1. Làm giấy vay tiền viết tay có hợp pháp không ?

Thưa luật sư, Tôi sống tại Hà Nội, vừa qua tôi có cho một người bạn vay một khoản tiền nhưng giữa hai bên chỉ lập giấy cho vay tiền viết tay có chữ ký của hai bên. Đề nghị luật sư cho biết theo các quy định của pháp luật, việc cho vay tiền như vậy có hợp pháp hay không?
Cảm ơn luật sư!
Người gửi: LMT (Ba đình, Hà Nội)

>> Luật sư tư vấn giá trị pháp lý, hiệu lực giấy vay tiền, gọi ngay số: 1900.6162

Trả lời:

- Điều 471, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng vay tài sản được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 122, Bộ luật Dân sự 2005 bao gồm: 1. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự: Cá nhân có thể tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng vay tài sản là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không bị mất năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2, Điều 20, Bộ luật Dân sự thì người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng có thể tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng vay tài sản mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật; 2. Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; 3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; 4. Đáp ứng đúng các điều kiện về hình thức của giao dịch trong các trường hợp pháp luật có quy định.

Về hình thức của hợp đồng vay tài sản, pháp luật dân sự hiện hành không có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng này, do đó, hợp đồng vay tài sản có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Như vậy, căn cứ các quy định nói trên, theo các thông tin mà ông cung cấp, việc lập giấy cho vay tiền viết tay, có chữ ký của hai bên là không vi phạm quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, thỏa thuận vay tiền chỉ hợp pháp khi nó đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo như các quy định đã trích dẫn ở trên.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực hợp đồng vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận 1900.6162 để được luật sư tư vấn trực tiếp. Trân trọng cảm ơn!

>> Tha khảo dịch vụ liên quan: Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng Dịch vụ công chứng uy tín, chuyên nghiệp;

2. Hợp đồng và giấy vay tiền mặt có khác nhau không ?

Thưa luật sư, Em muốn hỏi: Hợp đồng cho vay tiền mặt và giấy cho vay tiền mặt có khác nhau không ?
Cảm ơn nhiều ạ!

Hơp đồng và giấy vay tiền mặt có khác nhau không ?

Luật sư tư vấn xác lập các giao dịch vay mượn tài sản, tiền bạc, gọi ngay: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Căn cứ khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2005:

"Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định."

Căn cứ Điều 471 Bộ luật dân sự năm 2005:

"Điều 471. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định."

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì không có tên gọi cụ thể cho hợp đồng vay tiền mà chỉ cần nội dung của văn bản có thể hiện: việc bên vay giao tài sản cho bên cho vay, còn bên cho vay phải trả tiền vay và tiền lãi nếu có.Do đó thì hợp đồng vay tiền mặt và giấy vay tiền có giá trị pháp lý như nhau nếu có nội dung như đã phân tích. Tham khảo bài viết liên quan:Hợp đồng vay tài sản viết tay có kiện đòi được không ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Tố cáo việc chiếm đoạt tài sản khi không có giấy vay tiền ?

Xin chào Luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Tôi có quen một người bạn trên danh nghĩa người yêu, tôi có cho mượn một số tiền gần 400 trIiệu đồng nhưng do lòng tin trong thời gian yêu nhau nên không làm giấy tờ gì cả, trong đó có mượn xe và tài sản tôi đi cầm thêm nhiều lần nữa.
Xin cho tôi hỏi căn cứ vào việc lòng tin cho mượn tiền như vậy tôi có thể làm đơn tố cáo người này được không?
Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: M.B

>> Tư vấn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gọi;1900.6162

Luật sư tư vấn:

Quy định pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về hình thức hợp đồng vay tài sản. Do đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 124 Bộ luật dân sự 2005, hình thức giao dịch vay có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trường hợp của bạn là giao dịch vay tiền được thể hiện bằng hành vi cụ thể , hoàn toàn có giá trị pháp lý.

Theo quy định tại Điều 474 Bộ luật Dân sự và Điều 514 Bộ luật Dân sự, người vay bạn có nghĩa vụ phải trả lại tiền cho bạn theo sự thỏa thuận giữa các bên. Trong trường hợp người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bạn. Nếu đến thời hạn mà người này không trả, bạn đã đề nghị mà người này vẫn cố tình không trả bạn có thể thực hiện hai phương thức sau:

- Gửi đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn của bạn đang cư trú hoặc làm việc theo quy định tại Điều 33 và Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011.

- Tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bạn tại cơ quan có thẩm quyền ( công an xã hoặc công an huyện).

Bạn sẽ nộp kèm theo tất cả những giấy tờ, tài liệu liên quan chứng minh giao dịch của hai bạn bao gồm những tin nhắn bạn lưu giữ việc vay tiền giữa hai bên. Người làm chứng cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn chứng minh tính xác thực của giao dịch này. Tham khảo thêm nội dung: Mẫu giấy vay tiền bản cập nhật mới nhất

4. Tư vấn đòi tiền cho vay không có giấy vay tiền ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Hiện tại tôi có cho 1 người bạn tôi quen số tiền là 2 triệu đồng. Nhưng khi đến hẹn trả thì người đó cứ nói là chưa có tiền và xin khất lại lúc khác. Đã nhiều lần như vậy rồi và tôi thấy có dấu hiệu là quỵt tiền của tôi. Khi cho mượn tôi không hề có 1 giấy tờ xác nhận nào cả.
Như vậy bây giờ muốn khởi kiện thì cần phải cần bổ sung thêm giấy xác nhận vay tiền? Vậy nội dung giấy đó như thế nào có thể cho tôi biết rõ nội dung được không?
Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: P.L

Nghĩa vụ trả tiền như thế nào. Giấy vay tiền viết tay có giá trị pháp lý không?

Luật sư tư vấn luật dân sự về cho vay tiền, gọi số:1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự 2005 về hình thức hợp đồng dân sự thì:

"1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

Như vậy, theo quy định trên thì hình thức của hợp đồng dân sự có thể thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi nhất định. Bạn đã cho người kia vay số tiền là 2 triệu đồng, việc vay mượn tiền không lập thành văn bản tuy nhiên, ở đây có thể xác định giữa các bên đã xác lập một hợp đồng vay tiền bằng lời nói. Do vậy, giao dịch vay mượn tiền nêu trên được pháp luật công nhận.

Khi quyền lợi của bạn bị xâm phạm, bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân quận/huyện nơi cư trú của người vay tiền để được giải quyết.Và để đảm bảo đơn kiện được Tòa án chấp thuận và thụ lý bạn phải cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc xác định đã có quan hệ giao dịch vay tiền trên thực tế, các tài liệu chứng minh có việc vay tiền, nhận tiền giữa hai bên

Theo quy định tại Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi 2011 về xác định chứng cứ, "chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc". Đối với "các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó”. Có nghĩa là việc vay mượn giữa hai bên không thiết lập hợp đồng, cũng không có giấy biên nhận mà chỉ có bản ghi âm. Để bản ghi âm này trở thành chứng cứ, nội dung bản ghi âm phải ghi nhận việc vay mượn giữa hai bên. Đồng thời bạn phải xuất trình được văn bản xác nhận xuất xứ (ví dụ nếu ghi âm bằng điện thoại, bạn phải được nhà cung cấp dịch vụ mạng cung cấp cuộc gọi, thời gian...). Nếu bạn không xuất trình được thì bản ghi âm này khó thể trở thành chứng cứ trong vụ án.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn không thiết lập hợp đồng cho vay, cũng không có giấy biên nhận hay giấy ghi nợ nên bạn có thể xuất trình cho Tòa án các chứng cứ như bản ghi âm cuộc giao dịch vay tiền, nội dung tin nhắn vay tiền, hay nội dung email, người làm chứng xác nhận có việc vay tiền của bị đơn đối với nguyên đơn.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.6162. Trân trọng./.

5. Nghĩa vụ trả tiền như thế nào ? Giấy vay tiền viết tay có giá trị pháp lý không?

Luật Minh Khuê giải đáp các thắc mắc về nghĩa vụ trả tiền và các giao dịch pháp lý trong lĩnh vực dân sự:

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của điều 289 và 290 Bộ luật dân sự 2005 có quy định liên quan đến thực hiện nghĩa vụ giao vật và nghĩa vụ trả tiền của các bên trong các giao dịch dân sự.

Điều 289. Thực hiện nghĩa vụ giao vật

1. Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.

2. Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thoả thuận và nếu không có thoả thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.

3. Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 290. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.

2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Căn cứ vào quy định trên, đối với các giao dịch dân sự , trong hợp đồng vay hoặc hợp đồng mua bán, bên mua hoặc bên đi vay có nghĩa trụ trả tiền theo đúng thời hạn của hợp đồng.

Nếu như đến thời hạn theo thỏa thuận một trong hai bên không thưc hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng thì bên có quyền có quyền nộp đơn ra Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê