Mục lục bài viết
- 1. Mẫu đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- 2. UBND cấp xã có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không ?
- 3. Xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào ?
- 4. Quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất như thế nào ?
- 5. Làm sao để cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ?
1. Mẫu đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Mẫu số 10/ĐK CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | ||||||||
PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình. Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số:.......Quyển.... Ngày…... / ...… / .......… Người nhận hồ sơ (Ký và ghi rõ họ, tên) | ||||||||
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI, CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT | ||||||||
Kính gửi: ...................................................................... | ||||||||
I. PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Xem hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai; không tẩy xoá, sửa chữa trên đơn) | ||||||||
1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất 1.1. Tên (viết chữ in hoa): ...................................................................................................... …………………………………………….……………………………………………………………... 1.2. Địa chỉ(1): ………………………………..……………………………………………………...... …………………………………………….……………………………………………………………... | ||||||||
2. Giấy chứng nhận đã cấp đề nghị được cấp lại, cấp đổi 2.1. Số vào sổ cấp GCN:……….………; 2.2. Số phát hành GCN:………………….…..…; 2.3. Ngày cấp GCN: …… / …… / …… | ||||||||
3. Lý do đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận: ........................................................ …………………………………………….……………………………………………………………... | ||||||||
4. Thông tin thửa đất có thay đổi do đo đạc lại (kê khai theo bản đồ địa chính mới) | ||||||||
Tờ bản đồ số | Thửa đất số | Diện tích (m2) | Nội dung thay đổi khác | |||||
4.1. Thông tin thửa đất theo GCN đã cấp: - Thửa đất số: …………………..…….……; - Tờ bản đồ số: ………………………….…; - Diện tích: ………..…...…….................. m2 - ………………………….…….…………… - ………………………….….……………… | 4.2. Thông tin thửa đất mới thay đổi: - Thửa đất số: ………………..…….…….….; - Tờ bản đồ số: ………………..…….……....; - Diện tích: …….…………...……............. m2 - …………………………….………………… - …………………………….………………… | |||||||
5. Thông tin tài sản gắn liền với đất đã cấp GCN có thay đổi (kê khai theo thông tin đã thay đổi - nếu có) | ||||||||
Loại tài sản | Nội dung thay đổi | |||||||
5.1. Thông tin trên GCN đã cấp: - Loại tài sản: ……………….……………; - Diện tích XD (chiếm đất): ................... m2; - ......................................................................... | 5.2. Thông tin có thay đổi: - Loại tài sản: …………………….…………; - Diện tích XD (chiếm đất): .................... m2; - .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... | |||||||
6. Những giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo - Giấy chứng nhận đã cấp; …………………………………………….……………………………………………………………...…………… ……………………………….……………………………………………………………...………………………… ………………….……………………………………………………………...……………………………………… .....................................................................…….……………………………………………………………... |
Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
……………, ngày ...... tháng …... năm.......
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
II. XÁC NHẬN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (Đối với trường hợp cấp đổi GCN do đo vẽ lại bản đồ địa chính) | |
Sự thay đổi đường ranh giới thửa đất kể từ khi cấp GCN đến nay:…….……………………… ............................................................................................................................................... …..……………………………………….……………………………………………………………... | |
Ngày……. tháng…… năm …... Công chức địa chính (Ký, ghi rõ họ, tên) | Ngày……. tháng…… năm …... TM. Uỷ ban nhân dân Chủ tịch (Ký tên, đóng dấu) |
III. Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI | |
…………………………………………….…………………………………………………………….. .…………………………………………….…………………………………………………………….. .…………………………………………….............................................................……………... …………………………………………...………............................................................………… (Nêu rõ kết quả kiểm tra hồ sơ và ý kiến đồng ý hay không đồng ý với đề nghị cấp đổi, cấp lại GCN; lý do ). | |
Ngày……. tháng…… năm …... Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên và chức vụ) | Ngày……. tháng…… năm …... Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) |
(1) Kê khai theo đúng tên và địa chỉ như trên GCN đã cấp. Trường hợp có thay đổi thì ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi và nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi kèm theo.
2. UBND cấp xã có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không ?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
“Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;
b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.
3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.”
Vì việc giao đất cho các cá nhân trong trường hợp trên bị sai vị trí, diện tích, hình thửa nên thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trong trường hợp của bạn được quy định tại Điều 105 Luật Đất đai 2013. Việc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trong trường hợp này được thực hiện sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai:
“Điều 105. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân. Nếu người sử dụng đất phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định thì phải gửi kiến nghị bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi nhận được hồ sơ bao gồm bản gốc giấy chứng nhận đã cấp và kiến nghị của người sử dụng đất thì có trách nhiệm phải kiểm tra lại và quyết định thu hồi Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
Sau khi thực hiện việc kiểm tra và thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được cấp lại bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
"Điều 37. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận
1. Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau
a) Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
b) Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
2. Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì việc cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về các trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.”
Như vậy, việc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ thuộc về Sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương bạn nếu ở địa phương đã thành lập văn phòng đăng ký đất đai, tức là việc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân phải thông qua Sở Tài nguyên Môi trường còn nếu ở địa phương bạn chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện. Việc thu hồi cũng như cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này sẽ phải thông qua Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Tài nguyên Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền thu hồi cũng như tự ý cấp cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
3. Xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào ?
Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi:1900.6162
Trả lời:
Để thực hiện việc chuyển nhượng từng lô đất thì chủ lô đất phải tiến hành thủ tục tách thửa đối với lô đất này trước.
Để biết mình có được thực hiện tách thửa hay không chủ lô đất cần phải đáp ứng các điều kiện quy định ại Điều 3 Quyết định 25/2016/QĐ-UBND diện tích tối thiểu được tách thửa từng loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
"Điều 3. Điều kiện để thực hiện việc tách thửa đất
Cơ quan có thẩm quyền chỉ cho phép thực hiện tách thửa đất khi có các điều kiện sau đây:
1. Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
2. Diện tích thửa đất mới và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa phải lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu của loại đất theo quy hoạch được quy định tại Điều 5 Quyết định này. Đối với đất ở, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở quy định tại các Điểm a, c Khoản 1 Điều 5 Quyết định này (diện tích tối thiểu được tách thửa không tính phần diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ các công trình công cộng);
Trường hợp tách một phần diện tích của thửa đất để hợp với thửa đất liền kề thì thửa đất mới hình thành sau khi hợp thửa và thửa đất còn lại sau khi chia tách phải có diện tích lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu quy định tại Điều 5 Quyết định này. Thủ tục tách thửa trong trường hợp này phải được thực hiện đồng thời với thủ tục hợp thửa đất.
3. Đối với khu vực đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành thì người sử dụng đất được chia tách thửa đất theo quy hoạch. Trường hợp người sử dụng đất muốn chia tách, hợp thửa đất mà diện tích tối thiểu, kích thước thửa đất tách mới và thửa đất còn lại khác với nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã phê duyệt, thì phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt quy hoạch đó.
4. Việc chia tách thửa đất để hình thành thửa đất mới phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai năm 2013.
Trường hợp tách thửa đất ở; đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp nằm trong quy hoạch đất ở hiện hữu theo quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều 5 Quyết định này để hình thành thửa đất mới mà một trong những thửa đất tách mới không tiếp giáp với lối đi hiện hữu, thì người yêu cầu tách thửa phải dành một phần diện tích đất để làm đường vào thửa đất, kết nối với lối đi hiện hữu. Kích thước bề rộng đường vào thửa đất thực hiện theo quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn (quy hoạch xã nông thôn mới) được phê duyệt. Trường hợp các quy hoạch nêu trên chưa được phê duyệt hoặc nội dung phê duyệt không thể hiện rõ bề rộng đường giao thông, thì bề rộng đường vào thửa đất phải lớn hơn hoặc bằng sáu mét (6m) đối với khu vực nông thôn, lớn hơn hoặc bằng bốn mét (4m) đối với khu vực đô thị và diện tích đất bố trí làm đường này là đất sử dụng vào mục đích công cộng. Khi tiến hành đo đạc để thực hiện thủ tục chia tách thửa, người sử dụng đất phải phối hợp với đơn vị có chức năng đo đạc thể hiện đường vào thửa đất trên bản vẽ chia tách thửa.
Ngoài ra bạn cần xem mảnh đất nông nghiệp này có thuộc trường hợp không được tách thửa theo quy định tại Điều 4 Quyết định 25/2016/QĐ-UBND hay không:
Điều 4. Các trường hợp không được tách thửa
1. Không đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Quyết định này.
2. Toàn bộ thửa đất hoặc phần diện tích thửa đất xin tách thửa đã có quyết định thu hồi đất hoặc thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai năm 2013;
Phần diện tích còn lại của thửa đất không nằm trong quyết định thu hồi đất hoặc thông báo thu hồi đất được tách thửa theo quy định tại Quyết định này."
Trong trường hợp mảnh đất được phép tách thửa thì bạn cần xem xét diện tích của mảnh đất để nông nghiệp là bao nhiêu. Điểm a và b Khoản 1 Điều 5 Quyết định 25/2016/QĐ-UBND diện tích tối thiểu được tách thửa từng loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa:
"Điều 5. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa
1. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với trường hợp mục đích sử dụng đất trên Giấy chứng nhận phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn (quy hoạch xã nông thôn mới), quy hoạch sản xuất nông nghiệp được phê duyệt;
a) Đối với loại đất ở
- Các phường thuộc thành phố Biên Hòa: Diện tích tối thiểu được tách thửa lớn hơn hoặc bằng bốn mươi lăm mét vuông (45m2). Trường hợp thửa đất tiếp giáp với đường phố có lộ giới nhỏ hơn hai mươi mét (20m) thì diện tích tối thiểu được tách thửa lớn hơn hoặc bằng ba mươi sáu mét vuông (36m2).
- Các xã thuộc thành phố Biên Hòa và các phường thuộc thị xã Long Khánh: Diện tích tối thiểu được tách thửa lớn hơn hoặc bằng năm mươi lăm mét vuông (55m2).
- Các xã thuộc thị xã Long Khánh, thị trấn thuộc các huyện và các xã thuộc huyện Nhơn Trạch: Diện tích tối thiểu được tách thửa lớn hơn hoặc bằng sáu mươi lăm mét vuông (65m2).
- Các xã còn lại thuộc các huyện: Diện tích tối thiểu được tách thửa lớn hơn hoặc bằng tám mươi mét vuông (80m2).
Ngoài mức diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định nêu trên, đối với thửa đất ở tại các đô thị (các phường thuộc thành phố Biên Hòa, các phường thuộc thị xã Long Khánh và các thị trấn thuộc huyện) mà vị trí tiếp giáp với đường phố có lộ giới lớn hơn hoặc bằng hai mươi mét (20m) thì thửa đất tách mới và thửa còn lại phải có bề rộng và bề sâu lớn hơn hoặc bằng bốn phẩy năm mét (4,5m). Những khu vực còn lại (thửa đất tiếp giáp với đường hẻm) hoặc vị trí thửa đất tiếp giáp với đường phố có lộ giới nhỏ hơn hai mươi mét (20m) thì thửa đất tách mới và thửa còn lại phải có bề rộng và bề sâu lớn hơn hoặc bằng bốn mét (4m).
b) Đối với đất nông nghiệp
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa lớn hơn hoặc bằng năm trăm mét vuông (500m2)."
Vì bạn chưa cung cấp về diện tích mảnh đất nông nghiệp mà bạn muốn mua ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai nên trong trường hợp của bạn chúng tôi sẽ tư vấn theo hai hướng:
- Thứ nhất, trường hợp được tách thửa:
Nếu diện tích mảnh đất nông nghiệp này bằng hoặc lớn hơn 500m2 thì bạn có quyền thực hiện thủ tục tách thửa mà không cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Điểm b Khoản 1 Quyết định 25/2016/QĐ-UBND).
- Thứ hai, trường hợp không được tác thửa:
Nếu diện tích mảnh đất nông nghiệp bạn muốn mua nhỏ hơn 500m2 thì bạn cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng của mảnh đất này sang đất thổ cư, vì theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Quyết định 25/2016/QĐ-UBND thì bạn muốn mua đất ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai thì cần phải chuyển mục đích sử dụng của đất nông nghiệp sang đất ở với diện tích tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 65m2. Vì thế, bạn yêu cầu chủ sử dụng đất hiện tại làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư sau đó tách thửa (đáp ứng điều kiện về diện tích đất tối thiểu nêu trên) và sang tên quyền sử dụng đất cho bạn.
Sau khi xác định mình thuộc trường hợp cụ thể nào thì chủ lô đất cần thực hiện thủ tục tách thửa theo thủ tục, trình tự theo quy định tại Điều 6 Quyết định 25/2016/QĐ-UBND như sau:
"Điều 6. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa
1. Trình tự, thủ tục tách thửa đất thực hiện theo quy định tại Điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.
2. Trường hợp tách thửa đất mà có hình thành đường giao thông theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 Quyết định này, người sử dụng đất lập bản vẽ sơ bộ hoặc liên hệ đơn vị chức năng để lập bản vẽ sơ bộ xác định vị trí, diện tích xin tách thửa và phần diện tích dự kiến làm đường giao thông nộp cùng đơn xin tách thửa, văn bản tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước để làm đường giao thông và các loại giấy tờ có liên quan khác.
Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh tại các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; điều kiện tách thửa theo quy định để thực hiện thủ tục tách thửa, đồng thời gửi hồ sơ đến cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện để thực hiện thủ tục thu hồi phần diện tích mà người sử dụng đất giao lại để làm đường giao thông.
3. Trường hợp tách thửa mà phải chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 5 Quyết định này, người sử dụng đất có bản vẽ sơ bộ xác định vị trí, diện tích xin tách thửa và phần diện tích xin chuyển mục đích nộp cùng đơn xin tách thửa, đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất và các loại giấy tờ có liên quan khác.
Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh tại các huyện, thị xã, thành phố chuyển hồ sơ xin chuyển mục đích đến cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện để thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
Sau khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện và người sử dụng đất đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định, thì cơ quan tài nguyên và môi trường chuyển hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện thủ tục tách thửa. Thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và thời gian thực "
Như vậy, bạn cần căn cứ vào diện tích cụ thể của mảnh đất nông nghiệp này để xem xét có được tách thửa luôn hay phải chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở trước. Tiếp đó mới xác định sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng đầy đủ thì miếng đất nhỏ đó có được làm hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất "riêng".
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
4. Quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất như thế nào ?
Luật sư tư vấn
Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì đầu năm 2018 gia đình bạn có mua mảnh đất 75m2 thuộc đất ruộng, hợp đồng viết tay, nay gia đình bạn muốn chuyển đổi thành đất thổ cư để hợpthức hóa xây nhà. Chúng tôi xn được tư vấn cho bạn về trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất như sau:
1. Hồ sơ đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo mẫu;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
- Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ thì bạn nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh. Bạn cũng có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.
2. Về trình tự, thủ tục đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
- Đầu tiên, bạn nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và MT hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.
Trong thời gian 03 ngày làm việc nếu hồ sơ của bạn chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn bạn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Tiếp theo đó cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho bạn. Nếu trường hợp bạn nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
- Về thời hạn giải quyết, do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
>> Tham khảo: Mẫu đơn đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.
5. Làm sao để cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến: 1900.6162
Trả lời:
Theo thông tin bạn đưa ra thì bạn bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị lũ lụt cuốn trôi, nghĩa là thuộc trường hợp bị mất Giấy chứng nhận do thiên tai gây ra. Bạn sẽ thực hiện việc xin cấp Giấy chứng nhận theo thủ tục tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CPquy định về đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
“Điều 77. Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất
1. Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
2. Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
3. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận được quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính như sau:
“Điều 10. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận
2. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
b) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.”
Khoản lệ phí khi thực hiện việc cấp lại được quy định tại Điểm b.3 Điều 3 Thông tư số 02/2014/TT-BTC quy định về phí và lệ phí:
"Điều 3.Mức thu
b.3. Lệ phí địa chính
- Lệ phí địa chính là khoản thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính.
- Mức thu: Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau:
+ Mức thu tối đa áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, như sau:
* Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:
Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
* Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 28.000 đồng/1 lần.
* Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 15.000 đồng/1 lần.
+ Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác: Tối đa không quá 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh.
+ Mức thu tối đa áp dụng đối với tổ chức, như sau:
* Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:
Mức thu tối đa không quá 500.000 đồng/giấy.
Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho tổ chức chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy.
Trường hợp cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận: Mức thu tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp.
* Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 30.000 đồng/1 lần.
* Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 30.000 đồng/1 lần.
+ Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10/12/2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.
+ Miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và các phường nội thành thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh được cấp giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận."
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai - Luật Minh Khuê