Lỗi cũng thường được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Theo Luật hình sự Việt Nam, hành vi gây thiệt hại cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu chủ thể có lỗi khi thực hiện hành vi đó vì mục đích của hình phạt chỉ có thể đạt được khi hình phạt được áp dụng cho người có lỗi. Nguyên tắc có lỗi là nguyên tắc cơ bản của luật hình sự. Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc con người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình vì họ có tự do (có năng lực nhận thức được quy luật, nhận thức được đòi hỏi của xã hội và năng lực lựa chọn, quyết định hành động theo quy luật, theo đòi hỏi của xã hội) và do vậy, chỉ khi có tự do họ mới có thể phải chịu trách nhiệm. Xét về bản chất và nội dung, lỗi được hiểu là quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định chủ quan đòi hỏi của xã hội. Đó là sự phủ định đòi hỏi của xã hội trong ý thức của chủ thể. Sự phủ định này tồn tại trong sự thống nhất với sự phủ định khách quan là sự phủ định đòi hỏi của xã hội trên thực tế mà biểu hiện của nó là sự gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tương tự như vậy, lỗi cũng được hiểu là sự tự tước tự do của người phạm tội. Đó là sự tự tước tự do trong ý thức của chủ thể. Sự tự tước tự do này là nguyên nhân dẫn đến hành vi mất tự do trên thực tế - hành vi trái với đòi hỏi của xã hội, trái với luật hình sự.
Xét về hình thức thể hiện, lỗi bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó, lỗi cố ý gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; lỗi vô ý gồm vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả. Đó là bốn loại trường hợp có lỗi.
Khác với các trường hợp có lỗi là trường hợp không có lỗi. Đó là trường hợp sự kiện bất ngờ, trường hợp bất khả kháng và trường hợp không có lỗi do chủ thể không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Phân tích Trường hợp hỗn hợp lỗi
Trường hợp hỗn hợp lồi là trường họp trong cấu thành tội phạm có hai loại lỗi (cổ ý và vô ý) được quy định đổi với những dấu hiệu khách quan khác nhau.
Là biểu hiện của mặt chủ quan, lỗi luôn luôn là lỗi đối với tất cả những dấu hiệu khách quan được phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản. Do vậy, không thể có những loại lỗi khác nhau đối với những dấu hiệu khách quan khác nhau trong cùng cấu thành tội phạm cơ bản. Trường hợp tồn tại đồng thời hai loại lỗi (cố ý và vô ý) chỉ có thể xảy ra ở những cấu thành tội phạm tăng nặng của những tội phạm cổ ý mà dấu hiệu tăng nặng là hậu quả thiệt hại nhất định và lỗi của người phạm tội đối với hậu quả đó là lỗi vô ý.
Ví dụ: cấu thành tội phạm cơ bản của tội hiếp dâm (khoản 1 Điều 141 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) có dấu hiệu là lỗi cổ ý; cấu thành tội phạm tăng nặng của tội này (ý một điểm d khoản 3 Điều 141 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) có dấu hiệu tăng nặng là hậu quả chết người và lỗi đối với hậu quả này là vô ý. Như vậy, trong cấu thành tội phạm tăng nặng này có dấu hiệu lỗi thuộc hai loại khác nhau: Lỗi cố ý đối với dấu hiệu khách quan mà cấu thành tội phạm cơ bản phản ánh và lỗi vô ý đối với hậù quả chết người là dấu hiệu khách quan định khung hình phạt tăng nặng. Tương tự như vậy, cấu thành tội phạm tăng nặng tội cố ý gây thương tích... (ý 2 khoản 5 Điều 134 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 - dẫn đến chết người) cũng là cấu thành tội phạm có dấu hiệu lỗi bao gồm hai loại lỗi.