1. Khái niệm kế hoạch các nhân của giáo viên tiểu học?

Kế hoạch các nhân là bản kế hoạch tập hợp những hành động, những công việc cần thiết phải làm trong một khoảng thời gian nhất định. Trong bản kế hoạch cá nhân, các công việc được sắp xếp theo một lịch trình định sẵn, có thời hạn, mục tiêu cụ thể,... nhàm hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Kế hoạch cá nhân của giáo viên tiểu học được hiểu là bản kế hoạch được thầy cô giáo đang làm công tác giảng dạy tại trường tiểu học soạn thảo nhằm đề ra những phương án, nhiệm vụ và mục tiêu cho hoạt động giảng dạy của bản thân trong năm học. 

 

2. Mục đích của việc lập kế hoạch cá nhân của giáo viên tiểu học

Kế hoạch cá nhân của giáo viên tiểu học sẽ giúp cho giáo viên thực hiện công tác giảng dạy thuận lợi và hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh tiểu học còn nhiều bỡ ngỡ. Thông qua sự chuẩn bị, các giáo viên sẽ đảm bảo chất lượng của các buổi học, thường xuyên xây dựng được các phương pháp học tập mới và hoạt động trải nghiệm thú vị cho học sinh. 

Thông qua các phương hương, nhiệm vụ, mục tiêu chi tiết trong kế hoạch cá nhân, thầy cô giáo hoàn thành tốt mục tiêu công tác để ra.

 

3. Nội dung trong kế hoạch cá nhân của giáo viên tiểu học

- Giới thiệu sơ lược bản thân giáo viên: họ tên, giới tính, chức vụ, ngày sinh, nơi sinh, trình độ chuyên môn, nhiệm vụ giảng dạy, nhiệm vụ kiêm nhiệm, thành tích năm học trước;

- Công việc được giao trong năm học với những thuận lợi và khó khăn như thế nào (về giáo viên, về học sinh);

- Nêu chi tiết các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện để đạt được các chỉ tiêu trong năm học đã đề ra;

- Chi tiết lịch trình thực hiện kế hoạch giảng dạy;

- Chi tiết kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng với từng đối tượng học sinh;

- Những kiến nghị đề xuất (nếu có).

 

4. Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên tiểu học

TRƯỜNG TIỂU HỌC ......

Tổ: .......

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.....o0o.....

......, ngày ... tháng ... năm 20....

KẾ HOẠCH CÁ NHÂN

Năm học: 20... - 20...

- Căn cứ vào Kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường ngày ...  tháng .... năm 20....;

- Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn ngày .... tháng ... năm 20....;

- Căn cứ vào công việc cụ thể của bản thân.

Trong năm học 20... - 20..., tôi xây dựng kế hoạch hoạt động như sau:

I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN

- Họ và tên :                                                                   
- Giới tính :  
- Chức vụ :  
- Ngày sinh :  
- Nơi sinh :  
- Trình độ chuyên môn :  
- Nhiệm vụ giảng dạy :  
- Nhiệm vụ kiểm nghiệm :  
- Thành tích năm học 20... - 20...    

II. CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO TRONG NĂM HỌC 20... - 20...

- Tổ trưởng chuyên môn

- Dạy ...........................

III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi

1.1. Đối với giáo viên

- Nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, được Ban giám hiệu quan tâm về mọi mặt.

- Nhà trường đã trang bị kịp thời các trang thiết bị và cơ sở vật chất khác để phục vụ cho việc dạy và học.

- Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ giảng dạy.

- Được nhà trường và chính quyền địa phương quan tâm và giúp đỡ về mọi mặt.

- Nhà trường có sự chỉ đạo về chuyên môn, sẵn sàng giải đáp những vướng mắc, tạo điều kiện dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

1.2. Đối với học sinh

- Học sinh có nề nếp từ lớp dưới.

- Học sinh chăm ngoan, ham học, có ý thức trong học tập.

- Sách, vở, dụng cụ học tập tương đối đầy đủ.

- Có được sự quan tâm và phối hợp của phụ huynh học sinh trong việc nhắc nhở và động viên học sinh học tập.

2. Khó khăn

- Nhiều gia đình còn khó khăn về kinh tế, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa tại các tỉnh bạn nên việc giúp đỡ con em học hành còn hạn chế.

- Khó khăn trong việc vận dụng thực tế vào giảng dạy do hệ thống trang thiết bị ...

IV. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Mục tiêu, nhiệm vụ 1: Nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống

1.1. Mục tiêu phấn đấu

- Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động.

- Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng.

- Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp.

1.2. Biện pháp thực hiện

- Luôn trau dồi đường lối chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối trung thành với Đảng. Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chính trị.

- Tích cực tham gia phong trào tự học, tự nâng cao kiến thức, viết sáng kiến kinh nghiệm. Thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nhà giáo.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ 2: Phát triển chuyên môn nghiệp vụ

2.1. Chỉ tiêu phấn đấu

- Đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường.

- Đạt loại giỏi trong công tác tự bồi dưỡng thường xuyên.

- Đạt Danh hiệu Lao động tiến tiến

- Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học. (2 tiết/ tháng)

2.2. Biện pháp thực hiện

- Tích cực tự nghiên cứu tài liệu chuyên môn, dự giờ học hỏi đồng nghiệp.

- Vận dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.

- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, trường, những đợt tập huấn do cấp trên cử.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ 3: Nâng cao chất lượng giáo dục môn dạy

3.1. Chỉ tiêu phấn đấu

Môn .... Môn ...

Tổng số học sinh: 

Về kết quả học tập:

HTT: .../...

HT: .../...

Về năng lực, phẩm chất:

Đ: .../...

CĐ: .../...

Tổng số học sinh:

Về kết quả học tập:

HTT: .../...

HT: .../...

Về năng lực, phẩm chất:

Đ: .../...

CĐ: .../...

3.2. Biện pháp thực hiện

- Thực hiện tốt nội dung chương trình, tích cực đổi mới phương pháp giáo dục. 

- Đẩy mạnh việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn học.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh.

- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể, xã hội, giữa giáo viên với học sinh và phụ huynh học sinh.

- Đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.

- Tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập.

4. Mục tiêu, nhiệm vụ 4: Thực hiện có hiệu quả công tác tổ chuyên môn

4.1. Chỉ tiêu phấn đấu

4.1.1. Đối với giáo viên

- Dạy Giáo viên dạy Giỏi cấp trường: ....

- Tham gia thi Giáo viên giỏi cấp ....

- Bồi dưỡng thường xuyên đạt 100% khá, giỏi, trong đó ít nhất 25% đạt loại giỏi.

4.1.2. Đối với học sinh

- Hoàn thành chương trình cấp tiểu học: 100%

- Hoàn thành lớp học: 100%

Trong đó: 

Về kết quả học tập: ...

Về năng lực, phẩm chất: 100% Đạt

- Tham gia đầy đủ các phong trào của trường, của ngành có chất lượng.

- Nề nếp: Tổ chức sinh hoạt tổ đảm bảo số lần theo quy định.

4.2. Biện pháp thực hiện

- Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, thực hiện có hiệu quả.

- Tổ chức các chuyên đề đổi mới nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra để giúp đỡ giáo viên khắc phục những hạn chế, thiếu sót.

V. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN (Theo biểu mẫu gửi kèm)

VI. KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO, BỒI DƯỠNG HỌC SINH

Chất lượng học sinh: (Biểu đính kèm)

1. Chỉ tiêu phấn đấu

- Phụ đạo học sinh còn yếu về môn mình dạy.

- Bồi dưỡng học sinh làm mũi nhọn cho các năm tới.

2. Biện pháp thực hiện

- Thực hiện các buổi kiểm tra hàng tuần để kiểm tra chất lượng học sinh.

- Giao bài tập thường xuyên cho học sinh phù hợp với năng lực ....

VII. KẾ HOẠCH TỰ BỒI DƯỠNG

1. Chỉ tiếu phấn đấu

- Bồi dưỡng chuyên môn Toán + Tiếng Việt toàn cấp học;

- Bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ;

- Bồi dưỡng rèn luyện vở sạch chữ đẹp.

2. Biện pháp thực hiện

- Bồi dưỡng thường xuyên bằng tự bồi dưỡng của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng nhu cầu của giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.

- Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức học tập trực tuyến.

- Bồi dưỡng theo hình thức tổ chức chuyên đề, hội thảo, tổ chức lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho giáo viên tùy theo nội dung bồi dưỡng của bậc học.

4. Kế hoạch cụ thể: (Theo biểu mẫu gửi kèm)

VIII. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

- Đề nghị Ban giám hiệu và Tổ công tác chuyên môn tạo điều kiện thuận lợi để bản thân có thể thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Cần tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, chuyên đề để các giáo viên có cơ hội tiếp xúc, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn.

- Cần tổ chức cho HS tham gia ngoại khóa thường xuyên, cụ thể ....

Trên đây là kế hoạch cá nhân của bản thân tôi trong năm học 20... - 20.... Có thể thay đổi để phù hợp và sát với kế hoạch hoạt động của cấp trên.

                                             NGƯỜI VIẾT KẾ HOẠCH
(Ký và ghi rõ họ tên)

Mọi vướng mắc pháp lý cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ tới Luật Minh Khuê qua đầu số tư vấn pháp luật trực tuyến 19006162, để được đội ngũ Luật sư, chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ tư vấn nhanh chóng. Trân trọng./.