1. Lựa chọn công

Lựa chọn công hiện đại là nghiên cứu cơ cấu chính trị hay định chế thông qua đó quyết định thuế và chi tiêu, nghĩa là, đây là sự nghiên cứu nhu cầu và cung cấp hàng hóa công cộng. Ngoài ra, lựa chọn công là việc sử dụng phân tích cạnh tranh đơn giản để phát biểu tích cực về định chế và biến cố trong bộ phận công. Mặc dù kinh tế học bộ phận tư nhân đã phát triển mạnh hơn hai thế kỷ qua, nhưng cho đến gần đây phân tích hàng hóa xã hội được cung cầu ra sao ít được hầu hết các nhà kinh tế quan tâm.

Một số tác giả Cổ Điển và Tân cổ Điển như Alfred Marshall và A. c. Pigou luôn chú ý đến tài chính công. Thế nhưng, tiếp cận Marshall-Pigou đối với tài chính công, đã có từ trước như chúng ta đã chứng kiến kỹ sứ Pháp, tập trung vào việc “giải quyết vấn đề” trong khi cung cấp hàng hóa công cộng cụ thể. Ngoài ra, quan tâm hầu như dành trọn cho vế đánh thuế trong phương trình tài chính. Phúc lợi và tính hiệu quả ảnh hưởng đến nhiều loại thuế khác nhau là đồ nghề trong phân tích Tân cổ Điển (Marshall-Pigou), nhưng không hề xảy ra số' tác giả có phần nào theo truyền thống Anglo-Saxon thiển cận cho rằng quyết định tài chính là kết quả của sự lựa chọn về phần của người có yêu cầu và của cả các nhà cung cấp hoạt động qua quá trình sàng lọc chính trị.

2. Lý thuyết tài chính

Nghiên cứu hiện đại chứng minh dứt khoát rằng nỗ lực trí tuệ để đặt lý thuyết tài chính trên mối tương thuộc nền tảng rộng hơn đang xuất hiện trong các trước tác ở Ý và bán đảo Scandinavia. James M. Buchanan, người đoạt giải Nobel và cũng là người tiên phong-nhà sáng lập lý thuyết lựa chọn công hiện đại, nghiên cứu truyền thống Ý cổ Điển trong tài chính công (1880-1940) và so sánh lý thuyết này với sự phát triển Anglo- Saxon (Marshall-Pigou). Buchanan nhận xét:

“Vào đầu những năm 1880, Mazzola, Pantaleoni, Sax, và De Viti De Marco có những cố gắng bước đầu trong phân tích cơ cấu trao đổi. Sax và Mazzola thảo luận về mặt cầu của hàng hóa công cộng bằng cách nhận dạng nhu cầu tập thể khác biệt với nhu cầu cá nhân. Pantaleoni mở rộng tính toán biên tế để áp dụng cho nhà lập pháp, những người lựa chọn cho cả hai mặt của ngân sách.

De Viti De Marco xây dựng rất rõ ràng một mô thức trong đó người tiêu dùng và những nhà cung cấp-nhà sản xuất hàng hóa công cộng hình thành một cộng đồng gồm nhiều người như nhau”. (Public Finance and Public Choice, trang 384).

Ngoài ra, các nhà kinh tế học Thụy Điển Knut Wicksell (1851-1926) và Erik Lindahl (1891-1960) đang cố gắng phát triển tiếp cận chính thể luận trong khu vực công, một khu vực bao gồm ngân sách công được quyết định bằng một quá trình chính trị hơn là sự bức chế nội sinh của các nhà vua- triết gia kiểu Platon. Những thay đổi đương đại trong số giới lý thuyết gia lựa chọn công trong việc hình thành toàn bộ khu vực tài chính của nền kinh tế trong phạm vi lý thuyết cân bằng tổng quát là nhờ vào nỗ lực của các nhà kinh tế châu Âu này.

3. Mô thức nhu cầu hàng hóa công cộng và cử tri trung bình

Lý thuyết nhu cầu hàng hóa công cộng là một khía cạnh trong lý thuyết lựa chọn công. Trong trường hợp này lý thuyết nhu cầu hàng hóa công cộng trong hầu hết khía cạnh giống như lý thuyết cung tương quan Mill-Marshall được phát triển để phân tích sản xuất cùng lúc những mặt hàng như bia và da thuộc, thịt và len cừu, và v.v...

Ban đầu được Howard Bowen phát biểu hệ thống năm 1943, điều kiện cần thiết để phân phối hiệu quả trong việc cung cấp hàng hóa công cộng, sau đó năm 1954 Paul Samuelson phát triển trong một luận văn kinh điển nhan đề “The Pure Theory of Public Expenditures.” Hàng hóa công cộng trong bối cảnh này phân biệt với hàng hóa tư nhân chỗ, trong trường hợp hàng hóa công cộng, sự tiêu dùng hàng hóa công của một cá nhân không làm giảm sự tiêu dùng cùng lúc của những cá nhân khác. Trong trường hợp hàng hóa tư nhân, nếu XT là tổng tiêu dùng giày, khi ấy XT = + x2 + ... + xn trong đó Xj + x2, v.v... là tổng của tất cả tiêu dùng giày của cá nhân. Trong trường hợp hàng hóa công cộng, Xf là tổng tiêu dùng chẳng hạn quốc phòng, còn Xp = X1 = x1 = ... = xn trong đó tất cả cá nhân tiêu dùng lượng phòng thủ như nhau. Trong trường hợp sau, tiêu dùng phòng thủ của một cá nhân không làm giảm tiêu dùng mặt hàng khác, và tất cả đều tiêu dùng mức phòng thủ với số lượng như nhau.

đây các đơn vị tính toán đều quan trọng. Một “đơn vị” hàng hóa được xác định là số’ lượng tối thiểu của hàng hóa ấy cùng lúc có nhiều người tiêu dùng yêu cầu cung cấp với một nhóm dịch vụ cụ thể dùng để phân biệt hàng hóa đang nhắc đến so với tất cả những hàng hóa khác. Do đó, một tá bút chì không thể xem là một đơn vị hàng hóa công cộng cho dù 12 cá nhân có thể tiêu dùng hàng hóa này cùng lúc. Lý do là một bút chì có khả năng cung cấp một nhóm dịch vụ độc đáo (viết, xóa, v.v...) thường kết hợp với từ “bút chì”. Một đơn vị bút chì sẽ là hàng hóa tư nhân vì dịch vụ của nó chỉ cung cấp cho một cá nhân duy nhất.

Một chiếc tàu ngầm Polaris trái lại có thể xem như một đơn vị hàng hóa công cộng vì nó cung cấp “sự an toàn khỏi bị tấn công hạt nhân” cùng lúc với nhiều cá nhân hơn. Trong khi việc cung cấp “sự an toàn tránh khỏi chiến tranh hạt nhân” như một hàng hóa riêng có thể xảy ra (hầm ngầm bằng bê tông dành cho cá nhân chẳng hạn), phí tổn dành cho cá nhân có thể ít hơn khi dịch vụ được cung cấp như hàng hóa công cộng.

4. Đặc điểm của hàng hóa công cộng

Một số đặc điểm khác của hàng hóa công cộng rất quan trọng mặc dù chúng không phải chỉ có ở hàng hóa công cộng. Chẳng hạn, trong trường hợp hàng hóa công cộng do Samuelson mô tả, phí tổn biên tế khi cung cấp những người sử dụng bổ sung có thể không đáng kể - đôi khi bằng 0 - và sự loại trừ người tiêu dùng không đóng tiền là chuyện không thể. Một số hàng hóa trong khu vực tư ước khoảng cao hơn điều kiện phí tổn (có thể là đi bằng xe buýt trong chuyên đi cụ thể). Vả lại, luôn có khả năng loại trừ người tiêu dùng. Ngay cả trong trường hợp phòng thủ, về lý thuyết có thể đưa những người không đóng tiền đến các đảo (không được bảo vệ) ở Thái Bình Dương mặc dù sự loại trừ như thế rất tốn kém. Khó khăn trong nhận thức khi xác định một hàng hóa công cộng thuần túy rất nhiều nhưng những vấn đề này không đề cập hết ở đây. Chúng ta cho rằng sự tiêu dùng tương quan, phí tổn biên tế bằng 0 và điều kiện không thể loại trừ áp dụng và chuyển sang cân bằng Bowen-Samuelson.

Hai góc phần tư phía trên trong Hình 24-1 mô tả nhu cầu về hàng hóa công cộng (giáo dục, tàu ngầm, v.v...) về phía cộng đồng gồm hai cá nhân khép kín. Những nhu cầu này được cộng theo chiều dọc để có tổng nhu cầu về hàng hóa công cộng (với đường cong cung phí tổn không đổi) ở góc phần tư phía dưới trong Hình 24-1. Việc cộng theo chiều dọc các đường cong cung cầu của cá nhân cần phải có trong trường hợp hàng hóa công cộng vì tiêu dùng giữa cá nhân không mang tính cạnh tranh. Tiêu dùng của cá nhân A về tàu ngầm hạt nhân không cạnh tranh với tiêu dùng tàu ngầm hạt nhân của cá nhân B. Tiêu dùng mang tính đồng thời và “bổ sung”. Quan trọng nhất, lưu ý cân bằng mô tả trong trường hợp hàng hóa công cộng với khả năng tiêu dùng xảy ra cùng lúc đòi hỏi (tương phản hoàn toàn với ví dụ hàng hóa tư nhân) rằng số lượng hàng hóa như nhau được mỗi người tiêu dùng tiêu thụ (số lượng Q* trong Hình 24-1). Giá chênh lệch cần phải có trong cân bằng để giúp cá nhân khác nhau có nhu cầu khác nhau nắm giữ Q* hàng hóa. Giá cân bằng sẽ không bằng nhau ngoại trừ trong trường hợp không chắc đúng khi nhu cầu của hai cá nhân giống hệt nhau.

Mô tả nhu cầu hàng hóa công cộng của Samuelson hoàn toàn trừu tượng và chung chung nhưng trong khi điều chỉnh nguyên tắc áp dụng trong thế giới thực một số khó khăn phát sinh. Khi hàng hóa đang nhắc đến không mang tính công thuần túy theo quan điểm của Samuelson, thì số lượng nhóm người tiêu dùng tối ưu vẫn chưa rõ, trong khi vấn đề đang cần lời đáp là sẽ tạo ra số lượng nào (nghĩa là Q* là bao nhiêu)? Trong bài luận văn năm 1943, Howard Bowen ôn lại vấn đề sau cùng này và trả lời: “không gì khó khăn hơn khi thu thập thông tin về phí tổn sản xuất hàng hóa xã hội hơn là thu thập dữ liệu về hàng hóa tư nhân, nhưng để ước tính tỉ lệ biên tế thay thế [nhu cầu hàng hóa công cộng] đưa ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, vì nó đòi hỏi cách đánh giá sự lựa chọn hàng hóa mà theo đúng bản chất của chúng không thể dành cho sự lựa chọn của cá nhân người tiêu dùng”. (The Interpretation of Voting in the Allocation of Resources, trang 32-33).

Cần đến một số loại đại diện nhu cầu hàng hóa công, nói cách khác, Bowen cho rằng trong một số điều kiện, việc bỏ phiếu (trong một bối cảnh dân chủ) là thay thế gần gũi nhất đối với lựa chọn của người tiêu dùng. Điều này được gọi là mô thức cử trì trung bình (thực ra là tập hợp toàn bộ các mô thức) trở thành công cụ chính của các lý thuyết gia lựa chọn công trong những năm 1960 và 1970 phần lớn là do những nỗ lực tiên phong của Duncan Black và Kenneth Arrow. Trong khi tài liệu này là trọng tâm trong lý thuyết chọn lựa công hiện đại, thì nó cũng mang tính chất kỹ thuật tương đối và đưa chúng ta đi khỏi lĩnh vực quá xa. Dù sao, mô thức Bowen và biến thể của nó (cùng với các vấn đề và phức tạp có thể) được trình bày bằng từ đơn giản.

5. Các vấn đề quyết định nhu cầu hàng hóa công cộng của cá nhân

Bất kỳ nhu cầu hàng hóa công cộng của cá nhân sẽ được quyết định bằng hai vấn đề: (1) sự thỏa mãn mà anh ta dự đoán sẽ nhận được với số lượng khác nhau, và (2) phí tổn đối với cá nhân với số lượng hàng hóa công cộng thay thế. Để xét thậm chí là mô thức cơ bản hành vi bỏ phiếu, chúng ta phải viện dẫn những giả định đơn giản hóa. Thứ nhất, giả định rằng mọi thành viên trong cộng đồng bỏ phiếu thực sự và qua đó cho thấy chính xác sự lựa chọn cá nhân của họ đối với hàng hóa công cộng. Thứ hai, giả định rằng tổng phí tổn và phí tổn bình quân hàng hóa đối với cộng đồng được biết và chia đều giữa mọi công dân. Sau cùng, với Bowen giả định rằng “một vài đường cong thay thế biên tế cá nhân [nghĩa là đường cong cung cầu cá nhân] được phân bố theo quy luật sai sót thông thường”. (The Interpretation of Voting, trang 34).

Điều này đơn thuần có nghĩa là có nhiều đường cong cung cầu và đối với số lượng hàng hóa công cộng bất kỳ được cung cấp, sẽ có nhu cầu tụ họp thật cân đối về mô thức. Một cộng đồng như thế được minh họa dễ dàng trong Hình 24-2, cho thấy sự tập hợp các nhu cầu về nhu cầu của cử tri trung bình. Phân chia hưởng số thu từ thuế theo tỉ lệ (ACIN) như nhau đối với mỗi cử tri-người tiêu dùng. Lúc này hãy xét việc cung cấp một số số lượng hàng hóa công cộng trong Hình 24-2. Rõ ràng đối với số lượng hàng hóa như nhau, những người có yêu cầu khác nhau sẵn sàng đóng những mức thuế khác nhau. Vì thế, đối với Qj, những ai đánh giá hàng hóa cao đều sẵn sàng trả D7 , những ai đánh giá hàng hóa công cộng là giá trị thấp chỉ muốn trả giá và v.v... Thế nhưng, cử tri trung bình, các giá trị Q; ở một số tỉ lệ D4 vốn cao hơn phần chia hưởng từ thu thuế theo tỉ lệ đối với tất cả những người nộp thuế đang nhận hàng hóa công cộng AC IN (MC IN). Vì thế trong quá trình họp của thành phố áp dụng nguyên tắc đa số, Q đưa ra cao hơn Q1 sẽ được thông qua, bất kỳ Q được đưa ra cao hơn Q* chẳng hạn Q2 đều thất bại. Trong quá trình này, số lượng Q* được cử tri trung bình ưa thích hơn sẽ luôn đánh bại bất kỳ kiến nghị khác.

Quá trình cử tri trung bình trong một số tình huống đều thu được kết quả như nhau trong các biến thể khác của mô thức, chẳng hạn như bỏ phiếu gia tăng biên tế hàng hóa công cộng trong quá trình trưng cầu dân ý hay thông qua các đại diện được bầu chọn. Trong trường hợp sau, nếu người dân được tư vấn chính sách cụ thể và nếu đại biểu nhận dạng vấn đề cụ thể, thì kết quả quá trình phỏng chừng như kết quả trong Hình 24-2. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bỏ phiếu. Công chức hoạt động trong một số cơ quan có thể làm đảo lộn kết quả cân bằng Bowen bằng cách sử dụng chương trình nghị sự hay đơn thuần bằng cách đại diện và bỏ phiếu nhiều vấn đề khác nhau. Vì thế, quá trình bầu cử theo nguyên tắc đa số không đảm bảo rằng sự lựa chọn hàng hóa công cộng của cử tri sẽ tối ưu hóa. Đây có vẻ là một hệ thống thực tế để phỏng chừng các lựa chọn.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)