Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng cho con
Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến qua tổng đài: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Trước khi đi vào nội dung đơn thì bạn cần biết một số nội dung liên quan đến việc thi hành án:
* Thời hiệu thi hành án:
----------------------------------------------
>> Tải nay: Mẫu đơn yêu cầu cấp dưỡng tiền nuôi con khi ly hôn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----o0o----
ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN
(Đối với Bản án số ...................... ngày ................... của Toà án nhân dân ........................)
Kính gửi: CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ HUYỆN (QUẬN) . . . .
Tôi tên là: …………………………... Sinh năm: ………………….....……
CMND số ...............................ngày cấp.................Nơi cấp....................
Nơi thường trú:.......................................................................................
Chỗ ở hiện tại : ……………………………………………………………...
SĐT:.............................................Gmail:..................................................
Tôi làm đơn này yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự huyện (quận ) ... thi hành Bản án số: …
ngày ………………. của Toà án Nhân dân …………………………………
Nội dung yêu cầu: ………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….........…
Tôi kính mong Cơ quan Thi hành án dân sự huyện (quận) ... yêu cầu: (người phải thi hành án)
thực hiện các yêu cầu trên theo bản án đã tuyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Đính kèm: (bản sao) - Bản án số … - CMND, Hộ khẩu | Tỉnh/ thành phố… , ngày … tháng … năm … Người yêu cầu |
>> Tham khảo bài viết liên quan: Đơn yêu cầu thi hành án; Mẫu đơn yêu cầu thi hành bản án và Quyền yêu cầu và thời hiệu thi hành án
2. Phân chia nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với con sau ly hôn?
>> Luật sư tư vấn quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn, gọi:1900.6162
Trả lời:
Thứ nhất, về hướng giải quyết: như bạn đã trình bày, nếu giữa Chị bạn và Anh rể không thể chung sống được với nhau, mục đích hôn nhân không đạt được thì hai người có thể nộp đơn ly hôn ra Tòa án.
Nếu cả hai đều có mong muốn ly hôn (thuận tình ly hôn) cùng nhau ký vào ly hôn thì đây là một trong những căn cứ để Tòa án giải quyết việc Ly hôn giữa hai người
(Căn cứ vào Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn)
Thứ hai, về bằng chứng ngoại tình mà bạn có đề cập đến thì vấn đề này hoàn toàn không có ý nghĩa trong việc xác định mức độ (phần) nghĩa vụ của Chi gái bạn trong việc nuôi dưỡng con. Những bằng chứng này thường sẽ được sử dụng để chứng minh mục đích hôn nhân không đạt được khi chỉ có 1 người yêu cầu ly hôn mà người kia không đồng ý.
Thứ ba, về quyền nuôi con
Căn cứ Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, nếu anh và chị của bạn không thỏa thuận được việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con thì căn cứ vào khoản 3 Điều 81: người mẹ tức chị của bạn sẽ là người được quyền nuôi con ( con 16 tháng < 36 tháng).
Thứ tư, về người cấp dưỡng và mức cấp dưỡng
Căn cứ Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo đó, nếu chồng chị của bạn là người sẽ trực tiếp nuôi con thì Chị của bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng và ngược lại, nếu chị bạn là người trực tiếp nuôi con thì anh kia sẽ là người cấp dưỡng.
Mức cấp dưỡng sẽ phụ thuộc vào mức phí sinh hoạt của đứa con tại mỗi địa phương cũng như mức thu nhập của mỗi người (bố, mẹ đứa trẻ) mức này nếu các bên không thỏa thuận được sẽ do Tòa án xác định.
3. Có quyền từ chối nuôi dưỡng khi không muốn ở với bố hoặc mẹ khi ly hôn ?
Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân về chế độ cấp dưỡng, gọi:1900.6162
Luật sư trả lời:
Điều 81, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Theo đó, cha mẹ có nghĩa vụ nuôi và chăm sóc con cái của mình sau ly hôn, việc con sẽ ở với ai sẽ do bố mẹ con thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho bố hoặc mẹ. Tuy nhiên do bạn đã là sinh viên, nghĩa là đã trên 7 tuổi, đã nhận biết được một số điều trong cuộc sống cho nên ý kiến của bạn là một trong yếu tố quan trọng để Tòa án quyết định giao con cho bố hay mẹ nuôi.
Hơn nữa, trường hợp của bạn, nếu bạn đã thành niên (trên 18 tuổi), nếu không thuộc trường hợp bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, thì cha, mẹ không có nghĩa vụ phải cấp dưỡng nuôi con. Bạn cũng có thể theo đuổi cuộc sống tự lập của mình.
4. Nghĩa vụ trả nợ và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
Trả lời:
Thứ nhất, về nghĩa vụ trả nợ chung sau khi ly hôn
Nếu khoản nợ chung là của cả hai vợ chồng và phát sinh trong thời kì hôn nhân, thì cả hai bên phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản với khoản nợ này theo nguyên tắc tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được Tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
"Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan."
Nếu giữa hai bên không thỏa thuận được nghĩa vụ thanh toán nợ, tòa sẽ ra quyết định cả hai phải chịu trách nhiệm liên đới về khoản nợ chung, tức bên chủ nợ có quyền yêu cầu bất kì ai trong hai bên phải có nghĩa vụ thanh toán nợ.
Trong trường hợp của bạn, bạn đã thanh toán hơn một nửa số nợ, vậy thì sau khi ly hôn, bạn có quyền yêu cầu người chồng thực hiện nghĩa vụ thanh toán nốt số nợ còn lại theo nguyên tắc thỏa thuận dân sự. Nếu người chồng không đồng ý, bạn cần đưa ra những bằng chứng chứng minh mình là người đã độc lập thanh toán một nửa số tiền nợ chung của hai vợ chồng để Tòa án có căn cứ giải quyết, nếu không có bằng chứng thuyết phục, Tòa án có thể ra quyết định cả hai vợ chồng bạn phải chịu trách nhiệm liên đới phần nợ còn lại này.
Thứ hai, về quyền nuôi con và yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn
Căn cứ khoản 2,3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
"2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Nếu con chung của các bạn trên 07 tuổi thì cháu có quyền tự quyết định người nuôi dưỡng trong trường hợp bố mẹ ly hôn, nếu con dưới 07 tuổi, bố mẹ tự thỏa thuận quyền nuôi con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trong trường hợp hai bên không tự thỏa thuận được quyền nuôi con, Tòa án sẽ giải quyết về quyền nuôi con theo quy định của pháp luật và phải phù hợp với lợi ích của cháu bé. Nếu bạn chứng minh được người bố không thực hiện tốt nghĩa vụ của người chồng, người cha, hoặc không có công việc và thu nhập ổn định, hoặc điều kiện gia đình, nhân phẩm không tốt,... bạn có thể trình bày rõ với Tòa án để được bảo vệ quyền lợi cho con và được trao quyền nuôi con.
Căn cứ Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn:
"Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình."
Mức cấp dưỡng được các bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
5. Cấp dưỡng nuôi con của chồng sau khi ly hôn
Luật sư trả lời:
- Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
=> Như vậy, chồng chị là người không trực tiếp nuôi con nên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hàng tháng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của luật hôn nhân nhân và gia đình thì mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn do người có nghĩa vụ cấp dưỡng (chồng chị) và người được cấp dưỡng (con chị) hoặc người giám hộ của người đó (chị) thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng trong trường hợp nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Cụ thể trong trường hợp của chị: khi ra tòa ly hôn anh chị đã thảo thuận là hàng tháng chồng chị phải trợ cấp cho con là 1.500.000đ/tháng nên theo quy định anh phải thực hiện nghĩa vụ trợ cấp này. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc chồng chị không gửi tiền cấp dưỡng và trả lời "cô không nuôi đựơc thì để tôi nuôi chứ tôi không gửi tiền" là không phù hợp với quy định của pháp luật, vi phạm nghĩa vụ, quyền của cha không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
- Tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
=> Như vậy chị có quyền khởi kiện chồng cũ của chị ra Tòa án theo quy định của pháp Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 trong trường hợp chồng cũ trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng để Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.
- Ngoài ra, tại Điều 186 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 quy định về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
“Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp. Trân trọng./.