Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng và được cả thế giới quan tâm. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, và các bạn học sinh cũng cần phải có trách nhiệm này. Các bạn ở lứa tuổi học sinh thường chưa có một cái nhìn toàn diện và hiểu được sâu sắc ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, nhiều bạn học sinh còn chưa thật sự biết cần làm gì để bảo vệ môi trường, Chính vì thế, bài viết dưới đây xin đưa ra một vài gợi ý mà các bạn học sinh có thể làm ngay bây giờ để bảo vệ môi trường.
1. Khái quát về môi trường?
Trước tiên, chúng ta cần phải làm rõ câu hỏi "môi trường là gì?". Có thể nói, môi trường là một khái niệm rất rộng, ở góc độ chung nhất có thể hiểu là tất cả những điều kiện quan trọng, thiết yếu cho sự sống của con người nói chung và các sự sống khác tồn tại song song với sự tồn tại của con người. Hay hiểu một cách đơn giản hơn, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh còn người, có ảnh hướng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố sau đây: không khí, nước, đất, ánh sáng, âm thanh, lòng đất, núi, sông, khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên,.....Trong đó đất, nước, cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái là các yếu tố tự nhiên, yếu tố này xấu hiện và tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người. Khu dân cư, khu sản xuất,.... là yếu tố vật chất nhân tạo, các yếu tố do con người tạo ra, tồn tại và phát triển phụ thuộc vào ý chí của con người.
>> Xem chi tiết: Môi trường là gì? Vai trò của môi trường là gì? Ý nghĩa bảo vệ môi trường?
2. Thực trạng môi trường hiện nay
Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng của nhân loại, bởi hiện nay, ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động.
Tại Việt Nam, ô nhiễm, nhất là ô nhiễm nước, ô nhiễm không,.....khí thật sự là một tình trạng báo động. Về ô nhiễm nguồn nước, ở lưu vực các con sông, đặc biệt là ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy, Bắc Hải Hưng, Gia Vu - Thu Bồn,.....diễn ra rất nghiêm trọng. Lượng nước thải đô thị phát sinh ngày càng lớn, hầu hết không qua xử lý, xả trực tiếp ra môi trường. Theo thống kê, hơn 250 cụm công nghiệp đã thải ra môi trường 550.000 m3 nước thải, trong đó có rất nhiều nước thải chưa được xử lý. Khoảng 615 cụm công nghiệp thì chỉ có 5% trong số đó có hê thống xử lý nước thải đúng quy chuẩn, theo quy trình mà pháp luật quy định, còn lại đều xả thải trực tiếp hoặc không xử lý theo đúng quy chuẩn được đề ra. Có thể nói, lượng nước thải đô thị phát sinh ngày càng lớn, hầu hết không qua xử lý, xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tại các khu đô thị, khu dân cư; hạ tầng thu gom, xử lý nước thải chưa đáp ứng được yêu cầu.
Về ô nhiễm không khí, hiện nay, bên cạnh các khu công nghiệp, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Điều này có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở địa phương, tuy nhiên nó cũng là nguyên nhân của việc ô nhiễm môi trường nhất là ô nhiễm không khí. Tình trạng ô nhiễm không khí là do nguyên liệu chủ yếu được sử dụng trong các ngành nghề truyền thống chủ yếu là than, lượng bụi và khó Co, CO2, SO2, và NOX thải ra trong quá trình sản xuất là rất cao. Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiên nay cả nước có 2700 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu người lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên. Có thể nói, tình trạng ô nhiễm tại nước ta ngày càng trở nên nghiêm trọng, theo thống kê, Hà Nội đứng đầu bảng về chỉ số ô nhiễm không khí với chỉ số AQI tại Hà Nội trung bình là 202, tiếp đến là Bắc Ninh (nơi có rất nhiều làng nghề) có mức độ AQI là 171, đứng thứ ba là Thanh Hoá với mức độ AQI là 165,.....Lượng bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội cao gấp 21.9 lần so với giá trị tiêu chuẩn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Tại Thành phố Hồ Chí Minh lượng bụi mịn PM2.5 cao gấp 16,4 lần so với giá trị tiêu chuẩn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Hiện nay, tại Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh nguồn phát thải bụi mịn chủ yếu đến từ các phương tiện giao thông, sau đó là các hoạt động công nghiệp và hoạt động dân sinh, thương mại. Tính đến tháng 2/2020, Việt Nam có gần 3,6 triệu xe ô tô và hơn 45 triệu xe máy, các phương tiện này, như đã nói ở trên là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm không khí.
Về ô nhiễm đất, ở Việt Nam hiện nay có hơn 33 triệu ha diện tích đất tự nhiên, trong đó có hơn 22.226.830 ha diện tích đang được sử dụng, chiếm khoảng 68,83% tổng quỹ đất. Còn 10.667.577 ha đất chưa được sử dụng, chiếm khoảng 33,04% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp ít, chỉ có 8,146 triệu ha chiếm 26,1% diện tích đất tự nhiên. Theo báo cáo từ Cục Môi trường Việt Nam, chất lượng đất ở hầu hết các khu vực đô thị đông dân cư đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nguyên nhân là do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và rác thải từ các hộ dân. Hiện nay, đi dọc theo bất cứ con đường, góc phố nào, hình ảnh rác thải sinh hoạt vất bừa bãi gây mất mỹ quan đô thị ảnh hưởng đến chất lượng đất xung quanh là hình ảnh rất phổ biến. Và ngay cả ở nông thôn, việc rác thải sinh hoạt vất bừa bãi không thể kiểm soát được. Bên cạnh đó, quỹ đất quỹ đất càng ngày càng thấp và giảm theo thời gian do sức ép của sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với đặc điểm diện tích đất ở nước ta chiếm 3/4 là đồi núi, do điều kiện tự nhiên các quá trình khoáng hoá diễn ra rất mạnh trong đất nên đất rất dễ bị rửa trôi, xói mòn, nghèo chất hữu cơ và chất dinh dưỡng gây nên tình trạng thoái hoá đất, đất bị thoái hoá rất khó để có thể khôi phục lại sự mầu mỡ của đất như lúc ban đầu. Có thể nói, tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm đất đang diễn ra ngày càng phổ biến gây ảnh hướng rất lớn tới cuộc sống của người dân.
>> Tham khảo: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về bảo vệ môi trường hay nhất
3. Tại sao cần phải bảo vệ môi trường?
Trước tình trạng môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, khắp nơi trên thế giới các hoạt động bảo vệ môi trường đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Bởi việc ô nhiễm môi trường đang diễn ra một cách nhanh chóng và rất khó để có thể kiểm soát và vấn đề ô nhiễm môi trường đang trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
Ô nhiễm môi trường dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra hết sức phức tạp, thời tiết trở nên khắc nghiệp hơn, các hiện tượng như mưa axit, nước biển dâng, sa mạc hoá diễn ra phổ biến hơn. Theo một số điều tra, Trái Đất nóng hơn 40oC so với kỷ băng hà cách đây 13.000 năm. Đặc biệt trong 100 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình tăng 0,6o - 0,7o, và trong khoảng 100 năm tới sẽ tăng khoảng từ 1,4oC đến 5,8oC. Sự nóng lên toàn cầu có tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội. Cụ thể, việc nhiệt độ tăng kéo theo việc băng ở hai cực tan nhan dẫn đến tình trạng nước biển dâng, làm gia tăng các cơn bào, suy giảm tầng ozon. Một khi nước biển dâng, các nước chịu ảnh hưởng lớn nhất là các nước ven biển, khi nước biển dâng, dẫn đến việc xâm thực, diện tích đất bị thu hẹp, các cơn báo xuất hiện nhiều hơn, mạnh hơn, các hiện tượng thiên tai khắc nghiệt như lốc xoáy,....diễn ra thường xuyên hơn. Ngoài ra, một số loài không kịp thích ứng với sự thay đổi của môi trường sẽ bị tuyệt chủng.
Cùng với đó, ô nhiễm môi trường khiến cho nguồn nước sạch trở nên han hiếm, đất bị ô nhiễm khiến cho sức khoẻ của co người bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
4. Học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Đứng trược thực trạng môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, chúng ta cần chung tay để bảo vệ hành tinh của mình. Việc bảo vệ môi trường không phải chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức bảo vệ môi trường, việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi cá nhân.
Đối với học sinh, các bạn có thể bảo vê môi trường thông quá các hành động phù hợp với lứa tuổi của bản thân, các hành động dù nhỏ nhưng được làm thường xuyên cũng sẽ góp phần rất lớn để bảo vệ môi trường, chẳng hạn như,
STT | HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG |
1 | vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi; |
2 | hạn chế sử dụng túi nilong, chất thải nhựa; |
3 | tái chế các đồ dùng bằng nhựa như, sử dụng chai nhựa cũ để trồng cây, trồng hoa; |
4 | nhắc nhở mọi người xung quanh giữ gìn vệ sinh chung; |
5 | tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường; |
6 | tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường dành cho học sinh; |
7 | không sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã; |
8 | ưu tiên sử dụng các vật liệu tác chế, các sản phẩm thân thiện với môi trường trong học tập hay lựa chọn quần áo trang phục,..... |
Có rất nhiều cách để các bạn học sinh có thể làm để chung tay bảo vệ môi trường và mọi hành đông bảo vệ môi trường đều có giá trị như nhau từ hành động nhỏ như chỉ là việc vứt rác đúng nơi quy định của một cá nhân đến các chương trình, phòng trào lớn. Vì mục đích cuối cùng trong hoạt động bảo vệ môi trường là nâng cao nhân thức bảo vệ môi trường từ tất cả mọi người để tất cả mọi người đều có ý thức trong việc cùng nhau giữ gìn và bảo vệ môi trường.
>> Xem thêm: Đoạn văn nói lên suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường hay nhất
Mọi vấn đề thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến môi trường, đất đai, quy trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật,....xin liên hệ 19006162 để được tư vấn chi tiết. Trân trọng.