Mục lục bài viết
1. Kế toán được hiểu là gì?
Kế toán được hiểu là người đảm nhận công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin phản ánh tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, cơ sở kinh doanh tư nhân, ...
Kế toán được chia thành hai loại cụ thể:
- Kế toán doanh nghiệp: kế toán ở các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời
- Kế toán công: kế toán tại những đơn vị hoạt động không vì mục đích kinh doanh sinh lời, chẳng hạn như: các tổ chức từ thiện, các tổ chức Nhà nước, ...
- Kế toán pháp y: người dùng nghiệp vụ kế toán điều tra các trường hợp kiện tụng, các dấu hiệu bất thường trong hoạt động thương mại, tài chính
- Kế toán tài chính: theo dõi, phân tích các số liệu tài chính, lập báo cáo để phản ánh tình hình khó khăn hay thuận lợi cho doanh nghiệp
- Kế toán quản trị: quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả công việc, báo cáo thông tin lên ban lãnh đạo
- Kế toán dự án: chuẩn bị hồ sơ công trình, theo dõi chi phí dự án và giải trình khi dự án hoàn thành
- Kế toán chi phí: giữ vai trò ghi chép, kiểm soát hoạt động, chiến lược và thực hiện các chi phí có liên quan đến việc hoàn thành mục tiêu kinh doanh, điều chỉnh, cân đối chi phí để mang lại lợi nhuận cao nhất
- Kế toán xã hội: thống kê, cập nhật và báo cáo tác động kinh tế xã hội, đính kèn cùng với báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp
- Kiểm toán: thu thập và xác minh tính chính xác của số liệu báo cáo, xác định tính hợp lý của thông tin, chỉ ra những mặt hạn chế và biện pháp khắc phục, cải thiện hoạt động của doanh nghiệp
Kế toán có một số nhiệm vụ chính:
- Thu thập thông tin: kế toán sẽ thu thập thông tin từ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong doanh nghiệp và đưa vào chứng từ dưới dạng phiếu thu, phiếu chi tiền, phiếu xuất nhập khi, hóa đơn bán hàng, ...
- Kiểm tra các khoản thu và chi: đảm nhận việc quản lý mọi khoản thu chi phát sinh tại đơn vị theo quy định, quỹ tiền của đơn vị phải đi kèm với chứng từ
- Tiếp nhận và kiểm soát chứng từ kế toán: kiểm soát các chứng từ có liên quan đến hoạt động thu, chi phát sinh hàng ngày trong doanh nghiệp để đảm bảo tính chính xác của hoạt động này
- Ghi chép sổ sách: tổng hợp và ghi chép cụ thể, chính xác, đầy đủ số liệu của các hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị. Tổng hợp số liệu và ghi vào sổ kế toán vào cuối mỗi tháng
- Tổng hợp và lập các báo cáo tài chính: tổng hợp tất cả số liệu từ sổ kế toán và ghi chép lại, lập thành báo cáo chi tiết để trình lên ban lãnh đạo, cấp trên, đây là căn cứ quan trọng trong việc quyết định các hoạt động của doanh nghiệp.
2. Một số kỹ năng cần thiết phục vụ công việc của ngành kế toán
Người muốn ứng tuyển ngành kế toán thông thường phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể:
- Kỹ năng quan sát, phân tích và tổng hợp số liệu: đây được coi là kỹ năng chính mà một kế toán cần có bởi họ thường phải làm việc với các số liệu, từ đây mới có thể đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
- Kỹ năng lập kế hoạch: kế toán phải thường xuyên báo cáo và theo dõi tình hình kinh doanh xuyên suốt nên cần có kỹ năng lập kế hoạch tốt giúp nhân sự ngành kế toán có sự chuẩn bị trước cho những đầu việc được giao
- Kỹ năng giao tiếp tốt: giúp kế toán dễ dàng tương tác và trao đổi hiệu quả với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng và cơ quan Nhà nước bên ngoài doanh nghiệp
- Kỹ năng ngoại ngữ: một kế toán chuyên nghiệp thì ngoại ngữ là điều bắt buộc giúp kế toán phát huy tối đa khả năng thuận lợi trên con đường thăng tiến
- Kỹ năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng: bất kỳ một ngành nghề nào liên quan đến văn phòng đều cần tới kỹ năng này, một số công cụ hỗ trợ bao gồm: word, excel, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý hóa đơn điện tử, ...
3. Đơn xin việc ngành kế toán mới nhất
Đơn xin việc được hiểu là một trong những loại giấy tờ quan trọng có trong bộ hồ sơ xin việc của bất kỳ một ứng viên nào khi đi xin việc ở các đơn vị tuyển dụng. Đây là văn bản viết tay hoặc đánh máy bày tỏ nguyện vòng làm việc của bản thân, sự quan tâ, của ứng viên với công việc, vị trí tuyển dụng, công ty mà mình ứng tuyển, ngoài ra, nó còn thể hiện sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng. Trong đơn xin việc này cần đề cập kỹ năng, thành tích nổi bật của ứng viên đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.Mẫu đơn xin việc ngành kế toán:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN XIN VIỆC Kính gửi: Phòng nhân sự cùng Ban giám đốc Công ty A Tôi tên là: Nguyễn Thị M Ngày sinh: 4/5/1995 Chỗ ở hiện nay: Số a, phường X, huyện Y, thành phố Z, tỉnh T Số điện thoại liên hệ: 012xxxxxxxxxx Qua website tuyển dụng của công ty, tôi được biết quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên kế toán tổng hợp. Tôi nhận thấy đây là công việc phù hợp với trình độ cũng như kỹ năng của mình, nên tôi rất mong được làm việc và đóng góp chung vào sự phát triển của công ty Hiện tôi đã tốt nghiệp trường đại học Quốc gia Hà Nội - Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp - loại giỏi. Mặc dù mới tốt nghiệp và chưa chính thức đi làm nhưng tôi hiểu rằng điều mà quý công ty cần là một kế toán có kỹ năng thành thạo, biết việc chứ không yêu cầu phải có 3 năm kinh nghiệm. Bởi trong quá trình học tập tại trường tôi đã được trang bị tất cả những kiến thức cần có của một kế toán viên doanh nghiệp, ngoài ra tôi đã được thực hành với hóa đơn chứng từ thực tế khi tham gia khóa học thực hành kế toán tổng hợp thực tế tại công ty L, giờ tôi rất tự tin để làm báo cáo Thuế, lên sổ sách lập báo cáo tài chính trên các phần mềm hỗ trợ và phần mềm kế toán. Để đáp ứng yêu cầu của công việc kế toán tôi đã trang bị cho mình kỹ năng tin học văn phòng tốt, giao tiếp lưu loát và đức tính cẩn thận, chăm chỉ, thật thà, tỉ mỉ. Tôi tin rằng với những kỹ năng trên tôi hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của vị trí mà quý công ty đang cần tuyển Tôi xin cảm ơn quý công ty đã dành thời gian xem xét hồ sơ xin việc của tôi, tôi rất mong nhận được một lịch hẹn phỏng vấn thông qua số máy cá nhân: 012xxxxxxxxxxxx trong một ngày gần nhất, để tôi có cơ hội được trực tiếp đến công ty trình bày rõ hơn về bản thân cũng như khả năng đáp ứng công việc của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
4. Một số lưu ý khi viết đơn xin việc ngành kế toán
Vì đây là một ngành có yêu cầu công việc khá cao nên cần lưu ý một số điều sau:
- Kiểm tra, viết chính xác về chính tả, viết đầy đủ, rõ ý, không ẩn dụ
- Nội dung đơn xin việc phải mạch lạc, dễ hiểu
- Đảm bảo chính xác các thông tin khai trong đơn
- Có thể kể những ưu điểm của bản thân hoặc một số hoạt động liên quan đến ngành đã tham gia nếu chưa có kinh nghiệm làm thực tế
- Cần đính kèm các văn bằng, chứng chỉ nếu có liên quan đến ngành kế toán để tăng sự uy tín và kinh nghiệm bản thân.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về chủ đề mẫu đơn xin việc ngành kế toán mới nhất mà Luật Minh Khuê cung cấp tới quý khách hàng. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết về chủ đề Mẫu đơn xin việc hay nhất bằng tiếng việt và tiếng anh của Luật Minh Khuê. Còn bất kỳ điều gì vướng mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7, gọi số 1900.6162 hoặc gửi email trực tiếp đến địa chỉ: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất từ Luật Minh Khuê. Chúng tôi rất hân hạnh nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng./.