Mục lục bài viết
1. Khái niệm hợp đồng được hiểu như thế nào?
Hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập , thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Trong đó, quyền dân sự được hiểu là khả năng được phép xử sự theo một cách nhất định của chủ thể trong quan hệ dân sự để thực hiện, bảo vệ lợi ích của mình. Còn nghĩa vụ dân sự là việc mà một hoặc nhiều chủ thể có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác nhau.
2. Các hình thức của hợp đồng theo quy định hiện nay ?
Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện của hợp đồng để ghi nhận sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng. Các bên có thể thoả thuận về hình thức của hợp đồng bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể nào đó và khi các bên thoả thuận về việc giao kết hợp đồng bằng một trong ba hình thức này thì hợp đồng được xem là có hiệu lực và các bên phải tuân theo quy định về nội dung của hình thức hợp đồng đó . Trong đó, hợp đồng được giao kết theo hình thức bằng lời nói được thực hiện một cách khá đơn giản, nhanh chóng , ít tốn kém nhất và cũng có nhiều rủi ro nhất. Thời điểm hình thành hợp đồng miệng là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung của hợp đồng theo quy định tại K3 Điều 400 của Bộ luật dân sự 2015.
3. Hợp đồng qua email là gì?
Email là từ thường được mọi người sử dụng để trao đổi tài liệu, thư từ với nhau thông qua môi trường điện tử và được dùng như một phương tiện trao đổi thông tin qua mạng Internet khá phổ biến hiện nay.
Hợp đồng qua email là một hợp đồng dạng điện tử, được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản, là sự thoả thuận giữa các bên để nhằm làm rõ mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ thông qua thư điện tử và cơ quan lưu trữ dữ liệu điện tử nhằm đạt một mục đích nhất định trong điều kiện mạng. Cái gọi là email dựa trên giao thức mạng và các thông tin như thư, ghi chú, tài liệu, hình ảnh hoặc âm thanh được nhập từ thiết bị đầu cuối, khác thông qua máy chủ thư. Trao đổi dữ liệu điện tử thông qua mạng máy tính theo tiêu chuẩn đã thoả thuận , sử dụng các phương tiện điện tử để truyền và xử lý dữ liệu thương mại có cấu trúc nhất định.
4. Ký hợp đồng qua email có đúng luật không?
Với sự phổ biến của văn phòng trực tuyến, văn phòng tại nhà, cộng tác từ xa , các hình thức kinh doanh online và với nhiều mô hình kinh doanh khác nhau hiện nay thì việc giao kết các hợp đồng điện tử qua internet ngày càng phổ biến.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản .
Hiệu lực bằng văn bản của hợp đồng ký qua email trong thế giới thương mại điện tử không có giấy tờ không chỉ đơn giản là việc cấy ghép các thông số kỹ thuật của hợp đồng truyền thống vào các giao dịch trực tuyến mà là làm thế nào để tái tạo lại giá trị pháp lý của các hợp đồng truyền thống trong môi trường mạng. Và trong quy định của các văn bản pháp luật hiện hành không có quy định nào quy định về việc cấm giao dịch thực hiện qua hợp đồng qua email. Bên cạnh đó, nên việc ký hợp đồng qua email không bị sai so với quy định của pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, để việc ký hợp đồng qua email có hiệu lực thì các bên tham gia hợp đồng phải đảm bảo nguyên tắc :
- Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
- Các bên tham gia hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập ;
- Các chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải tự nguyện ;
- Tự lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để giao dịch, tự thoả thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện hợp đồng qua email ;
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Giao dịch điện tử được thực hiện phải bảo đảm được việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của nhà nước, lợi ích của công cộng.
5. Cách thức ký hợp đồng qua email
Ký hợp đồng qua email là một quá trình đơn giản và nhanh chóng. Để thực hiện việc ký hợp đồng qua email chúng ta có thể thực hiện như sau:
Đầu tiên, sử dụng công cụ thiết kế tài liệu thông minh để chỉnh sửa nội dung hợp đồng hoặc nhập trực tiếp từ tài liệu word, điền các thông tin hợp đồng có liên quan của hai bên và xác nhận, một bên sẽ sử dụng con dấu điện tử ( một đối tượng tương tự như kích thước của ổ đĩa flash USB được đưa vào máy tính). Sau khi nhập mật khẩu tài khoản của mình, nhập chuột vào khoảng trống bên dưới tệp điện tử và con dấu công ty màu đỏ sẽ được in vào vị trí được chỉ định . Sau đó một bên sẽ truyền hợp đồng cho bên còn lại qua mạng internet để gửi đến email của bên kia, bên còn lại sẽ kiểm tra và thực hiện việc ký đóng dấu theo phương pháp tương tự. Bằng cách này, một hợp đồng điện tử ràng buộc về mặt pháp lý sẽ có hiệu lực.
6. Hợp đồng ký qua email bị vô hiệu khi nào?
Hợp đồng ký qua email sẽ bị vô hiệu trong trường hợp sau:
- Hợp đồng ký qua email vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội ;
- Hợp đồng qua email được thực hiện một cách giả tạo ;
- Hợp đồng qua email được thực hiện bởi người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự , người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, do người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện ;
- Hợp đồng qua email được thực hiện do bị nhầm lẫn :
- Hợp đồng qua email được thực hiện do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép ;
- Hợp đồng qua email được thực hiện do người lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình ;
- Hợp đồng qua email được thực hiện nhưng không tuân thủ theo hình thức quy định của các văn vản pháp luật có liên quan.
Trên đây là bài viết tham khảo của công ty luật Minh Khuê về việc ký hợp đồng qua email có vi phạm pháp luật không? Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ đến bộ phận hỗ trợ pháp luật miễn phí của công ty luật Minh Khuê qua số tổng đài 1900.6162. Xin cảm ơn!