1. Đôi nét về ngày lễ 30/4

1.1. Sự kiện và ý nghĩa lịch sử ngày 30/4

Vào 17 giờ ngày 26/4/1975, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch mang tên Bác- chiến dịch Hồ Chí Minh, quân ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta đã tiến vào trong Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dướng Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Và đến 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vĩ đại và báo hiệu "30 nămđấu tranh giành toàn vẹn non sông, 30 năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công".

Ngày 30/4 là ngày Giải phóng miền Nam, là ngày đất nước ta hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một ấy, đó là cột mốc lịch sử vĩ đại đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền tai sai của Đế quốc Mỹ. Đây là một sự kiện lịch sử trọng đại của toàn thể dân tộc Việt Nam ta, nhân dân ta đã bước vào một kỷ nguyên mới- kỷ nguyên độc lập dân tộc và thống nhất đất nước; bên cạnh đó, sự kiện lịch sử ấy còn là nguồn động lực mạnh mẽ cổ vũ, thúc đẩy các dân tộc bị áp bức trên thế giới nhanh chóng giành độc lập dân tộc.

 

1.2. Các sự kiện thường diễn ra vào dịp 30/4 hàng năm

Có rất nhiều sự kiện diễn ra vào dịp 30/4 hàng năm như: các hoạt động chào mừng, kỉ niệm, mitting; các cuộc thi tiếp bước cha ông, tìm hiểu lịch sử; những chương trình có sự tham gia của các cựu chiến binh, lão thành cách mạng; các cuộc hỏi thăm, tri ân người có công với cách mạng được tổ chức; các hoạt động thăm hỏi, động viên gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh, liệt sĩ; người dân khắp mọi miền Tổ quốc đi dâng hương ở các đài tưởng niệm, đi thăm các khu di tích lịch sử; ngoài ra các hoạt động thể dục thể thao, giao lưu văn nghệ cũng được tổ chức, góp phần tưởng nhớ, ngợi ca công ơn của các anh hùng đã "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh", đồng thời là lúc giáo dục thế hệ trẻ ý thức được tầm quan trọng, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiếp bước cha ông,...

 

1.3. Ngày lễ 30/4 được nghỉ bao nhiêu ngày?

Ngày 30/4 được Nhà nước ghi nhận, công nhận là một trong những ngày lễ lớn nên mọi người lao động, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên sẽ được nghỉ phép hàng năm. Và do ngày 30/4 kế với ngày 1/5 (Ngày Quốc tế Lao Động) nên thời gian nghỉ sẽ dao động từ 2-4 ngày. 

Đặc biệt trong năm 2023, là một năm nhuận và có hai tháng hai âm lịch, nên kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 sát với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Theo đó: Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay rơi vào ngày 29/4 Dương lịch là ngày thứ bảy- ngày nghỉ cuối tuần; Ngày 30/4 trùng với ngày chủ nhật và Ngày Quốc tế lao động 1/5 rơi vào thứ hai. Vì vậy, những đối tượng nêu trên sẽ được nghỉ bù thêm 02 ngày, tức tổng tất cả ngày nghỉ là 05 ngày (nghỉ liên tục từ thứ 7- thứ 4).

Còn năm 2024, ngày 30/4 được nghỉ đến 5 ngày liền.

 

2. Lời dẫn chương trình văn nghệ 30/4 hay nhất 

2.1. Lời dẫn chương trình văn nghệ 1

Trong không khí tưng bừng, phấn khởi, tự hào của tháng 4 lịch sử, kỷ niệm 48 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Lời đầu tiên, tôi xin thay mặt toàn thể cán bộ, nhân viên, các em học sinh trong nhà trường gửi đến quý đại biểu, quý vị khách quý cùng toàn bộ các đồng chí, các em học sinh lời chúc sức khỏe trân trọng nhất!

Đã 48 năm trôi qua, đất nước chúng ta từ một mảnh đất hoang tàn lịch sử do tội ác, do bom đạn của kẻ thù đã nỗ lực vươn lên, ngày một tươi đẹp, phát triển tốt hơn. Để được sống trong những ngày tháng bình yên như ngày hôm nay, chúng ta không thể nào quên đi những công ơn lớn lao của bao thế hệ ông cha đi trước, họ đã phải hi sinh tất cả, máu và nước mắt, tính mạng để gìn giữ non sông, thống nhất đất nước. Vì thế, để mở đầu chương trình hôm nay, chúng tôi xin gửi tới toàn thể quý vị đại biểu, các đồng chí tiết mục,.....

 

2.2. Lời dẫn chương trình văn nghệ 2

Nhiệt liệt chào mừng các quý đại biểu, quý khách mời, các ban ngành đoàn thể, đại diện các thôn đội, hội cha mẹ học sinh, đông đảo các quý khán giả cùng các em nhỏ có mặt ngày hôm nay.

Hòa chung nhịp đập con tim của cả nước Việt Nam, trong những ngày tháng 4 lịch sử vĩ đại này, mỗi địa phương, mội cơ sở đều đang ra sức thi đua lập nhiều thành tích chào mừng những sự kiện quan trọng, trọng đại của đất nước. Trong không khí tưng bừng và phấn khởi ấy, chúng tôi đã tham mưu xin ý kiến của các cơ quan ban ngành liên quan, phối hợp cùng đoàn văn công quân đội, đội văn nghệ của các cơ sở giáo dục trên địa bàn, long trọng tổ chức đêm văn nghệ để chào mừng ngày 30/4. Mở đầu chương trình là tiết mục....do đoàn văn công nghệ thuật của tỉnh biểu diễn.

 

2.3. Lời dẫn chương trình văn nghệ 3

Hòa trong không khí phấn khởi chào mừng 48 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất hoàn toàn đất nước (30/4/1975- 30/4/2023); kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023);....Ngày hôm nay, Đảng ủy- Ủy ban mặt trận Tổ quốc- Hội cự chiến binh- hội liên hiệp phụ nữ đoàn TNCS Hồ Chí Minh- hội người cao tuổi- hội chữ thập đỏ- hội khuyến học....., tổ chức Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày 30/4 với chủ đề mang tên "Đất nước trọn niềm vui".

Trong thời khắc thiêng liêng này, cùng với sự biết ơn, trân trọng, kính phục, tự hào sâu sắc trước những đóng góp, hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ, của biết bao con người đã sống, đã chiến đấu, đã làm nên đát nước. Chúng tôi xin phép mở đầu chương trình với tiết mục,.....

* Lưu ý: Lời dẫn văn nghệ cần phải được dẫn nhập phù hợp, tương xứng với những nội dung tiết mục trước đã trình bày và tiết mục sẽ được trình bày tiếp theo. Vì thế không có một mô tip chung nào cho các lời dẫn, bởi lẽ tùy từng sự lựa chọn, tổ chức, quy mô, kế hoạch của từng chương trình mà các tiết mục biểu diễn sẽ khác nhau, điều này dẫn lến các lời dẫn, giới thiệu vào từng tiết mục cũng phải linh hoạt hơn. Chẳng hạn:

  • Vâng, chiến thắng vĩ đại lịch sử ngày 30/4/ 1975 đã được Hồ Chủ tịch tiên liệu trước đó, nhưng Người không hoàn toàn chỉ rõ, Người không nói ra mà chỉ động viên, khẳng định rằng "nhất định thắng lợi". Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng quân và dân ta đã dành được thắng lợi vĩ đại đó, tuy Người đã đi xa, nhưng với mỗi người dân Việt Nam Người vẫn còn sống mãi, mãi hiện hữu trên từng chặng đường chúng ta đi. Đó là bài hát "Tiếng hát từ thành phố mang tên Người" của nhạc sĩ Cao Việt Bách được trình bày bởi....
  • Tuy chiến tranh đã đi xa nhưng mỗi khi nhắc đến hai từ "kháng chiến" là chúng ta lại sục sôi ý chí, chúng ta lại dâng trào lên trong lòng những cảm xúc khó tả đó là sự tự hào về tinh thần dân tộc, đó là nỗi đau đớn của người dân mất nước, đó là sự tự hào khi được hi sinh để làm nên dáng hình của Tổ quốc, và đó cũng là niềm thương xót, sự tưởng nhớ trước  anh linh những vị anh hùng đã ngã xuống. Và tiếp sau đây là tiết mục "Tổ quốc của tôi" được sáng tác bởi nhạc sĩ Nguyễn Phan Quế Mai và trình bày bởi,...
  • Ngày 30/4/ 1975 là một sự kiện lịch sử trọng đại đối với toàn thể quân và dân ta, non sông thu về một mối, Bắc- Nam sum họp một nhà, nhưng ngày vui ấy lại để lại trong lòng người dân Việt Nam bao tiếc nuối, đó là những vị anh hùng đã ngã xuống họ không nhìn thấy lá cờ cách mạng tung bay, đó là ngày mà bao người dân mong ngóng nhưng lại không có sự chung vui, chứng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và để tiếp nối chương trình, đội văn nghệ xin gửi tới các quý khán giả ca khóc nói về lòng biết ơn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo non sông, định hướng, lãnh đạo đất nước đi đến thắng lợi qua bài hát "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, Luật Minh Khuê đã giúp các bạn có cái nhìn toàn diện, rõ nét hơn về ngày 30/4 và đặc biệt là cách dẫn dắt, viết lời dẫn cho chương trình văn nghệ kỷ niệm ngày lễ 30/4. Xem thêm: Mẫu thông báo nghỉ lễ 30/4 và 1/5, giỗ Tổ Hùng Vương