Mục lục bài viết
1. Thông tin không cân đối
Kinh tế học thông tin như một bộ phận chính của kinh tế vi mô mới làm phát sinh nhiều vấn đề lý thú liên quan đến chất lượng sản phẩm. Vấn đề chính liên quan đến việc xác định chất lượng sản phẩm và loại thông tin mà người mua và người bán có trước khi mua sản phẩm. Nếu người bán nắm thông tin về chất lượng sản phẩm mà người mua không có thì người bán có động cơ bán sản phẩm hay dịch vụ có phẩm chất thấp.
Một biến thể của vấn đề thông tin trong thị trường lao động, người lao động khác nhau có những sức sản xuất tiềm năng khác nhau mà người tuyển dụng chưa biết. Vì thế, để làm cho thông tin tốt hơn, người tuyển dụng phát triển kỹ thuật sàng lọc để phân loại người lao động có tiềm năng. Kỹ thuật sàng lọc hiệu quả “báo hiệu” những người lao động nào là người có sức sản xuất tiềm năng cao nhất. Chẳng hạn căn cứ vào thành tích học tập hay khả năng ngôn ngữ và toán học bẩm sinh. Như lý thuyết kinh tế dự đoán, người tuyển dụng sẽ có khuynh hướng sử dụng kỹ thuật sàng lọc nhấn mạnh đặc tính có thể đánh giá đáng tin cậy bằng phí tổn thấp. Từ quan điểm của người lao động tiềm năng, cũng nên lưu ý cá nhân có sự kiểm soát đối với một vài thuộc tính mong muốn nhiều hơn những vấn đề khác, chẳng hạn giáo dục so với diện mạo hình thể, giới tính hay chủng tộc.
Từ lúc Friedrich Hayek tiên phong trong khái niệm thị trường như người xử lý thông tin, nói chung khái niệm thừa nhận bản thân giá cả đã là một “báo hiệu”. Nhưng báo hiệu đáng tin như thế nào? Thông tin có thể là không cân đối. Khả năng có thể và ngụ ý của thông tin không cân đối trong thị trường kinh tế được George Akerlof phân tích trong một nghiên cứu thị trường ô tô. Trong thị trường này, đối với người mua thật khó có thông tin đầy đủ trước khi mua. Một ô tô mới có thể đáng tin và không gặp trục trặc hay cần phải kiểm tra thường xuyên. Khách hàng thường không biết cũng như anh ta hoặc chị ta không thể biết nếu ô tô là một vật vô tích sự hoặc cho đến sau khi mua.
2. Ví dụ trong thị trường ô tô
Xét ví dụ cung cấp nhiều thông tin từ thị trường ô tô đã qua sử dụng. Người mua loại ô tô này yêu cầu ôtô cùng các loại hàng hóa khác dựa trên cơ sở giá cả của ô tô đã qua sử dụng và xác suất đây không phải là món hàng vô tích sự. Nếu giá ban đầu của ô tô đã qua sử dụng không bán tống bán tháo trên thị trường - giả sử giá “quá cao” và chất lượng cung cấp vượt khỏi số lượng yêu cầu - thì vẫn chưa rõ liệu sự giảm giá có cải thiện vấn đề hay không. Tại sao không? số lượng yêu cầu có thể không tăng như lý thuyết SCI lượng cho chúng ta biết. Thực ra, toàn bộ đường cong cầu dành cho ô tô đã qua sử dụng thay đổi sang trái do nhận thức của khách hàng rằng ô tô đưa ra chào bán với giá tháp chắc hẳn phải là đồ bỏ đi. Cung vượt cầu trong ô tô đã qua sử dụng xét cho cùng không hề giảm, và trong giới hạn, thị trường ô tô đã qua sử dụng sẽ biến mất hoàn toàn. Kết quả chắc chắn xảy ra nhiều hơn là ô tô đã qua sử dụng sẽ bán “giảm giá” thấp hơn giá trị giảm giá thông thường. Nhưng giảm giá sẽ khiến những sở hữu chủ ô tô đã qua sử dụng chất lượng “cao” thất vọng không bán được, qua đó giảm số lượng trao đổi làm tăng phúc lợi tiềm năng diễn ra giữa người mua và người bán. Các nhà buôn ô tô có uy tín tốt đưa ra cam kết bảo hành hay bảo đảm thường chiếm lợi thế khi bán ô tô đã qua sử dụng hơn các hãng làm ăn chụp giật.
3. Kinh tế học và xã hội học
Phân tích kinh tế cũng thâm nhập vào vấn đề từng được xem là nằm trong phạm vi xã hội học. Thêm một lần nữa, Gary Becker (The Economic Approach to Human Behavior) là người tiên phong trong việc phát biểu có hệ thống lý thuyết kinh tế tương tác xã hội và tổ chức gia đình. Trong khi các nhà xã hội học và tâm lý học thường xem gia đình như một tập hợp phức tạp các mối quan hệ và hoạt động giữa cá nhân với nhau, Becker xem đó là hình thức tổ chức kinh tế. Trong ngôn ngữ của nhà kinh tế học, hôn nhân là hợp đồng hai bên, xác định không đầy đủ nhằm thực hiện các nghĩa vụ hiện và ẩn. Hẹn hò trước khi cưới được xem là đầu tư thông tin về bạn đời tương lai. Tâm trạng “đang yêu” ngụ ý hàm hiệu dụng tương thuộc: những cuộc hôn nhân thành công nhất được tiến hành bởi những người mà sự lựa chọn và giá trị của họ liên quan mật thiết, ngoài ý nghĩa chăm sóc lẫn nhau ra.
Lý thuyết kinh tế gia đình cũng cho rằng “chủ hộ” thường quan tâm đến lợi ích của các thành viên trong gia đình, điều hành và phân phối tài sản gia đình theo kiểu tối ưu-Pareto. Ở những gì mà Becker gọi là “Định lý trẻ hư”, tất cả thành viên gia đình đều có động cơ phải hành động sao cho hàm hiệu dụng của chủ hộ được tối đa hóa. Sự sắp xếp này, nghĩa là chủ hộ phân phối tài nguyên theo kiểu tối ưu Pareto cho phép từng thành viên trong gia đình khâm khá hơn khi anh ta trong vị thế cô lập, hàm hiệu dụng duy nhất của chủ hộ được cho là nắm bắt hiệu dụng toàn bộ gia đình, sao cho quyết định của chủ hộ thường phải tính đến hiệu dụng tập thể gia đình. Đến lượt, gia đình theo Becker sẽ hành xử then hàm hiệu dụng của chủ hộ. Quyết định về sự biến đổi tiêu khiển trong công việc gia đình hay công việc thị trường, như phân tích ở trên phát sinh chính trong bối cảnh này. Theo cách giải thích này, phạm trù xã hội-tâm lý học của “việc đóng vai trò” trong đơn vị gia đình trở thành sự diễn đạt chuyên môn hóa thừa nhận nguyên tắc phí tổn và lựa chọn kinh tế hợp lý. Mặc dù tiếp cận này gây nhiều tranh cãi, nhưng hiểu biết sáng suốt của Becker đã giải thích nhiều hiện tượng xã hội mà giới xã hội học phải nhọc công mới thấu hiểu và giải thích. Chẳng hạn, hãy xét tỉ lệ kết hôn và tỉ lệ sinh.
4. Khi hôn nhân được xem là hợp đồng
Khi hôn nhân được xem là hợp đồng định nghĩa không đầy đủ được đưa vào theo phí tổn và lợi ích nhận thức của các bên tham gia, thì có thể làm cho những lợi ích và phí tổn này trở thành minh bạch trong mối quan hệ ra quyết định. Về mặt phí tổn, hôn nhân có nghĩa là mỗi bên hy sinh một số độc lập và đưa ra nhiều cam kết về thói quen cá nhân, tình bạn và định hướng chi tiêu. Về mặt lợi ích, hôn nhân cung cấp tình vợ chồng, chăm sóc yêu thương nhau, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh và nuôi dạy con. Thế nhưng, ngoài những lợi ích này, hôn nhân còn tạo ra cơ hội hưởng thụ lợi ích kinh tế từ chuyên môn hóa và phân công lao động. Theo truyền thống, phân công lao động đặt đối tác nam trong hôn nhân ở vị trí người hưởng lương chính trong thu nhập thị trường thông qua công việc thị trường bên ngoài nhà. Cho đến những thập niên gần đây, ở các nền kinh tế phát triển, đối tác nữ ít nhiều chuyên môn hóa trong sản xuất gia đình và nuôi dạy con. Mặc dù mô hình này đang thay đổi ở các nước phát triển, vấn đề quan trọng miễn là kỹ năng thay đổi rất lớn giữa các đôi vợ chồng, thu nhập đối với người chồng hay vợ từ chuyên môn hóa và trao đổi đều có tiềm năng lớn và tích cực.
“Cách mạng nữ giới” trong ba bốn thập niên qua thay đổi cấu hình này đối với rất nhiều cá nhân. Luật pháp và thông lệ giảm bớt rất đáng kể đối xử phân biệt với nữ giới ở nơi làm việc. Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành kỹ sư, luật sư và bác sĩ. Trong nhiều lĩnh vực trên thương trường, cơ hội học vấn và các đầu tư khác trong vốn con người đã và đang rộng mở cho nữ giới. Kết quả là mức độ kỹ năng của hai phái đang thu hẹp. Ngày càng có nhiều kỹ năng tương tự nhau, thu nhập kinh tế từ chuyên môn hóa và trao đổi giữa nam và nữ trong khuôn khổ hôn nhân rõ ràng đều giảm. Chỉ riêng yếu tố kinh tế (không xét các yếu tố khác), lý thuyết kinh tế dự đoán có sự giảm sút thu nhập khi kết hôn sẽ dẫn đến sự giảm sút tỉ lệ kết hôn và gia tăng tỉ lệ ly hôn - nhất là kinh nghiệm trong thời gian gần đây của nhiều nước phát triển.
Khi ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động (thị trường) và thu nhập gia đình tăng, chúng ta nhận thấy hiện tượng khác với ngụ ý kinh tế: sự giảm sút tỉ lệ sinh. Dân số gia tăng đòi hỏi cha mẹ phải đáp ứng nhu cầu sinh hoạt liên tục cho con cái. Cách đây đã lâu các nhà kinh tế học cổ Điển cho rằng thu nhập tăng sẽ khuyến khích sự gia tăng sinh sản, điều mà theo Ricardo, sau cùng dẫn đến tình trạng tĩnh. Phân tích của Becker vượt khỏi khuôn khổ tăng dân số của Malthus bằng việc bổ sung một nghiên cứu quan trọng: không những mức thu nhập giải thích sự gia tăng dân số mà còn là giá “tương đối” của trẻ em.
5. Phí tổn của việc nuôi dạy con cái
Phí tổn toàn bộ của việc nuôi dạy con cái không chỉ phụ thuộc vào chi phí trực tiếp mà còn là phí tổn cơ hội cha mẹ phải gánh chịu. Những phí tổn cơ hội này gia tăng khi thu nhập gia đình tăng, nhât là khi phí tổn cơ hội của người mẹ tăng. Do đó, luôn có thành kiến đối với sinh sản đi kèm với tăng trưởng kinh tế. Ớ hầu hết các nước kém phát triển, nhất là những nước sống chủ yếu vào nông nghiệp, trẻ em tượng trưng cho đầu vào lao động trực tiếp, và dối với cha mẹ, chúng được xem là đáng giá như nguồn lao động. Tiền lương thấp trong những nước như thế duy trì phí tổn cơ hội khi sinh con ở mức thấp. Trái lại, “giá” khi có thêm con lại cao ở các nước phát triển và bởi lẽ phí tổn cơ hội của bố mẹ cũng cao. Thay vì nuôi thêm một đứa con, bố mẹ lại quyết định cải thiện mức sống của họ và của số con hiện có bằng cách chi tiêu nhiều hơn vào giáo dục, nhà ở hay một dải rộng các hàng hóa khác. Một phần việc ra quyết định kinh tế hợp lý và áp dụng luật cung cầu mới lạ giải thích tỉ lệ sinh thấp ở các nước phát triển và tỉ lệ sinh cao ở các nước kém phát triển.
LUẬT MINH kHUÊ (Sưu tầm)