Mục lục bài viết
1. Các môn học cấp trung học phổ thông
Theo chương trình giáo dục từ năm 2018 trờ về trước thì học sinh khối trung học phổ thông phải học bao gồm 13 môn bắt buộc và kèm theo đó là một môn nghề tự chọn trong chương trình học lớp 11. Cụ thể bao gồm các môn học như sau:
Chương trình | Môn học | Nội dung |
Bắt buộc | Toán | Ngoài các khái niệm toán học cơ bản mà hầu như cấp học nào cũng trải qua, học sinh cấp trung học phổ thông cũng được học cách áp dụng toán học vào các vấn đề thực tế trong khoa học, kỹ thuật, kinh tế và nhiều lĩnh vực khác. |
Ngữ Văn | Môn Ngữ Văn giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu, từ đó cải thiện khả năng tìm hiểu, trích dẫn thông tin quan trọng, và suy luận từ các tác phẩm văn học. Điều này không chỉ hữu ích trong việc đọc sách, mà còn trong việc hiểu rõ các văn bản, bài viết và tài liệu khác trong cuộc sống hàng ngày. | |
Tiếng Anh | Học Tiếng Anh giúp học sinh phát triển kỹ năng ngôn ngữ tự nhiên, bao gồm khả năng nghe và nói. Điều này cải thiện khả năng giao tiếp tự tin và hiểu biết về ngôn ngữ. | |
Vật lý | Vật lý là nền tảng cho nhiều công nghệ và đổi mới trong xã hội. Học sinh thông qua môn này có cơ hội tiếp cận các khái niệm khoa học và công nghệ mới, khám phá cách các thiết bị và máy móc hoạt động, và thậm chí phát triển các dự án sáng tạo. Môn Vật lý có thể là một nền tảng cho nhiều nghề nghiệp khoa học và kỹ thuật, như kỹ sư, nhà thiết kế, nhà nghiên cứu, và nhiều công việc khác. Nó cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết cho những người quan tâm đến các lĩnh vực này. | |
Hoá học | Môn Hóa học giúp học sinh hiểu về cấu trúc của các chất và cách chúng tương tác với nhau. Học về nguyên tử, phân tử, ion, và các quy tắc về liên kết hóa học, điều này giúp hiểu tại sao các chất có tính chất khác nhau. Môn Hóa học mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực như hóa học công nghiệp, nghiên cứu y học, dược phẩm, môi trường, và nhiều lĩnh vực khác. Học sinh có cơ hội tìm hiểu và phát triển sự quan tâm đối với các ngành này. | |
Sinh học | Môn Sinh học giúp học sinh hiểu về cấu trúc và chức năng của các hệ thống sống, từ tế bào đến cơ thể, từ động vật đến cây cỏ. Họ tìm hiểu về các quy trình sống cơ bản như trao đổi chất, sinh sản, và phát triển. inh học giúp học sinh hiểu về quá trình di truyền và biểu hiện gen. Họ có cơ hội tìm hiểu về các yếu tố di truyền, biến đổi gen và tác động của di truyền đối với sự phát triển và các bệnh lý. | |
Lịch sử | Lịch sử liên quan chặt chẽ đến các vấn đề xã hội và chính trị trong quá khứ và hiện tại. Học sinh có thể áp dụng kiến thức lịch sử để hiểu sâu hơn về các vấn đề như quyền con người, tôn giáo, chính trị, và xã hội đương đại. Lịch sử đòi hỏi học sinh viết bài luận và báo cáo lịch sử, và thường cần thực hiện các dự án nghiên cứu. Điều này giúp họ phát triển kỹ năng viết và giao tiếp hiệu quả. | |
Địa lý | Môn Địa lý giúp học sinh hiểu về quá trình quy hoạch đô thị, quản lý môi trường, và sử dụng đất đai. Họ có cơ hội tìm hiểu về các vấn đề như đô thị hóa, biến đổi khí hậu, và bảo vệ môi trường tự nhiên. Môn Địa lý mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực như quản lý môi trường, địa lý kinh doanh, quy hoạch đô thị, và nghiên cứu địa lý. Học sinh có cơ hội tìm hiểu và phát triển sự quan tâm đối với các ngành này. | |
Giáo dục công dân | Nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh. | |
Công nghệ | Môn Công nghệ không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng kỹ thuật, mà còn cung cấp kiến thức và hiểu biết về công nghệ trong cuộc sống hàng ngày, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, và tạo cơ hội cho sự sáng tạo và đam mê trong lĩnh vực này. | |
Tin học | Môn Tin học giúp học sinh học cách lập trình và tạo ra các ứng dụng, trang web, hoặc phần mềm khác. Kỹ năng lập trình không chỉ hữu ích trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như khoa học, kỹ thuật, và kinh doanh. Học sinh có thể tạo ra các dự án và ứng dụng sáng tạo bằng cách sử dụng kỹ năng lập trình của họ. Điều này có thể làm cho họ trở thành người sáng tạo và khám phá các cơ hội trong lĩnh vực công nghệ. | |
Giáo dục quốc phòng và an ninh | Bao gồm các chương trình học về lịch sử quốc phòng, địa lý chiến lược, quân sự và công nghệ quốc phòng, quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực quốc phòng, và các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. | |
Giáo dục thể chất | Môn Giáo dục Thể chất giúp học sinh phát triển kỹ năng thể thao như chơi bóng đá, bóng rổ, bóng chày, bơi, và nhiều hoạt động thể thao khác. Những kỹ năng này có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày và trong các hoạt động thể thao ngoài trường học. Học sinh có cơ hội gặp gỡ và tương tác với bạn bè và đồng học. Điều này giúp họ xây dựng mối quan hệ xã hội tốt và tạo cơ hội tạo bạn mới. | |
Tự chọn | Tin học văn phòng | Một lĩnh vực quan trọng trong công nghệ thông tin, liên quan đến việc sử dụng các phần mềm và công cụ máy tính để thực hiện các nhiệm vụ văn phòng và quản lý thông tin. |
Kỹ thuật điện | Liên quan đến việc thiết kế, xây dựng, và bảo trì các hệ thống, thiết bị, và công nghệ liên quan đến điện và điện tử. |
Tuy nhiên, từ năm 2018 trở đi theo Thông tư 38/2018/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT thì chương trình giáo dục khối trung học phổ thông đã có sự thay đổi và áp dụng với lớp 10 đầu tiên trong năm 2022 - 2023. Từ năm học 2023 - 2024 sẽ bắt đầu áp dụng với khối lớp 11 và từ năm 2024 - 2025 mới áp dụng với khối lớp 12.
2. Các môn học lớp 10 năm 2023 - 2024
Chương trình học lớp 10 năm học 2023 - 2024 cũng giống như năm học 2022 - 2023 là gồm 13 môn học. Trong đó bao gồm 8 môn học bắt buộc như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Lịch sử, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Nội dung giáo dục của địa phương. Bên cạnh 7 môn bắt buộc là 6 môn tự chọn. Nhóm tự chọn thì học sinh sẽ phải lựa chọn 1 trong hai ngôn ngữ tự chọn khác và chọn 5 môn học trong 3 nhóm môn học. Cụ thể: 2 môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số hoặc Ngoại ngữ 2 như Tiếng Nga; Pháp; Trung Quốc; Nhật; Đức. Học sinh phải chọn 5 môn trong 3 nhóm môn học (chọn tối thiểu 1 môn trong mỗi nhóm):
+ Nhóm môn học khoa học xã hội bao gồm Lịch sử; Địa lý; Giáo dục kinh tế và pháp luật;
+ Nhóm môn học khoa học tự nhiên bao gồm Vật lý, Hoá học; Sinh học;
+ Nhóm môn học công nghệ và nghệ thuật bao gồm Công nghệ; Tin học; Nghệ thuật.
3. Các môn học lớp 11 năm 2023 - 2024
Chương trình học lớp 11 năm học 2023 - 2024 sẽ bắt đầu áp dụng theo chương trình học tại Thông tư Thông tư 38/2018/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT. Tức là tương tự như chương trình học của lớp 10. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Các môn học lớp 12 năm 2023 - 2024
Đối với khối lớp 12 thì chương trình học vẫn áp dụng theo chương trình học từ năm 2018 trở về trước, bao gồm 13 môn học bắt buộc như đã nêu ở mục 1. Chương trình học mới giống như khối lớp 10 và lớp 11 thì khối lớp 12 vẫn chưa được áp dụng trong năm học này mà phải đến năm học sau, tức là năm học 2024 - 2025 mới bắt đầu được đưa vào áp dụng.
=> Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết Số tiết học của từng cấp học theo chương trình giáo dục phổ thông mới