có được chuyển đổi đất nông nghiệp lấy đất thổ cư?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Ông Chính và bà Tuyết đều thường trú và làm nông nghiệp tại thị trấn T. Ông Chính đang có quyền sử dụng 04 thửa đất trồng lúa với tổng diện tích là 2000m2. Do nhà neo người, không thể tiếp tục công việc đồng áng nên ông Chính muốn đổi diện tích đất nông nghiệp của mình để lấy 100m2 đất thổ cư đang kinh doanh của bà Tuyết để mở cửa hàng dịch vụ.
Ông Chính và bà Tuyết làm hợp đồng đổi đất và gửi Chủ tịch UBND thị trấn xin xác nhận. UBND thị trấn sẽ giải quyết yêu cầu của các bên đương sự như thế nào?
Cảm ơn luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai qua điện thoại, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Theo quy định ại Điều 190 Luật Đất đai năm 2013 có quy định như sau:

Điều 190. Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.

Như vậy theo quy định muốn chuyển đổi đất nông nghiệp thì phải chuyển đổi sang mảnh đất nông nghiệp khác. Nhưng ở đây 2 bên có nguyện vọng chuyển đổi đất nông nghiệp với đất thổ cư. Như vậy theo quy định ở trên thì không thực hiện được. Tuy nhiên, với nguyện vọng của các bên, Chủ tịch UBND xã có thể hướng dẫn các đương sự sử dụng hình thức khác để thực hiện nguyện vọng (ví dụ, thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất).