Mục lục bài viết
Có thể thấy hợp đồng xuất hiện rất gần cuộc sống chúng ta. Từ nhỏ khi đi học chúng ta đã phải đóng bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm, mua xe thì có bản hợp đồng bao gồm cam kết của bên mua và bên bán, mua nhà thì có hợp đồng mua nhà, ...Có một hợp đồng đang được quan tâm đến là hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng
Chuyển nhượng cửa hàng (quán, sạp) là hình thức chuyển nhượng địa điểm kinh doanh bao gồm cả tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh. Việc chuyển nhượng cửa hàng cần phải được lập thành hợp đồng và sự thỏa thuận giữa các bên phải đảm bảo cho hoạt động bình thường của bên nhận chuyển nhượng, và đặc biệt là phải phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng là gì?
Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nhằm tiến tới mục đích nào đó mà đôi bên cùng có lợi. Hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng là hợp đồng mà các bên có sự thỏa thuận là sang nhượng, mua bán tài sản của cửa hàng (cơ sở kinh doanh nói chung) với quy mô nhỏ, thường đăng ký hoạt động dưới hình thức tổ hợp tác, hộ kinh doanh. Hợp đồng này có thể bao gồm hoặc không bao gồm cả việc chuyển nhượng thương hiệu và quyền sử dụng đất, mặt bằng đang đặt cửa hàng, nhà hàng.
Hợp đồng chuyển nhượng nhà hàng, hợp đồng sang nhượng cửa hàng, nhà hàng được sử dụng khi bên sở hữu không còn mong muốn tiếp tục kinh doanh và muốn để lại toàn bộ mô hình của mình cho bên đang có nhu cầu mua lại.
Thỏa thuận này tiềm ẩn nhiều rủi ro và cũng tương đối mập mờ trong thực tiễn, bởi lý do khi khởi lập mô hình nhà hàng, cửa hàng, sẽ có một giấy phép mang tên cá nhân, rất khó để tiến hành sang lại hoặc một số quyền, nghĩa vụ mà nếu không trung thực rất khó để xác minh, ví dụ như tình hình tài chính, công nợ với bên thứ ba, quyền giới hạn đối với mặt bằng hay trình độ của hệ thống lao động, nhân viên, phản hồi của khách hàng. Nếu không có được toàn bộ thông tin, rất dễ người mua lại sẽ phải tiếp tục gánh theo gánh nặng khó giải quyết của người chủ cũ và hậu quả là có thể nhìn thấy được.
>> Tham khảo: Quy định về các loại thuế cần phải nộp khi mở quán ăn?
2. Mẫu hợp đồng sang nhượng cửa hàng, chuyển nhượng quán mới nhất
Luật Minh KHuê giứoi thiệu mẫu hợp đồng chuyển nhượng, sang nhượng quán ăn với nội dung cụ thể như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..., ngày ... tháng ... năm ...
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG NHÀ HÀNG/ QUÁN ĂN
(Số: ...)
- Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Luật thương mại số 36/2005/QH11 của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 14/06/2005.
- Căn cứ nhu yếu những bên Hôm nay, ngày ... tháng ... năm 20 ... tại (đại chỉ lập hợp đồng) ...
Chúng tôi gồm:
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN A):
Ông/Bà: ...
Sinh ngày: ...
Chứng minh nhân dân số: ..., cấp ngày: ..., tại ...
Thường trú: ...
Là người có toàn quyền sử dụng hợp pháp đối với Nhà hàng ... tại địa chỉ số ..., phường ..., quận ..., thành phố ...
BÊN ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN B):
Ông/Bà: ...
Sinh ngày: ...
Chứng minh nhân dân số: ..., cấp ngày: ..., tại ...
Thường trú: ...
Hai bên cùng nhau ký kết Hợp đồng chuyển nhượng nhà hàng với nội dung như sau:
ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Bên A đồng ý chuyển nhượng lại cho bên B quyền sử dụng toàn bộ Nhà hàng ..., cùng tất cả các biết bị bên trong nhà hàng (sẽ bàn giao cụ thể bằng biên bản kèm theo).
Ngành kinh doanh: Nhà hàng ăn uống
ĐIỀU 2: GIÁ TRỊ CHUYỂN NHƯỢNG CỬA HÀNG/QUÁN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
1. Bên A đồng ý chuyển nhượng quán/nhà hàng cho bên B với giá chuyển nhượng là: ...000.000 VNĐ (... triệu đồng chẵn).
2. Bên B sẽ giao cho bên A: ... VNĐ (Bằng chữ ... Việt Nam đồng) trong thời gian ... kẻ từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
3. Phương thức thanh toán:
Bên B sẽ thực hiện thanh toán một lần cho bên A bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Sau khi thanh toán đầy đủ số tiền, hai bên sẽ ký văn bản nhận tiền với nhau. Bên B giao tiền cho bên A, bên A sẽ bàn giao nhà hàng/ các giấy tờ pháp lý có liên quan cho bên B
ĐIỀU 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG
1. Bên A
- Bên A có các quyền sau đây:
+ Bên A nhận được đầy đủ tiền chuyển nhượng theo thỏa thuận trong hợp đồng
+ Bên A được đảm bảo về khoản tiền chuyển nhượng mà hai bên đã thỏa thuận với nhau
+ Bên A không chịu trách nhiệm nào về hoạt động của nhà hàng/quán tính từ thời điểm sau khi đã bàn giao
- Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
+ Đảm bảo tính pháp lý của nhà hàng/quán chuyển nhượng
+ Đảm bảo quyền sử dụng hợp pháp và tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ để bên B đứng tên sở hữu đối với nhà hàng/ quán ăn.
+ Không được gây cản trở, khó khăn cho việc sử dụng, kinh doanh nahf hàng/quán
+ Giao toàn bộ các thiết bị như đã thỏa thuận trong hợp đồng
2. Bên B
- Bên B có quyền sau đây:
+ Nhận nguyên vẹn quán như thỏa thuận trong hợp đồng
+ Có quyền đối soát và yêu cầu bên A cung cấp các giấy tờ cần thiết để phục vụ hoạt động kinh doanh
+ Yêu cầu bên A hỗ trọ về các hoạt động đầu mối để đảm bảo quá trình kinh doanh
- Trách nhiệm bên B:
+ Thanh toán tiền chuyển nhượng đúng thời hạn
+ Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình theo pháp luật.
ĐIỀU 4: VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
1. Vì bất cứ lý do gì một trong hai bên không thực hiện hay thực hiện không đúng những thỏa thuận trong hợp đồng sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại
2. Khi có tranh chấp ưu tiên giải quyết qua thương lượng. Trong trường hợp không thể thỏa thuận thì Tòa án có thẩm quyền xử lý.
ĐIỀU 5: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
1. Sau khi 2 bên đã hoàn thành xong thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng
ĐIỀU 6: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký ... tháng ... năm ...
Hợp đồng này được ký kết tại ... gồm ..., lập thành ... bản bằng tiếng..., có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ... để thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
3. Hướng dẫn soạn thảo Hợp đồng chuyển nhượng nhà hàng
Hợp đồng chuyển nhượng nhà hàng cần lưu ý khi soạn thảo như sau:
- Phần chủ thể phải ghi đầy đủ thông tin và các căn cứ chứng minh quyền sở hữu, quyền định đoạt;
- Phần nội dung chuyển nhượng phải ghi rõ tên, đặc điểm, vị trí của cửa hàng, nhà hàng chuyển nhượng, danh sách chi tiết các tài sản kèm theo, nội dung thông tin nội bộ bàn giao;
- Phần chuyển nhượng phải ghi rõ mức giá trị, số lần thanh toán, có bao gồm hay không bao gồm thuế;
- Phần bàn giao giấy phép, thực tế cơ sở cần có ghi nhận về việc kiểm tra, đối soát, thời gian bàn giao, người bàn giao;
- Phần quyền, nghĩa vụ các bên cần đặc biệt lưu ý trách nhiệm của chủ cũ trong sự trung thực, giấy tờ, thông tin;
- Phần tranh chấp, vi phạm, bồi thường cần ghi rõ những hành vi bị cấm kèm theo mức bồi thường để phòng ngừa thiệt hại;
4. Các mức thuế phải đóng khi chuyển nhượng nhà hàng
Khi thực hiện Hợp đồng chuyển nhượng nhà hàng bao gồm thương hiệu và toàn bộ các tài sản trong đó, người chuyển nhượng sẽ phải thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Thuế thu nhập cá nhân.
Mức thuế này nhiều hay ít phụ thuộc vào giá trị chuyển nhượng và các quy định tại thời điểm hiện tại, không vượt quá 20% thu thập tính thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
5. Ý nghĩa của hợp đồng sang nhượng cửa hàng, chuyển nhượng quán
- Hợp đồng sang nhượng cửa hàng, chuyển nhượng quán ăn có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng. Theo đó:
+ Hợp đồng sang nhượng cửa hàng, chuyển nhượng quán là hình thức pháp lý để hợp thức hóa quá trình chuyển nhượng cửa hàng, quán giữa các bên với nhau. Theo đó, trong hợp đồng cũng thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của các bên đối với giao dịch này.
+ Khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên tham gia phải nghiêm túc tuân thủ thực hiện các điều khoản đã giao kết thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Hợp đồng này là cơ sở pháp lý để cơ quan chức năng có thẩm quyền, căn cứ vào để giải quyết tranh chấp của các bên khi có yêu cầu. Giúp công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh buôn bán của người dân đạt hiệu quả cao; ngăn chặn, phòng tránh được những rủi ro, hành vi sai pháp luật xảy ra.
+ Hợp đồng này giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Khi giao kết hợp đồng, các bên rất dễ xảy ra tranh chấp và các rủi ro phát sinh. Trước những mâu thuẫn, tranh chấp đó, để tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất, các bên sẽ dựa vào các điều khoản của hợp đồng để xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Luật Minh Khuê về Mẫu hợp đồng chuyển nhượng, sang nhượng quán ăn. Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ về vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn pháp luật trực tiếp qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm!
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết Kinh doanh quán ăn nhỏ thì phải nộp những loại thuế nào? của Luật Minh Khuê