Mục lục bài viết
Lỗi nằm trong mặt chủ quan và là một trong những yếu tố không thể thiếu trong mọi cấu thành tội phạm. Lỗi được phân thành 2 loại là: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong lỗi cố ý thì có cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp còn trong lỗi vô ý thì có vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin. Bài viết dưới đây sẽ tập trung phân biệt về 2 nhóm lỗi vô ý trong pháp luật hình sự của nước ta.
1. Lỗi vô ý do quá tự tin.
1.1. Khái niệm lỗi vô ý do quá tự tin
Vô ý do quá tự tin là trường hợp người phạm tội khi hành động đã thấy được việc làm của mình có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng cứ hành động vì tin vào khả năng, sức lực, trình độ, kinh nghiệm của mình, cũng như nhận định chủ quan về hoàn cảnh thực tế, cho rằng có thể ngăn chặn được hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu nó xảy ra.
1.2. Dấu hiệu của lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin
Về lí trí: Người phạm tội nhận thức được tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở chỗ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội (hậu quả thiệt hại) mà hành vi của mình có thể gây ra.
Xét ở điểm này, người có lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin và người có lỗi cố ý có sự giống nhau là đều thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình. Tuy nhiên, sự giống nhau này chỉ có tính tương đối. Trong sự giống nhau này vẫn có điểm khác nhau. Cụ thể: Người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin thấy trước hậu quả thiệt hại có thể xảy ra nhưng đồng thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra (hoặc có thể ngăn ngừa được). Như vậy, sự thấy trước hậu quả thiệt hại ở đây thực chất chỉ là sự cân nhắc đến khả năng hậu quả thiệt hại có thể xảy ra và kết quả người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu quả thiệt hại xảy ra. Đối với người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin, khả năng hậu quả thiệt hại xảy ra và khả năng hậu quả thiệt hại không xảy ra đều là khả năng thực tế nhưng người phạm tội đã tin vào khả năng hậu quả thiệt hại không xảy ra.
Chính sự tin tưởng này thể hiện người phạm tội không nhận thức được một cách đầy đủ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi.
- Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả thiệt hại. Sự không mong muốn này có điểm khác so với sự không mong muốn ở trường hợp có lỗi cố ý gián tiếp. Nếu ở trường hợp có lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội không mong muốn nhưng đã chấp nhận khả năng hậu quả thiệt hại xảy ra khi lựa chọn và thực hiện hành vi thì ở trường hợp có lỗi vô ý vì quá tự tin, sự không mong muốn hậu quả thiệt hại của người phạm tội gắn liền với việc người đó đã loại trừ khả năng hậu quả thiệt hại xảy ra. Người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin đã cân nhắc, tính toán và cho rằng hậu quả thiệt hại sẽ không xảy ra (hoặc có thể ngăn ngừa được). Sự cân nhắc, tính toán này có thể dựa trên căn cứ nhất định như tin tưởng vào sự khéo léo, sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ kĩ thuật của mình hoặc tin vào những tình tiết khách quan bên ngoài khác.
Ví dụ: Người lái xe tin rằng mình sẽ vượt qua đường sắt trước khi tàu đến; người đi săn tin rằng sẽ bắn trúng con thú, không để đạn lạc vào người... Sự tin tưởng này của người phạm tội tuy có căn cứ nhưng nhũng căn cứ đó đều không chắc chắn. Người phạm tội đã không đánh giá đúng tình hình thực tế. Sự tin tưởng của họ là sự tin tưởng quá mức so với thực tế. Lỗi của người phạm tội trong trường hợp vô ý vì quá tự tin chính là ở chỗ đã quá tin tưởng đó. Người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin do không thận ưọng khi đánh giá, lựa chọn xử sự nên đã gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội.
2. Lỗi vô ý vì cẩu thả
2.1. Khái niệm lỗi vô ý vì cẩu thả
Lỗi vô ý vì cẩu thả là lỗi trong trường hợp “Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó” (đoạn 2 Điều 11 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
2.2. Dấu hiệu của lỗi vô ý do cẩu thả.
Căn cứ vào định nghĩa có thể rút ra hai dấu hiệu của lỗi vô ý vì cẩu thả:
Dấu hiệu thứ nhất: Người phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội (hậu quả thiệt hại) mà hành vi của mình đã gây ra.
Dấu hiệu thứ hai: Người phạm tội phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Dấu hiệu thứ nhất là dấu hiệu cho phép phân biệt trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả với các trường hợp có lỗi khác. Dấu hiệu thứ hai là dấu hiệu cho phép phân biệt trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả với trường hợp không có lỗi.
* Về dấu hiệu thứ nhất
Ở ba trường hợp có lỗi đã nghiên cứu, người phạm tội đều thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả thiệt hại, tuy mức độ thấy trước có sự khác nhau. Trong trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả, người phạm tội không thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình. Việc người phạm tội không thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình có thể xảy ra theo các khả năng sau:
- Người phạm tội không nhận thức được mặt thực tế của hành vi của mình và như vậy cũng có nghĩa không nhận thức được khả năng gây hậu quả thiệt hại của hành vi của mình. Ví dụ: Y tá khi phát nhầm thuốc cho bệnh nhân (do vội vàng) đã không nhận thức được hành vi của mình là hành vi phát nhầm và do vậy cũng không nhận thức được hành vi của mình có khả nâng gây ra hậu quả thiệt hại.
- Người phạm tội tuy nhận thức được mặt thực tế của hành vi của mình nhưng lại hoàn toàn không nhận thức được khả năng gây hậu quả thiệt hại của hành vi của mình (hoàn toàn không nghĩ đến khả năng hậu quả xảy ra). Ví dụ: Người vứt que diêm cháy dở sau khi châm thuốc ngay chỗ bơm xăng có thể hoàn toàn không “kịp” nghĩ đến khả năng gây hoả hoạn.
* Về dấu hiệu thứ hai
Người phạm tội trong trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả có nghĩa vụ phải thấy và có đủ điều kiện để có thể thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình. Điều này xuất phát từ ttách nhiệm cụ thể của cá nhân và hoàn cảnh. Với ttách nhiệm cụ thể của mình, người phạm tội có nghĩa vụ thấy trước hậu quả thiệt hại và điều kiện cụ thể không cản trở họ thấy trước hậu quả thiệt hại. Người phạm tội không thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình chỉ vì sự cẩu thả, thiểu sự thận trọng cần thiết của chính họ. Lỗi của người phạm tội là ở chỗ đã cẩu thả, đã thiếu thận trọng khi xử sự.
Xã hội đòi hỏi mỗi người phải tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tập thể và của người khác. Mỗi người không những không được cố ý gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội mà trong xứ sự của mình đòi hòi phải có sự thận trọng cần thiết nhằm tránh gây ra những hậu quả thiệt hại đó. Đòi hỏi khách quan này của xã hội đã trở thành những quy tắc của đời sống, ttong đó có những quy tắc đã được pháp luật hoá và có những quy tắc chưa được pháp luật hoá nhưng qua kinh nghiệm, mọi người đều biết và thừa nhận có nghĩa vụ phải thực hiện. Những quy tắc đó thuộc những lĩnh vực khác nhau của đời sổng xã hội như quy tắc ttong giao thông, quy tắc trong săn bắn, quy tắc phòng hoả, quy tắc an toàn lao động... Người phạm tội với lỗi vô ý vì cẩu thả là người về khách quan đã gây ra hậu quả thiệt hại do đã vi phạm quy tắc nhất định của cuộc sống chung xã hội. về chủ quan, người phạm tội với lỗi vô ý vì cẩu thả có nghĩa vụ phải tuân thủ quy tắc mà họ đã vi phạm. Với ttách nhiệm cụ thể của mình và hoàn cảnh khách quan, người phạm tội phải thấy hành vi không cẩn thận, không tuân thủ quy tắc đã được đặt ra sẽ gây ra hậu quả thiệt hại.
Ví dụ: Với trách nhiệm là y tá phát thuốc cho bệnh nhân, người phạm tội phải thấy được việc phát thuốc không cẩn thận có thể dẫn đến phát nhầm và do vậy có thể gây ra hậu quả thiệt hại cho sức khỏe hoặc tính mạng của bệnh nhân sử dụng thuốc; với trách nhiệm là người dân sổng trong cộng đồng, người phạm tội phải thấy được việc dùng lửa không cẩn thận ttong khi đun nấu có thể dẫn đến hoả hoạn gây ra hậu quả thiệt hại cho mình và hàng xóm...
Tóm lại, dấu hiệu "phải thấy" ở lỗi vô ý vì cẩu thả có nghĩa là người phạm tội có nghĩa vụ phải tuân thủ quy tắc mà họ đã vi phạm. Nghĩa vụ đó phát sinh từ ttách nhiệm cụ thể của người phạm tội. Do có nghĩa vụ đó mà họ buộc phải thấy được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả thiệt hại.
Người phạm tội với lỗi vô ý vì cẩu thả không những “phải thấy” mà còn “có thể thấy” trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình. "Có thể thấy" ở đây có nghĩa là người phạm tội có đủ điều kiện khách quan (hoàn cảnh cụ thể bên ngoài) cũng như điều kiện chủ quan (trình độ nhận thức, trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm...) để có thể thấy trước hành vi vi phạm của mình có thể gây ra hậu quả thiệt hại. Người phạm tội hoàn toàn có điều kiện tuân thủ quy tắc mà họ đã vi phạm. Ở ví dụ trên, y tá hoàn toàn có điều kiện để cẩn thận khi phát thuốc, không có gì cản trở việc phát thuốc đúng của họ hoặc tác động làm họ phát nhầm thuốc.
Khi xác định người phạm tội có lỗi vô ý vì cẩu thả cần chú ý, trong một số hoạt động có tính chất chuyên môn, sự hiểu biết về các quy tắc bảo đảm an toàn đòi hỏi phải có sự hướng dẫn, học hỏi nhất định. Do vậy, việc xác định các đặc điểm chủ quan của người phạm tội về trình độ nghiệp vụ là điều kiện cần thiết để xác định người phạm tội có lỗi vô ý vì cẩu thả.
>> Xem thêm: Lỗi vô ý là gì? So sánh lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể. Trân trọng./.