1. Công ty hợp vốn cố phần

Công ty hợp tư cổ phần là một loại công ty lai tạp giữa các yếu tố của công ty hợp vốn đon giản và các yếu tố của công ty cổ phần. Vì vậy công ty này có hai loại thành viên không bình đẳng với nhau. Loại thành viên thứ nhất là thành viên góp vốn mà họ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty tói vốn đã góp vào công ty giống như thành viên góp vốn của công ty hợp vốn đơn giản, nhưng vốn góp của họ lại là cổ phần giống như việc góp vốn của các cổ đông trong công ty cổ phần. Loại thành viên thứ hai là thành viên nhận vốn mà họ có cổ phần trong công ty, nhưng lại có tư cách thương nhân và phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đôi với các khoản nợ của công ty giống như thành viên nhận vốn của công ty hợp vốn đơn giản.
Một số đặc điểm chủ yếu về công ty mẹ công ty con?
Công ty hợp vốn cổ phần được pháp luật của các quốc gia công nhận là có tư cách pháp nhân, kế cả ở những nước không thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh hay công ty hợp vốn đơn giản. Công ty hợp vốn cổ phần rất hiếm khi được thành lập. Song có thể coi là một hình thức công ty làm phong phú thêm cho các hình thức các công ty và mở rộng thêm cho sự lựa chọn của những người muôh thành lập công ty.
Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ 1931 đã đưa ra một số nét chính về quản trị loại công ty này. Theo bộ luật này quản trị công ty hợp vốn cổ phần có một số đặc thù sau: (1) Một hay một số thành viên nhận vổh làm người quản lý do Điều lệ công ty chỉ định; (2) Hội đồng kiểm soát bao gồm ít nhất ba thành viên đều là cổ đông của công ty; (3) Đại hội đồng mỗi năm hợp một lẩn để nghe trình bày vê' tình hình tài chính từ những người quản lý, quyết định chia lãi, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh quản lý, và giải quyết những vân đề vượt quá quyền hạn của người quản lý;. (4) cuộc hợp của Đại hội đồng do người quản lý hoặc kiểm soát viên triệu tập; (5) mọi cổ đông đều có quyền tham dự đại hội đổng; (6) quyết nghị của Đại hội đổng có hiệu lực nếu đa số châp thuận; và (6) Đại hội đồng tổ chức hợp phải các đại biểu của ít nhất Vi vốn của công ty; việc triệu tập lẩn thứ hai không phụ thuộc vào tỷ lệ nếu triệu tập lần thứ nhất bâ't thành do không đủ đại biểu như đã nói trên.

2. Công ty dự phần

Công ty dự phần được xem là một hình thức công ty không có tư cách pháp nhân và đon thuần là một hợp đổng giữa các thành viên của công ty với nhau. Tuy nhiên mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu mà các bên trong loại công ty này đều hướng tới. Công ty dự phần được chứng minh bằng mọi phưong tiện. Pháp luật nhiều khi không can thiệp sâu vào hình thức công ty này. Các mục tiêu cụ thể của sự liên kết, điều kiện và thể thức dự phần, sự phân chia lỗ lãi... đều theo các quy định do các bên thỏa thuận tạo nên.
Hợp đổng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũ và theo Luật Đầu tư được xem rất gần gũi vói công ty dự phần., "Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đổng BCC) là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân" (Điều 3, khoản 16). Đạo luật này quy định đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyển lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng
Việc quy định hình thức công ty này có ý nghĩa không chỉ cho việc giải quyết các tranh châp thực tế phát sinh từ sự liên kết như vậy, mà còn có ý nghĩa là một giải pháp giải quyết các công ty thực tế và công ty được thành lập trên thực tế. Có thế xem xét vâh để này từ một tình huống giả định sau:
Công ty NH kinh doanh trong lĩnh vực cung ứng thiết bị nông nghiệp. NH phát hiện ra một cơ hội sản xuất và bán máy cắt xén cỏ cho một số địa phuơng ở vùng sâu, vùng xa, do đó đã đêh đặt hàng sản xuất thiết bị này tại một doanh nghiệp tư nhân TB. Theo đúng hợp đồng đã ký kết với TB, định kỳ NH tới cơ sở sản xuất của TB để kiểm tra tiến độ sản xuâ't, nhưng thường không gặp chủ doanh nghiệp TB hay đại diện của TB mà chỉ gặp và làm việc với Thích Tiến (chủ doanh nghiệp tư nhân TT). TB không thực hiện được nghĩa vụ giao hàng theo hợp đổng, tranh châp xảy ra. Chủ doanh nghiệp TB bỏ trôn với hầu hết tài sản của mình. Sô' tài sản còn lại không đủ để trả nợ cho NH. Các chứng cứ cho thâỳ, TT đã thoả thuận với TB để bỏ tiền mua trang thiết bị cho TB và đã đưa cho TB một khoản tiền lớn để thực hiện dự án theo hợp đổng đã được ký kết giữa NH và TB mà không lấy lãi theo định kỳ, chi lấy một tỉ lệ nhất định trên sô' lợi nhuận kiêm được từ việc thực hiện dự án nói trên. NH đòi TT phải trả nợ thay cho TB. Luật sư của TT cho rằng, quan hệ giữa TB và TT chỉ là quan hệ vay nợ thông thường, và TT cũng là một chủ nợ của TB, nên TT và NH đều được lây nợ trên sô' tài sản còn lại của TB. Vì vậy đòi hỏi của NH đôì vói TT là vô lý.
Các tình tiết trên cho thâỳ TT và TB có sự liên kết làm ăn nhất định trên cơ sở tự nguyện mà không phải là một hợp đổng vay thông thường. Do vậy tranh châ'p này chỉ có thế giải quyết được trên cơ sớ nhận thức sự liên kết trên căn bản giôhg với dạng công ty đang được nghiên cứu ở đây.

3. Nhóm công ty

Có hai hình thức nhóm công ty chủ yếu là tập đoàn kinh tế, và công ty mẹ - công ty con. Tuy nhiên đạo luật này không đưa ra được những điểm pháp lý chủ yếu của tập đoàn kinh tếmà dành cho Chính phủ quy định.

3.1 Tập đoàn kinh tế

Tập đoàn kinh tế ngày nay có vai trò rất lớn đối với sự phát . triển kinh tế toàn cầu và ở các nước. Nó có khả năng tập trung lớn các nguồn lực để bảo đảm những mục tiêu kinh tế nhât định. Tuy nhiên tập đoàn kinh tếchưa có một định nghĩa chung cụ thể mang tính toàn cầu. Các nước sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau (ví dụ: "conglomerate", "chaebol", "keiretsu", "business group", "cartel"...) để diễn đạt khái niệm chưa hoàn toàn thôhg nhất này, với một dấu hiệu cơ bản là "nhóm công ty có quy mô lớn", về việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước định nghĩa tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô liến kết dưới hình thức công mẹ - công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Như vậy trước hết ta phải hiểu về các quan hệ trong công ty mẹ - công ty con, rồi mới có thể nghiên cứu về tập đoàn.

3.2 Công ty mẹ - công ty con

Theo diễn tiên như vậy xác định mối quan hệ chủ yếu giữa công ty mẹ và công ty con là môì quan hệ về vốn, có nghĩa là công ty mẹ có vốn trong công ty con. Tùy từng hình thức của công ty con mà công ty mẹ có vị thế pháp lý là thành viên hay là chủ sở hữu hay là cổ đông của công ty con, nhưng có quyền kiểm soát, khôhg chê) chi phôi công ty con. Tuy nhiên công ty con là một thực thể độc lập với công ty mẹ. Do đó mọi giao dịch và các quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con (trừ mối quan hệ công ty mẹ là chủ sở hữu hay thành viên hay Cổ đông trong công ty con) đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng. Luật Doanh nghiệp quy định khá khắc nghiệt sự vi phạm nguyên tắc bình đẳng giữa công ty mẹ và công ty con. Sự can thiệp của công ty mẹ ngoài thẩm quyền mà gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó. Người quản lý của công ty mẹ cũng phải liên đới chịu trách nhiệm với công ty mẹ. Nếu công ty con thực hiện theo sự can thiệp như vậy mà đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đói cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại 
Công ty mẹ có nghĩa vụ lập các báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty, báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hàng năm của nhóm công ty và báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của nhóm công ty. Công ty con có nghĩa vụ cung cap các báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của nhóm công ty.
Vì vậy đặc điểm quan trọng nhất của tập đoàn kinh tế là mối liên hệ về vốn giữa các thành viên của tập đoàn. Quy mô về vốn, doanh thu, lao động và phạm vi hoạt động kinh doanh của tập đoàn rất lớn xét trên phưong diện địa lý và phương diện ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân vì đây là một sự liên kết của các công ty có tư cách pháp nhân có thể bởi hợp đồng hoặc bởi pháp luật.
Trên thế giới hiện nay có hai mô hình tập đoàn kinh tếcơ bản. Đó là: (1) Mô hình Mỹ vắ Châu Âu; và (2) mô hình Nhật Bản và Hàn Quô'c. Mô hình tập đoàn kinh tế Mỹ và Châu Âu được hình thành trên cơ sở sự liên kết tự nguyện giữa các công ty bởi các nguyên nhân chủ yếu như: chính sách tín dụng với lãi suâ't thâ'p khiến các công ty có thể tiếp cận nguồn vốn để mua lại các công ty khác; nhu cầu đa dạng hóa các lĩnh vực kinh-doanh của các công ty lớn; và đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa. Trong khi đó mô hình tập đoàn kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc gắn vói truyền thôhg gia đình của Châu Á. Các Keiretsu ở Nhật Bản và Chaebol ở Hàn Quốc được xây dựng phỏng theo mô hình truyền thôhg các tập đoàn mang tên Zaibatsu. Các Zaibatsu được tổ chức nên bởi các gia đình có thế lực vể chính trị, quân sự và kinh tế. Sau phát xít Nhật bị đánh bại, các Keiretsu được hình thành theo mô hình Zaibatsu đã bị tan rã vì chiên tranh. Các Chaebol của Hàn Quốc cũng được tạo lập theo mô hình của Zaibatsu để xây dựng đất nước. Do đó có thể nói yếu tố gia đình và yếu tố can thiệp của chính trị là các yếu tố đặc trưng của mô hình tập đoàn kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc. Có lẽ học tập kinh nghiệm xây dựng đất nước của người Hàn và người Nhật với sự nỗ lực lớn, Việt Nam đã tổ chức nên các tổng công ty, rổi đến các tập đoàn kinh tếNhà nước.

4. Việc thành lập tập đoàn kinh tế Nhà Nước

Việc thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay phải theo trình tự bốn bước:
Bước thứ nhất: Cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng đề án thành lập tập đoàn.
Bước thứ hai: Cơ quan hoặc tổ chức được giao phải tổ chức xây dựng và trình đề án.
Bước thứ ba: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đề án.
Bước thứ tư: Công ty mẹ được thành lập tổ chửc thực hiện đề án.
Các tập đoàn kinh tế của Việt Nam trong những năm thử nghiệm vừa qua đã có những đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân, song cũng đã bộc lộ nhiều khiêm khuyết mà một trong sô' chúng có lẽ là khiếm khuyết cổ hữu của các doanh nghiệp Nhà nước. Nếu xét từ mô hình tập đoàn kinh tế Mỹ và Châu Âu, thì tập đoàn kinh tế của Việt Nam thiêù đi tính tự nguyện và yếu tố thị trường. Nhưng nêù xét từ mô hình tập đoàn kinh tế Nhật Bản và Hàn Quô'c, thì tập đoàn kinh tếcủa Việt Nam thiếu yếu tố tư nhân hay gia đình tham dự. Nói cho cùng, sự thiêù hụt lớn nhất của các tập đoàn kinh tế của Việt Nam là nền tảng thị trường thực sự.
Người ta hiểu rằng doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp công là các doanh nghiệp do Nhà nước bỏ vốn thành lập để kinh doanh dưới hình thức các công ty. Ở các nước có nền kinh tế thị trường thường thành lập các doanh nghiệp nhà nước để bù đắp những khiếm khuyêl vốn có của kinh tế thị trường như sự thiếu hụt đầu tư vào những lĩnh vực hay những noi không hoặc kém mang lại lợi nhuận, hoặc để cạnh tranh với nước ngoài, hoặc để bảo đảm sự phát triêh đồng đều giữa các vùng, miền hay các dân tộc, hoặc bảo đảm cung câp các dịch vụ có tính châ't công cộng như vận chuyển hàng không, bưu chính - viễn thông... Doanh nghiệp Nhà nước có những điểm lợi như bảo đảm cho sự phát triêh một sô' lĩnh vực chiến lược, lap đầy các khoảng trông doanh nghiệp, hỗ trợ cho các vùng miền, lĩnh vực yếu kém và có thể tiếp cận những nguồn tín dụng lón. Nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp nhà nước thường có hiệu quả tháp và thường là mối lo lắng lớn đè nặng lên Nhà nước bởi sự thiêù năng lực đáp ứng thị trường, bởi là noi phát triển nạn tham nhũng, bè phái và chủ nghĩa thân hữu. Vì vậy cải cách, cải tổ hay tái câu trúc doanh nghiệp nhà nước bao giờ cũng là các trọng đề của kế hoạch hay chưong trình hành động của Nhà nưóc. Cũng như vậy các tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam, bao gồm: Tập đoàn công nghiệp tầu thủy (Vinashin), Tập đoàn điện lực (EVN), Tập đoàn bưu chính - viễn thông (VNPT), Tập đoàn dầu khí (PetroVietnam), Tập đoàn than - khoáng sản (Vinacomin), Tập đoàn cao su (VRG), Tập đoàn tài chính - bảo hiểm (Bảo Việt), và Tập đoàn dệt may (Vinatex), rất cần sự nghiên cứu đổi mới về tổ chức, quản trị và vận hành.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê