Mục lục bài viết
1. Tầng ozon là gì?
Tầng Ozon là một lớp sâu trong tầng bình lưu, bao quanh Trái đất, chứa một lượng lớn Ozon. Nhờ có lớp Ozon này, mà phần lớn tia cực tím trong ánh sáng mặt trời đã bị hấp thu, giúp bảo vệ động, thực vật khỏi tác hại của loại tia này. Dưới tác động của áp suất, nhiệt độ, các điều kiện tại tầng bình lưu và quan trọng nhất lại là tia cực tím, một nguyên tử Oxi (O2) sẽ kết hợp với một phân tử Oxi (O) để tại ra Ozon có công thức là O3) và tạo ra một tầng có rất nhiều Ozon nên được gọi là tầng Ozon.Trên thực tế, Ozone xuất hiện cả ở mặt đất, tuy nhiên chúng có nồng độ thấp, chỉ ở tầng bình lưu mới đậm đặc và hợp thành một lớp áo giáp bảo vệ trái đất.
Ozon có thể chia thành hai loại:
- Loại tốt: Được tạo ra từ tự nhiên nằm ở tầng bình lưu.
- Loại hại: Là sản phẩm của các phản ứng hóa học giữa oxit của nito và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) do các hoạt động của con người, chúng thường ở tầng đối lưu hoặc mặt đất. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (gọi tắt là các chất được kiểm soát) là các chất, hợp chất được quy định tại các Phụ lục A, B, C, E và F của Nghị định thư Montreal
2. Vai trò của tầng ozon
Ozon có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trái đất, môi trường sống và với con người chúng ta. Nhiệm vụ của tầng ozon là hấp thụ các tia cực tím từ bức xạ của mặt trời, không cho chúng chiếu xuống trái đất, giúp bảo vệ sự sống và môi trường trên trái đất. Tia cực tím là những tia rất có hại cho sức khỏe con người, nhờ tầng ozon che chắn, con người có thể tránh được việc mắc phải các bệnh về da và ung thư, ngăn cản được những tác động xấu đến sự đa dạng sinh học và bảo vệ được sự cân bằng sinh thái trên trái đất.
Thứ nhất, là bảo vệ sự sống trên trái đất:
Như đã đề cập ở mục tầng Ozon là gì? Thì chúng ta đã biết, nó giúp hấp thụ các tia cực tím rất có hại với động thực vật trên Trái Đất. Nếu không có tầng này, toàn bộ tia cực tím trong ánh sáng mặt trời sẽ được chiếu thẳng xuống Trái Đất, thực vật sẽ cháy khô còn động vật sẽ phải đối mặt với các vấn đề về da như ung thư da, bỏng, cháy khi tiếp xúc với ánh sáng.
Ở các vùng xích đạo và cận xích đạo, chỉ số tia cực tím rất cao và nếu bạn tắm nắng ở đó chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đáng sợ. Đấy là đã được tầng Ozon hấp thụ đi phần lớn rồi, nếu không có chúng thì bạn biết mọi chuyện sẽ như thế nào.
Thứ hai, Duy trì sự ôn hòa của khí hậu:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc suy giảm của tầng Ozon hoặc thủng là một phần tác động lớn đến biến đổi khí hậu, chính vì điều này nên một vai trò ít được nhắc đến của tầng Ozon là sự duy trì một nền khí hậu ổn định và ôn hòa cho các vùng của Trái Đất.
3. Vai trò của ozon trong đời sống
Ozon được con người nghiên cứu và ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, song song với vai trò của tầng Ozon, chúng ta không thể không nhắc đến Ozon, một chất được ứng dụng và giúp ích rất nhiều trong cuộc sống của con người.
Làm chất sát trùng: Ozon là hợp chất có tính sát khuẩn và khử trùng rất cao, chính vì yếu tố này mà nó được ứng dụng trong y tế, khử trùng nước sinh hoạt thay cho Clo như trước đây. Tất nhiên, giá của nó cao hơn Clo nên vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực này.
Cải tạo nước thải: Ozon cũng có khả năng cải tạo lại nguồn nước thải, khử độc các chất như Phenol, nông dược, thuốc diệt sâu, trừ cỏ, hợp chất Xianua, các hợp chất hữu cơ gây bệnh… và hơn nữa, ozon có thể tác dụng với các ion kim loại như thiếc, chì, mangan, sắt… nhằm biến nước thải thành vô hại.
Ứng dụng trong lĩnh vực thủ sản, bao gồm:
- Người ta sử dụng ozon để khử trùng nước biển sau khi qua bể lắng được bơm trực tiếp qua hệ thống ozon trước khi cho vào bể chứa, không cần phải qua giai đoạn xử lý bằng hoá chất.
- Ozon sẽ không làm thay đổi tính chất của nước biển, tạo môi trường sống tự nhiên cho các loài thủy hải sản.
- Không cần phải tốn thời gian để xử lý hóa chất, dễ dàng nâng cấp, di dời hệ thống.
- Nhờ có ozon mà người ta giữ môi trường ao nuôi không bị ô nhiễm trong quá trình nuôi.
- Tránh được rủi ro, nguy cơ tiềm tàng trong việc thay nước.
Ứng dụng trong công nghiệp, bao gồm:
- Khử trùng nước uống trước khi đóng chai, cho ra thành phẩm đến tay người tiêu dùng
- Khử trùng các chất gây ô nhiễm có trong nước bằng các phương pháp hóa học
- Hỗ trợ lớn rong quá trình kết tụ các phân tử, được sử dụng chủ yếu trong quá trình lọc để loại bỏ asen và sắt
- Làm sạch và tẩy trắng vải
- Hỗ trợ trong việc gia công các chất dẻo để tạo nên độ kết dính
- Dùng để đánh giá tuổi thọ trong các mẫu cao su để từ đó xác định chu kỳ tuổi thọ của cả lô cao su
Ứng dụng trong y tế, bao gồm:
- Kết hợp với ion hypoclorit được sản xuất một cách tự nhiên bởi các tế bào bạch cầu cùng rễ của loài cây cúc vạn thọ chính là phương pháp tiêu diệt các vật thể lạ.
- Cân bằng chống oxi hóa và hỗ trọ oxi hóa của cơ thể, vì thường thì cơ thể sẽ phản ứng với sự hiện diện của nó bằng cách sản sinh ra các enzim chống oxi hóa.
- Ozon được xem như máy làm sạch không khí để từ đó sản xuất ra oxi hoạt hóa.
- Ozon cũng được tìm thấy để chuyển đổi cholesteron trong máy thành cụng tuy nhiên nó lại gây nên bệnh Alheimer.
- Trong bệnh viện người ta cũng hay trồng cây thông vì nó tạo ra khí O3 nhiều.
4. Nguyên nhân gây ra thủng tầng Ozon
Hiện nay tầng Ozon đang ở mức báo động vì việc bị suy giảm. Nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm của tầng Ozon có thể chia thành hai loại:
Nguyên nhân bắt nguồn từ tự nhiên
Mặt trời, gió và tầng bình lưu nếu bị thay đổi góp phần làm tầng ozon suy giảm. Tuy nhiên đây chỉ là tác động tạm thời, gây ra không vượt quá 2%
Nguyên nhân bằng nguồn tư hoạt động con người
Nguyên nhân chính làm cho tầng Ozon giảm đến mức báo động chính là các hoạt động của con người. Cụ thể là sự giải phóng quá mức clo và brom từ các hơp chất nhân tạo như CFC, halon, CH 3 CCl 3,.. Các chất khí này được gọi là ODS – các chất làm suy giảm tầng ôzn chính.
Đối với khí CFC, có thời gian được con người sử dụng khí trong điều hòa và tủ lạnh rộng rãi, và sau đó các nhà khoa học đã phát hiện ra khí này làm thủng tầng O zon, đặc biệt ở Nam Cực đến mức báo động. Hiện khí này bị cấm sản xuất hay sử dụng trong các hoạt động sản xuất.
Conserve-energy-future cho biết: Các gốc tự do clo và brom phản ứng với phân tử ozone và phá hủy cấu trúc phân tử của chúng, do đó làm suy giảm tầng ozone (1 nguyên tử clo có thể phá vỡ hơn 1, 00.000 phân tử ozone, nhưng 1 nguyên tử Brom lại tàn phá được gấp 40 lần 1 nguyên tử clo)
Một nguyên nhân khác gây ra thủng tầng ozon chính là ô nhiễm không khí. Đó chính là nguyên nhân đáng kể không những ảnh hưởng đến tầng ozon mà còn tác động đến sức khỏe con người.
5. Hậu quả việc suy giảm tầng Ozon đem lại
Tác động đối với con người
Sự suy giảm tầng ozon chính là nguyên nhân gây ra ung thư da, hình thành khối u ác tính. Bên cạnh đó nếu tiếp xúc với tia UV sẽ ảnh hưởng xấu, gây các bệnh về mắt
Tác động đối với hệ động – thực vật
Làm hủy hoại các sinh vật nhỏ: Thủng tầng o zon sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái động thực vật biển. Tia UV tăng lên thì sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của các loài tôm, cua, cá,… Làm giảm khả năng sinh sản của chúng.
Đối với thực vật, chúng ta sẽ thấy sự thiệt hại của thảm thực vật qua các yếu tố như quá trình phát triển, thành phần dinh dưỡng,… Khả năng phát triển của chúng cũng bị suy giảm do hiện tượng này
Làm giảm chất lượng không khí
Làm giảm chất lượng không khí: Tầng ozon suy giảm kéo theo lượng rất lớn bức xạ tử ngoại UV-B đến mặt đất, xác phản ứng hóa học từ đó cũng tăng lên và sẽ dẫn đến ô nhiễm khí quyển.
6. Việt Nam đang nỗ lực bảo vệ tầng ozon
Việt Nam đã tích cực triển khai các giải pháp kiểm soát và loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ozon giúp làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khỏe con người, duy trì sự ổn định kinh tế và các hệ sinh thái.
Thu hẹp “lỗ thủng” tầng ozone ,cho thấy sự ra đời của Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal cùng với lộ trình loại trừ dần các chất hydrofluorocarbon (HFC) đã mang lại nhiều lợi ích về khí hậu. Mặc dù HFC không phá hủy tầng ozone nhưng khi sử dụng, những môi chất lạnh này sẽ sản sinh khí nhà kính làm nhiệt độ (gây hại cho tầng ozone). Vì thế, việc giảm sử dụng các chất HFC sẽ tránh được sự gia tăng 0,4 độ C nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ 21.
Ngoài ta, Bản sửa đổi, bổ sung Kigali cũng tạo cơ hội để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực làm mát, quản lý loại trừ các chất HFC. Các công nghệ thay thế HFC mang lại cơ hội tạo ra hệ thống điều hòa không khí và các thiết bị làm lạnh tiết kiệm điện năng hơn, cho phép mở rộng hệ thống làm mát phục vụ con người mà không làm gia tăng các tác động đến khí hậu.
Là một trong những nước sớm gia nhập Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone kể từ tháng 1/1994, trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone theo lộ trình nghị định thư quy định
Đến nay, Việt Nam đã dần loại bỏ hoàn toàn các chất làm suy giảm tầng ozone như: Loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất CFC, Halon và CTC từ ngày 1/1/2010; cấm sử dụng methyl bromide không phục vụ kiểm dịch và khử trùng hàng xuất khẩu, loại trừ hoàn toàn tiêu thụ chất trợ nở hydrochloroflurocarbons (HCFC) nguyên chất được sử dụng trong sản xuất xốp từ 1/10/2015, qua đó đã đáp ứng nghĩa vụ loại trừ được 10% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC theo lộ trình.
Lưu ý thêm:
- Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) là đóng góp do quốc gia cam kết về ứng phó với khí hậu, bao gồm mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chính sách và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris.
- Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn là điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn thông qua loại bỏ việc sản xuất và tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và gây hiệu ứng nhà kính, tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường.
Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)