>> Luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại gọi : 1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

Theo nguyện vọng của bạn muốn mở một tiệm sửa chữa máy tính nhỏ với số vốn ít thì bạn có thể tiến hành đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thế. Ngành nghề kinh doanh sửa chữa máy tính của bạn không yêu cầu điều kiện phải có chứng chỉ khi tiến hành hoạt động kinh doanh nên bạn chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể là có thể tiến hành hoạt động này theo đúng quy định của pháp luật.

 

1. Quy định về thành lập hộ kinh doanh:

Căn cứ quy định tại điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam bao gồm cá nhân và hộ gia đình:

- Cá nhân có quyền thành lập hộ kinh doanh khi đáp ứng các điều kiện:

  1. Là công dân Việt Nam, có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  2. Cá nhân không thuộc diện pháp luật cấm kinh doanh;
  3. Cá nhân không đồng thời là chủ hộ kinh doanh khác, không phải là chủ doanh nghiệp tư nhân, không phải là thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.

- Hộ gia đình: Việc quy định hộ gia đình bắt nguồn từ việc công nhận hộ gia đình là một chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự theo Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005. Điều 106 Bộ luật dân sự năm 2005 đưa ra khái niệm về hộ gia đình: 

"Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này." 

Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa quy định rõ về khái niệm hộ gia đình để phù hợp và thống nhất với quy định về hộ gia đình trong các văn bản pháp luật khác để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các thành viên trong hộ gia đình đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

 

2. Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Điều 85 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về số lượng hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Theo đó:

"1. Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không được yêu cầu người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định."

Căn cứ Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ để làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các nội dung sau đây:

+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

+ Số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

+ Ngành, nghề kinh doanh;

+ Số vốn kinh doanh;

+ Số lao động;

+ Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đinh đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh.

 

3. Quy trình, thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Thứ nhất, về thủ tục đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh gồm các bước sau:

Bước 1: Đề nghị đăng ký kinh doanh. Cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh, bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Xác nhận và thẩm tra. Nhà chức trách có thẩm quyền khi tiếp nhận hồ sơ phải cấp cho người nộp hồ sơ một giấy biên nhận làm bằng chứng cho việc tiếp nhận hồ sơ, rồi sau đó kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trong thời hạn năm ngày làm việc, nhà chức trách có thẩm quyền phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ, hoặc phải thông báo những nội dung cần sửa đổi hay yêu cầu bổ sung văn bản, nếu hồ sơ không hợp lệ.

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yếu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Về việc đặt tên hộ kinh doanh, Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

"1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Cụm từ "Hộ kinh doanh";

b) Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

2. Không được sử dụng từ ngữ, kỹ hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ "công ty", "doanh nghiệp" để đặt tên hộ kinh doanh.

4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện."

Thứ hai, về thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan Nhà nước nhận được hồ sơ hợp lệ.

Thứ ba, cơ quan có thẩm quyền: phòng tài chính kế hoạch thuộc UBND cấp huyện/quận nơi dự định đặt hộ kinh doanh.

Thứ tư, lệ phí đăng ký: 100.000 đồng.

Đương nhiên bạn cũng có thể mở doanh nghiệp. Xem thêm: Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cần những gì ?

Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục pháp lý, vui lòng liên hệ đến Bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 qua số hotline: 1900.6162. Xin chân thành cảm ơn!