1. Tổ chức, cá nhân ký hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp 

1.1 Quy định chung

Theo Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:
"Điều 18. Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp được ký hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này và các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng; trường hợp có người khác tham gia thành lập doanh nghiệp thì cùng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó."

1.2 Một số vấn đề trong việc ký hợp đồng trước đăng ký thành lập doanh nghiệp

Trong thực tế có rất nhiều hợp đồng, giao dịch được ký kết trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hợp đồng trước đăng ký thành lập doanh nghiệp ở đây có thể là những hợp đồng được ký kết trước khi đăng ký kinh doanh liên quan đến hoạt động phục vụ cho việc thành lập, hoạt động công ty như: hợp đồng thuê trụ sở, hợp đồng dịch vụ pháp lý với văn phòng, công ty luật để thực hiện thủ tục thành lập công ty hoặc các hợp đồng, giao dịch khác liên quan đến hoạt động của công ty như: hợp đồng thỏa thuận góp vốn, hợp đồng thỏa thuận về quản lý điều hành, bồi thường thiệt hại. Có thể thấy, các bên tham gia ký hợp đồng trước thành lập doanh nghiệp có thể là giữa người thành lập doanh nghiệp với bên thứ ba; giữa những người thành lập doanh nghiệp với nhau. 
Theo quy định của pháp ỉuật, người thành lập doanh nghiệp được ký hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp. Trường họp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết. Trường hợp doanh nghiệp không được đăng ký thành lập thì người ký kết họp đồng chịu ữách nhiệm hoặc người thành lập doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm thực hiện họp đồng đó. 

2. Trình tự, thủ tục đãng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020

Căn cứ Điều 26 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định như sau:
Điều 26. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
2. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
4. Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký để được cấp và việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
6. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, liên thông trong đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định trình tự, thủ tục đãng ký doanh nghiệp gồm các bước sau: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền lựa chọn 01 trong 03 phương thức đăng ký doanh nghiệp (đãng ký trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; đăng ký qua dịch vụ bưu chính; đăng ký qua mạng thông tin điện tử) để nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đãng ký doanh nghiệp và cấp đãng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng vãn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thi phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã luật hóa bằng cách đa dạng hóa các phương thức đăng ký doanh nghiệp: đăng ký trực tiếp, đăng ký qua mạng, đăng ký qua dịch vụ bưu điện. Theo đó, đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đãng ký doanh nghiệp qua mạng thông tỉn điện tử tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và được thể hiện dưới dạng vãn bản điện tử. Hồ sơ đãng ký doanh nghiệp qua mạng thông 
tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đãng ký doanh nghiệp bằng bản giấy. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Việc sửa đổi, bổ sung nêu trên nhằm hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức với người dân, doanh nghiệp khi giải quyết công việc, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho người dân. Việc luật hóa quy định về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi đãng ký doanh nghiệp qua mạng điển tử; góp phần đẩy mạnh tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử trong thời gian tới; cắt giảm chi phí và thời gian đãng ký doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 02 của Chính phủ về cải thiện chất lượng môi trường đầu tư kinh 

3. Điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật doanh nghiệp 2020 thì:
Điều 27. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Theo đó, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đảm bảo các điều kiện sau: ngành nghề kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh; tên doanh nghiệp đúng quy định; hồ sơ đăng ký hợp lệ; Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp...
Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2020 tiếp tục kế thừa về các điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đãng ký doanh nghiệp, theo đó Luật mới tiếp tục mở rộng quyền kinh doanh, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phẩn kinh tế có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Luật Doanh nghiệp năm 2020 tiếp tục có quy định mở rộng hơn quyền kinh doanh, trong đó bao gồm cả quyền kinh doanh, việc đăng ký kinh doanh, cũng như việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp...

4. Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

Nội dung của Gi ấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm có một số những nội dung cơ bản quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
"Điều 28. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân."
Theo quy định trên thì nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có bốn nội dung chính đó là: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hừu hạn; vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư. 
Như vậy, theo đó, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng đà bỏ nội dung về ngành nghề kinh doanh và danh sách cổ đông sáng lập. Việc không ghi nhận nội dung ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là đế đồng nhất với các điều luật khác rằng doanh nghiệp được phép kinh doanh tất cả cảc ngành nghề mà pháp luật không cấm. Mặt khác, danh sách cổ đông sáng lập của doanh nghiệp đã được ghi nhận tại điều lệ doanh nghiệp, đã nộp cho Cơ quan đăng ký doanh nghiệp khi đăng ký doanh nghiệp và danh sách cổ đông sáng lập có thể thường xuyên thay đôi do đó không cần thiết phải đưa vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để giảm bớt thủ tục điều chỉnh Giấy này, cải cách hành chính.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp  - Công ty luật Minh Khuê