CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ

- Căn cứ Luật Thương Mại của Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 36/2005/QH 11 ngày 14/06/2006

- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên.

- Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các bên.

Hôm nay, ngày ...... tháng ....... năm ....... Tại ....... Chúng tôi gồm có:

Bên A:

Địa chỉ trụ sở chính:

Điện thoại/ Fax:

Số tài khoản:

Mở tại:

Đại diện là Ông (Bà)

Chức vụ:

Bên B:

Địa chỉ trụ sở chính:

Điện thoại/ Fax:

Số tài khoản:

Mở tại Ngân hàng:

Đại diện là Ông (Bà)

Chức vụ:

Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng đại lý với các điều khoản sau:

Điều 1:Hình thức đại lý:

- Đại lý độc quyền: Trên lãnh thổ Việt Nam Bên A chỉ giao cho Bên B sản phẩm thiết bị thuỷ điện (bao gồm tuốc bin, máy phát điện và thiết bị hỗ trợ). Hàng hoá thông qua đại lý là hàng hoá do Bên giao đại lý trực tiếp xuất khẩu (nếu thông qua Công ty Uỷ thác Xuất nhập khẩu thì phí đại lý sẽ giảm 1/2)

(ở đâyAnh có thể lựa chọn các hình thức sau:

1. Đại lý bao tiêu: Bên đại lý thực hiện việc mua, bán chọn vẹn một khối lượng hàng hoá cho bên giao đại lý;

2. Đại lý độc quyền: tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng nhất định;

3. Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ: bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và dưới danh nghĩa của tổng đại lý)

Điều 2: Quyền sở hữu trong đại lý:

- Bên Giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá giao cho bên đại lý.

Điều 3:Thù lao đại lý

- Thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng, cụ thể như sau:

1. Máy đơn chiếc dưới 2.000KW phí đại lý là 10% tổng hạn ngạch hợp đồng;

2. Máy đơn chiếc trên 2.000KW (bao gồm: máy từ2.000 KW đến dưới 3.200KW) phí đại lý là 8% tổng hạn ngạch hợp đồng;

3. Máy đơn chiếc trên từ 3.200KW trở lênphí đại lý là 5% tổng hạn ngạch hợp đồng;

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Bên giao đại lý:

4.1 Quyền của Bên giao đại lý:

- Ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng;

- Ấn định giá giao đại lý;

- Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền theo hợp đồng đại lý;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của Bên đại lý

4.2 Nghĩa vụ của Bên giao đại lý:

- Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý;

- Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá của đại lý mua, bán hàng hoá;

- Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý;

- Hoàn trả cho bên Đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;

- Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của Bên đại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra

Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên đại lý:

5.1 Quyền của Bên đại lý:

- Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý;

- Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng theo hợp đồng đại lý; nhận tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;

- Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;

- Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại. Trong trường hợp Bên đại lý chào hàng và bán được giá hàng hoá cao hơn giá Bên giao đại lý ấn định thì Bên đại lý được hưởng toàn bộ giá trị cao hơn đó. Nếu giá trị hàng hoá không đạt được theo Bên giao đại lý ấn định thì Bên đại lý phải thông báo và giá hàng hoá sẽ giảm theo thoả thuận.

5.2 Nghĩa vụ của Bên đại lý:

- Mua, bán hàng hoá cho khách hàng theo giá hàng hoá do Bên đại lý ấn định;

- Thực hiện đúng các thảo thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý;

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;

- Thanh toán cho Bên giao đại lý tiền bán hàng;

- Bảo quản hàng hoá sau khi nhận;

- Liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá trong trường hợp do lỗi của mình gây ra;

- Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên Giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên Giao đại lý.

Điều 6: Thanh toán trong đại lý

- Việc thanh toán tiền hàng và thù lao đại lý được thựuc hiện theo từng đợt sau khi Bên đại lý hoàn thành việc mua bán một khối lượng hàng hoá nhất định

* Đơn vị thụ hưởng:

CÔNG TY ……

* Địa chỉ:

……

* Tài khoản số:

……

* Ngân hàng

……

Điều 7: Thời hạn đại lý

- Thời hạn đại lý là 1 năm kể từ thời điểm Hai bên ký hợp đồng đại lý này;

- Trong thời hạn trên nếu một trong hai bên không mong muốn tiếp tục hợp đồng phải báo cho Bên còn lại trước 60 ngày, kể từ ngày một trong hai Bên thông báo bắng văn bản cho Bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.

Điều 8: Thưởng phạt

- Trong trường hợp nếu Bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì Bên đại lý có quyền yêu cầu Bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho Bên giao đại lý đó, giá trị của khoản bổi thường là …tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi nầm Bên đại lý làm đại lý cho Bên giao đại lý;

- Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của Bên đại lý thì Bên đại lý không có quyền yêu cầu Bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho Bên giao đại lý.

Điều 9. Các điều khoản khác

- Mọi sự sửa đổi, bổ sung hợp đồng đều phải được ghi nhận bằng văn bản và được cả hai bên cùng nhất trí thông qua. Mọi vấn đề nẩy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được hai bên cùng cố gắng bàn bạc giải quyết bằng thương lượng. Nếu những vấn đề phát sinh không thể thoả thuận được giữa hai bên thì sẽ đưa ra giải quyết tại Toà kinh tế có thẩm quyền, phán quyết của Toà án là bắt buộc đối với cả hai bên. Toàn bộ chi phí trong quá trình xét xử sẽ do bên thua chịu.

- Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký, được làm thành …. bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ …bản, Bên B giữ … bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quy định tại Điều 7, Điều 8 và quy định khác có liên quan của Luật này.

2. Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá do pháp luật về đấu thầu quy định hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Được bảo đảm thời hạn cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý.

4. Cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

5. Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi cho khách hàng.

6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung ứng.

Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

2. Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

b) Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

c) Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động;

d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

4. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp

1. Tùy theo loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây:

a) Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;

b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giấy phép và giấy chứng nhận khác;

c) Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;

d) Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp;

đ) Bản cáo bạch để chào bán hoặc niêm yết chứng khoán;

e) Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán;

g) Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.

2. Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

b) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

7. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.

-----------------------------------------------

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;