Tôi muốn thực hiện kinh doanh cụ thể là: -Thu mua nông lâm sản và dược liệu trên địa bàn, xong không biết đây có phải kinh doanh có điều kiện không? Nếu có thì điều kiện đó ra sao? - Tôi nên đăng ký hộ kinh doanh hay thành lập DNTN. Hai loại hình này lựa chọn ra sao cho phù hợp. thủ tục cần gì? Xin cảm ơn các Luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật doanh nghiệp công ty Luật Minh Khuê

Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp gọi1900.6162

Trả lời:

Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới bạn lời chào trân trọng và cảm ơn bạn đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau

Cơ sở pháp lý:

Luật doanh nghiệp 2014

Luật đầu tư 2014

Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp.

Nội dung tư vấn.

Căn cứ theo phụ lục 4, danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của luật đầu tư. 

Theo đó kinh doanh thu mua nông sản và dược liệu trên địa bàn không thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Theo luật doanh nghiệp 2014

Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Theo nghị định 78/2015/NĐ-CP

Điều 66. Hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặcmột nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạtđộng kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm,ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinhdoanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điềukiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địaphương.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mườ ilao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Điều 67. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh

1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chươngnày.

2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

3. Cá nhân thành lập và tham gia gópvốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân,thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Về việc lựa chọn loại hình kinh doanh bạn cần phải dựa trên một số điều kiện nhất định của mình như số vốn , số nhân công, quy mô kinh doanh sản xuất...để đưa ra lựa chọn cho mình. Do thông tin bạn cung cấp chưa được cụ thể về các điều kiện của mình nên chúng tôi sẽ đưa ra các ưu điểm và nhược điểm của hai loại hình hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân để bạn có thể đánh giá lựa chọn loại hình kinh doanh cho mình. 

1. Chủ thể

-Doanh nghiệp tư nhân : do một cá nhân làm chủ góp toàn bộ vốn, tự chịu toàn bộ lợi ích, trách nhiệm. Điều kiện làm chủ của doanh nghiệp tư nhân là công dân Việt Nam trên 18 tuổi, có thể là người nước ngoài nhưng phải thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật đất nước đó quy định, không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

- Hộ kinh doanh: Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh, không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty trừ trường hợp được các thành viên còn lại đồng ý.

2. Quy mô kinh doanh

- Doanh nghiệp tư nhân

+ Lớn hơn

+ Không giới hạn quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh

+ Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu

- Hộ kinh doanh

+ Nhỏ hơn

+ Kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nới đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất.

+ Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh…

+ Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Lượng nhân công

- Doanh nghiệp tư nhân: không hạn chế

- Hộ kinh doanh: giới hạn nhân công 10 người

4. Điều kiện kinh doanh.

- Doanh nghiệp tư nhân: buộc phải đăng kí kinh doanh, phải đăng kí kinh doanh ở cấp tính để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phải có con dấu trong quản lý được cơ quan công an cấp

- Hộ kinh doanh:chỉ trong một sô trường hợp nhất đinh, đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu.

5. Ưu điểm

- Doanh nghiệp tư nhân: một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của doanh nghiệp, dễ dang vay vốn do chế độ chịu trách nhiệm của mình.

- Hộ kinh doanh: quy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.

6. Nhược điểm

- Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ doanh nghiệp.

- Hộ kinh doanh: không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động manh mún.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.

Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp