Mục lục bài viết
1. Câu 1 trang 23 SGK Lịch sử 5
Đề bài
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã không ngừng đấu tranh nhằm mục đích gì ?
Lời giải chi tiết
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã không ngừng đấu tranh nhằm mục đích: giành lại tự do, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
2. Câu 2 trang 23 SGK Lịch sử 5
Đề bài
Hãy nêu một số nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1858 -1945.
Lời giải chi tiết
Nhân vật | Sự kiện |
Đại nguyên soái Trương Định | Phất cao cờ Bình Tây chỉ huy hàng nghìn nghĩa quân hoạt động chống Pháp (từ năm 1862). |
Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết | Phong trào Cần Vương (từ năm 1885). |
Phan Bội Châu | Phong trào Đông Du (từ năm 1904). |
Nguyễn Ái Quốc | Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930). |
Đảng Cộng Sản Việt Nam | Phong trào cách mạng 1930 - 1931. Phong trào Xô - Viết Nghệ - Tĩnh. |
Đảng Cộng Sản Việt Nam | Cách mạng tháng Tám năm 1945. |
3. Câu 3 trang 23 SGK Lịch sử 5
Đề bài
Hãy kể lại một sự kiện hoặc một nhân vật lịch sử trong giai đoạn này mà em nhớ nhất.
Lời giải chi tiết
Phan Bội Châu (1867-1940) là một nhà nho yêu nước, quê ở Nghệ An. Ông đã sáng lập ra Duy Tân Hội nhằm thúc đẩy phong trào yêu nước trong nước. Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để chống Pháp nên đã lập ra phong trào Đông Du (1905-1908).
Tuy nhiên, sau đó, Nhật cấu kết với Pháp, đuổi du học sinh của ta về nước và lùng bắt Phan Bội Châu. Phong trào Đông Du thất bại. Tuy nhiên đã cho thấy quá trình đổi mới tư duy của các nhà cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ và là tư tưởng tiến bộ của Phan Bội Châu. Sự thất bại còn là bài học cho Nguyễn Ái Quốc sau này.
4. Câu 4 trang 23 SGK Lịch sử 5 - Ôn tập
Đề bài
Nêu tên sự kiện lịch sử tương ứng với các năm trên trục thời gian.
Câu hỏi liên quan:
Câu 1-Cuộc phản công ở kinh thành Huế do ai lãnh đạo ?
A. Trương Định
B.Nguyễn Trường Tộ.
C.Tôn Thất Thuyết .
D.Bác Hồ .
Câu 2-Vì sao phong trào Đông Du thất bại?
A.Do điều kiện học tập khó khăn, thiếu thốn.
B.Do không có người hưởng ứng phong trào.
C.Do Pháp câu kết với Nhật chống phá phong trào.
D.Do Nhật chống phá phong trào.
Câu 3-Điểm khác nhau giữa chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 là:
A. Chiến dịch Việt Bắc do ta mở còn chiến dịch Biên giới do địch mở.
B .Chiến dịch Việt Bắc do địch mở còn chiến dịch Biên giới do ta mở.
C. Chiến dịch Việt Bắc và chiến dịch Biên giới đều do ta mở.
D. Chiến dịch Việt Bắc và chiến dịch Biên giới đều do Pháp mở.
Câu 4-Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập nhằm:
A. Tuyên bố tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.
B. Tuyên bố cho cả nước và thế giới biết về quyền độc lập, tự do của nước ta.
C. Kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp.
D. Tuyên bố rằng nước ta không còn bị Nhật xâm chiếm.
Câu 5-Phần đất liền của nước ta giáp với các nước:
A. Lào,Thái Lan, Campuchia.
B.Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia.
C. Trung Quốc, Lào, Campuchia.
D.Trung Quốc, Xinh-ga-po, Campuchia.
Câu 6-Vai trò của rừng đối với đời sống, sản xuất :
A. Điều hoà khí hậu; để cho động vật sinh sống giúp con người săn bắn.
B.Che phủ đất và hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột.
C.Cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ giúp con người khai thác để làm giàu.
D.Điều hòa khí hậu, lũ lụt; che phủ đất; cho nhiều lâm sản, nhất là gỗ.
Câu 7-Điền vào ô trống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất.
Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng núi và cao nguyên.
Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của nước ta.
Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hành khách và hàng hoá ở nước ta.
Câu 8-Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống:
Ngành công nghiệp nước ta đã có từ lâu đời.
Nước ta có nhiều nghề thủ công và có từ lâu đời.
Công nghiệp được phân bố khắp đất nước.
Công nghiệp chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng và nơi có khoáng sản.
Câu 9: Người chỉ huy cuộc phản công ở kinh thành Huế là:
A. Hàm Nghi.
B. Tôn Thất Thuyết.
C. Trương Định.
D. Nguyễn Trường Tộ.
Câu 10: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào thời gian nào?
A. Ngày 3/2/1930.
B. Ngày 2/3/1930.
C. Ngày 3/12/ 1930.
D. Ngày 3/ 2/ 1931.
Câu 11: Thành phố nêu cao tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” là:
A. Sài Gòn.
B. Hà Nội.
C. Huế.
D. Đà Nẵng
Câu 12 :Điền các từ: hi sinh, nhân nhượng, lấn tới, không chịu vào mỗi chỗ chấm cho thích hợp trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh.
“ Hỡi đồng bào toàn quốc”!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải . . . . . . . Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng . . . ., vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà . . . . . . tất cả, chứ nhất định . . . . . mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Câu 13 :Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ?
Câu 14: Ai là người lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương?
A. Phan Bội Châu
B. Quang Trung
C. Trương Định
D. Tôn Thất Thuyết
Câu 15: Năm 1947 thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm mục đích gì?
A. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta, mau chóng kết thúc chiến tranh.
B. Mau chóng kết thúc chiến tranh.
C. Khai thác khoáng sản.
D. Phát triển nông- lâm nghiệp.
Câu 16: Sau cách mạng tháng 8 nhân dân ta đã làm gì để chống lại giặc đói và giặc dốt.
Câu 17: Cuối bản Tuyên ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân khẳng định điều gì ?
Câu 18: “Sấm sét đêm giao thừa” diễn ra vào thời gian nào ?
A.Đêm 30 tết Đinh Mùi năm 1967
B.Đêm 30 tết Mậu Thân 1968
C.Đêm 30 tết Kỷ Dậu 1969
D.Đêm 30 tết Canh Tuất 1970
Câu 19: Vì sao Mĩ phải ký hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam ?A.Vì Mỹ không muốn kéo dài chiến tranh ở Việt Nam
B.Vì Mỹ muốn rút quân về nước
C.Vì Mỹ thất bại nặng nề về quân sự ở hai miền Nam – Bắc trong những năm 1972.
D.Vì Mỹ thương nhân dân ta
Câu 20: Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được chính thức khởi công xây dựng vào ngày, tháng, năm nào ?
A. Ngày 06 – 11 – 1979;
B. Ngày 16 – 11 – 1979 ;
C. Ngày 30 – 12 – 1988 ;
D. Ngày 04 – 4 – 1994.
Đáp án
Câu 1 B.Tôn Thất Thuyết
Câu 2 C. Do Pháp câu kết với Nhật chống phá phong trào.
Câu 3 B.Chiến dịch Việt Bắc do địch mở còn chiến dịch Biên giới do ta mở.
Câu 4 B. Tuyên bố cho cả nước và thế giới biết về quyền độc lập, tự do của nước ta.
Câu 5 C.Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Câu 6 A.Điều hòa khí hậu, lũ lụt; che phủ đất; cho nhiều lâm sản, nhất là gỗ.
Câu 7 Đ, S, Đ, S.
Câu 8 S, Đ, S, Đ
Câu 9: Người chỉ huy cuộc phản công ở kinh thành Huế là:
B. Tôn Thất Thuyết.
Câu 10: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào thời gian nào?
A. Ngày 3/2/1930.
Câu 11: Thành phố nêu cao tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” là:
B. Hà Nội.
Câu 12: Điền các từ: hi sinh, nhân nhượng, lấn tới, không chịu vào mỗi chỗ chấm cho thích hợp trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh
“ Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới , vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Câu 13 :Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ?
Sau 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, gian khổ, bộ đội ta đã đánh sập “pháo đài khổng lồ” của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, ghi trang vàng chói lọi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Câu 14: D
Câu 15: A
Câu 16:
- Khẩu hiệu không một tấc đất bỏ hoang,” Tấc đất tấc vàng”. Những đoạn đê vỡ được đắp lại, nông dân hăng hái tham gia sản xuất...
- Phong trào xóa nạn mù chữ được phát động khắp nơi, các lớp học bình dân được mở...
Câu 17:
- Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.
Câu 18: B
Câu 19: C
Câu 20: A