Mục lục bài viết
1. Tên gọi của thương nhân
Luật Thương mại có qui định bắt buộc thương nhân phải có tên thương mại, biển hiệu. Nghĩa vụ như vậy không được tìm thấy trong Luật Thương mại 2005 và Luật Doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên tên thương nhân là một nội dung được yêu cầu trong đăng ký kinh doanh.
Thương nhân pháp nhân cũng như thương nhân thể nhân có những quyền lợi dân sự nhất định. Tên gọi của thương nhân là một trong những quyền lợi đó. Tên gọi của thương nhân trước hết là đê’ cá thê’ hoá thương nhân hay để phân biệt thương nhân này với thương nhân khác. Thương nhân pháp nhân là một thực thê’ riêng biệt. Do đó cần phải đảm bảo sự cá thể hoá pháp nhân đó bằng một cái tên. Nói cách khác, tên gọi của pháp nhân là một vân để bắt buộc để cho người thứ ba xác định chính xác được nó trong một cộng đổng nhất định. Tên gọi của pháp nhân do thành viên hoặc các thành viên của pháp nhân lựa chọn. Tuy nhiên việc đặt tên của thương nhân phải tuân thủ các yêu cầu của pháp luật. Bởi thương nhân có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể trong xã hội và với người thứ ba, nên các yêu cầu này được lập ra nhằm bảo đảm trật tự công cộng, đạo đức xã hội, cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...
Thông thường pháp luật thiết lập chế độ chung về tên gọi của thương nhân và các chế độ riêng vê' tên gọi đối với từng loại hình công ty cụ thể.
Chế độ chung đặt ra các giới hạn cho việc đặt tên như: câm đặt nhiều tên gọi cho cùng một thương nhân; không đặt tên gọi vi phạm trật tự công cộng hay đạo đức; không đặt tên gọi trùng với tên gọi của thương nhân khác đang cạnh tranh với mình; không lây tên họ khác với các tên họ của các thành viên của công ty đê’ đặt tên cho công ty .
Chế độ riêng về tên gọi của thương nhân thông thường căn cứ vào phân loại thương nhân. Đôì với các công ty, pháp luật thường định ra hai cách đặt tên gọi cho hai loại hình là công ty đôì nhân và công ty đổì vốn. Tên gọi của công ty đối nhân phải có ít nhâ't một tên gọi của thành viên hợp danh hay nhận vôh. Tên gọi của công ty đôi vôh phải ghi thêm hình thức công ty và số vôh dưới tên gọi của công ty .
Quyền đối với tên gọi của thương nhân bao hàm cả quyển thay đổi tên gọi. Tuy nhiên việc thay đổi tên gọi của thương nhân có thể gây những hậu quả xâù cho xã hội hay người thứ ba. Do đó pháp luật cũng thường đặt ra qui chế tương đôì nghiêm ngặt với trường hợp thay đổi tên gọi. Pháp luật của Pháp coi việc thay đổi tên gọi của công ty cũng tương đương với việc thay đổi điều lệ của công ty, vì vậy cần đại đa số các thành viên của công ty châp nhận và cần phải báo trước cho những người thứ ba vê' việc thay đổi này, và phải đăng ký tên gọi mới vào sổ đăng bạ thương mại .
Theo pháp luật của Malaysia và Singapore, tên gọi của công ty không được trùng với nhãn hiệu thương phẩm (trade mark) hay bằng sáng chế (patent) của bất kỳ sản phẩm nào, trừ khi được sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu nhãn hiệu thương phẩm hoặc bằng sáng chê' đó. Ngoài ra tên gọi của công ty cần tránh sử dụng những từ ngữ liên quan I ới chính quyển, các bộ hay các từ ngữ nhậy cảm và dễ gây nhầm lẫn khác như: "State", "Goverment", "National", "Singapore", "Lion City", "Melion", "Tamasek", "Stamford Raffles", "Republic" hay những từ ngữ gần gũi với các từ này. Các từ ngữ như "ngân hàng", "bảo hiểm", "tài chính" khi được sử dụng để đặt tên của thương nhân phải được sự châp thuận của nhà chức trách tài chính .
Pháp luật Việt Nam hiện nay qui định tên gọi của thương nhân phải viết được bằng tiếng Việt và phải phát âm được, có thê’ kèm theo chữ số và ký hiệu. Trong tên gọi của thương nhân phải có ít nhâ't hai thành tô' để mô tả loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Việc mô tả loại hình doanh nghiệp trong tên của thương nhân bao gồm các chữ viết tắt: TN (biểu thị cho doanh nghiệp tư nhân); HD (biểu thị cho công ty họp danh); CP (biểu thị cho công ty cổ phần); TNHH (biểu thị cho công ty trách nhiệm hữu hạn). Tên riêng của thương nhân có thê’ tự do lựa chọn. Tuy nhiên nếu tên riêng được câu thành bởi việc mô tả ngành nghề, hình thức đầu tư, thì khi thương nhân không còn kinh doanh ngành nghề hoặc thực hiện hình thức đầu tư đó nữa, thương nhân phải đổi tên. Nếu thương nhân sử dụng các thành tô' có tính chất mô tả xuất xứ, châ't lượng hàng hóa, dịch vụ câu tạo tên riêng của mình, thì phải được cơ quan quản lý nhà nước xác nhận.
Pháp luật cũng qui định tên của thương nhân phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính,' chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân, cũng như phải được in hoặc viết trên các giâỳ tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do thương nhân phát hành.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền có thể từ chối tên dự kiến đăng ký của thương nhân khi thây có sự vi phạm pháp luật.
2. Lưu giữ tài liệu thương mại
Trong suô't quá trình kinh doanh, thương nhân phải lưu giữ các hổ sơ tài liệu theo qui định của pháp luật. Nghĩa vụ này có ích lợi cho việc kiểm soát các thương nhân, giải quyết tranh chấp, bảo vệ người thứ ba và bảo đảm thực hiện các chê'độ thuế...
Luật Doanh nghiệp 2020 qui định thương nhân phải lưu giữ tại trụ sở chính của mình các tài liệu sau trong khoảng thời gian theo yêu cầu của pháp luật, tùy vào loại hình kinh doanh: (1) Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông; (2) Giâỳ chứng nhận đăng ký kinh doanh; văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giây chứng nhận đăng ký châ't lượng sản phẩm; các giây phép và giây chứng nhận khác; (3) tài liệu, giây tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty; (3) Biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đổng cổ đông, Hội đổng quản trị; các quyết định của thương nhân; (4) Bản cáo bạch đế phát hành chứng khoán; (5) Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập; (6) Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm; và các tài liệu khác theo quy định của pháp luật (Điều 12, khoản 1).
Pháp luật của nhiều nước còn yêu cầu thương nhân phải lưu giữ cả các giây tờ giao dịch nhận và gửi/ đồng thời buộc thương nhân phải lập sổ ghi chép thương mại. Các tài liệu được lưu giữ phải xuâ't trình khi được tòa án hoặc nhà chức trách có thẩm quyền yêu cầu. Các ghi chép vào sổ sách lưu giữ là chứng cứ chông lại thương nhân. Trong thương mại, nghĩa vụ chứng minh có thê’ bị đảo ngược về phương diện chủ thể chứng minh và xuâ't trình chứng cứ. Chẳng hạn trong trường hợp một khách hàng kiện thương nhân, thay vì anh ta phải chứng minh và xuâ't trình chứng cứ, thì thương nhân phải chứng minh và xuâ't trình chứng cứ. Tuy nhiên thương nhân không thể lây sự ghi chép vào sổ sách thương mại để chôhg lại người không phải là thương nhân. Pháp luật có những qui định đôi khi rất khắt khe trong việc ghi chép vào sổ sách thương mại, nhâ't là pháp luật về kế toán.
Việc ghi chép sổ sách hay lưu giữ tài liệu của thương nhân không tuân thủ pháp luật có thể làm thương nhân phải gánh chịu các chê'tài thương mại, hành chính hay hình sự.
3. Cạnh tranh hợp pháp là như thế nào?
3.1 Khái quát chung
Cạnh tranh rõ ràng đã được thừa nhận như một nguyên tắc hiến định thông qua việc sửa đổi Hiến pháp 1992 (Điều 16, Hiến pháp 1992 sửa đổi). Đây là sự khẳng định quyết tâm của nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường. Để đảm bảo quyền tự do cạnh tranh, mà phải trong một thời gian không ngắn mới có được nhận thức như vậy, pháp luật có hai nhiệm vụ liên quan tói vâh đề này: Một là tạo ra môi trường cho hoạt động cạnh tranh và cơ chế bảo đảm cho quyền được cạnh tranh; hai là chông lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
3.2 Thương nhân tự do cạnh tranh như thế nào?
Luật Cạnh tranh tuyên bô' các thương nhân được tự do cạnh tranh và Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp. Tuy nhiên, việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Trong đời sông kinh doanh có những hành vi gây ảnh hưởng đêh môi trường cạnh tranh lành mạnh. Do đó pháp luật của các nước có nhìn nhận đến các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Có thể hiểu thỏa thuận hạn chê' cạnh tranh là thỏa thuận của hai hay nhiều thương nhân có mục đích thủ tiêu cạnh tranh hoặc cản trở sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh hay sự tham gia thị trường của các thương nhân khác. Luật Cạnh tranh qui định tám loại thỏa thuận hạn chê' cạnh tranh, bao gồm: Thoả thuận ân định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ; thoả thuận hạn chếhoặc kiếm soát sô' lượng, khối lượng sản xuâ't, mua, bán hàng hoá, dịch vụ; thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đổng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chap nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của họp đổng; thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận; và (8) thông đổng đê’ một hoặc các bên của thoá thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Các thỏa thuận thứ 6, 7 và 8 nêu trên bị câm. Còn các thoả thuận thứ 1, 2, 3, 4 và 5 nêu trên chỉ bị câm khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Tuy nhiên đôì với các loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có điều kiện này có thê’ được miễn trừ có thời hạn nếu làm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng được một trong các điều kiện sau: hoặc hợp lý hoá cơ câu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; hoặc thúc đẩy tiên bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ; hoặc thúc đẩy việc áp dụng thống nhát các tiêu chuẩn châ't lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm; hoặc thông nhâ't các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yêù tô' của giá; hoặc tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; hoặc tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Việc hạn chê' cạnh tranh cũng biêù hiện dưới dạng lạm dụng vị trí thôhg lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền. Do đó đê’ kiếm soát các thương nhân lạm dụng các vị trí này gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường cạnh tranh, pháp luật qui định cấm một sô' hành vi lạm dụng như vậy. Đô'i với lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, các hành vi sau bị cấm:
+ Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đôì thủ cạnh tranh;
+ Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất họp lý hoặc ân định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;
+ Hạn chế sản xuâ't, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;
+ Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bâ't bình đẳng trong cạnh tranh;
+ Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đổng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
+ Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đô'i thủ cạnh tranh mới
Đổì với lạm dụng vị trí độc quyền, các hành vi bị câm bao gổm các hành vi trên và thêm vào đó là các hành vi áp đặt các điều kiện bâ't lợi cho khách hàng, lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.
Sự tham gia vào thị trường một cách ồ ạt, sự bung ra khỏi các kìm nén lâu năm, sự thiếu kinh nghiệm trong việc điều tiết kinh tế thị trường, cùng vói sự du nhập các mánh khoé làm ăn từ bên ngoài đang là các yếu tô' thúc đẩy cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện ngày một gia tăng gây ảnh hưởng xâu tới môi trường cạnh tranh ở nước ta. Thế nhưng sự chú ý hơn tới khía cạnh tạo môi trường cho hoạt động cạnh tranh đã làm cho pháp luật có phần xao nhãng hay ít chú ý hơn tói nhiệm vụ chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Cạnh tranh không lành mạnh hay cạnh tranh không công bằng (unfair competition) thuộc qui chế thương nhân - một chê' định của luật thương mại. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, thì chính sách cạnh tranh không thể chỉ giói hạn việc cạnh tranh trong sự tham gia cạnh tranh của các thương nhân, mà còn phải thừa nhận cả sự cạnh tranh của các tổ chức và cá nhân không phải là thương nhân. Vì vậy vân đê' cạnh tranh không lành mạnh nhiều khi còn được xem xét tách biệt với qui chế thương nhân, và có liên quan tới hành vi thương mại.
Hiện nay trên thế giói có những cách tiếp cận khác nhau về cạnh tranh không lành mạnh. Cách thứ nhất cho rằng cạnh tranh xâm phạm tới lợi ích tư, nên thuộc phạm vi của luật tư. Cách thứ hai lại quan niệm cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm tới trật tự công cộng (trật tự kinh tế công), do đó phải áp dụng các giải phầp của luật công. Tuy nhiên cũng có quan niệm sử dụng cả giải pháp của luật công và giải pháp của luật tư đối với cạnh tranh không lành mạnh . Luật Cạnh tranh của Việt Nam đã nghiêng về cách nhìn của luật công hơn đổì với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Theo đạo luật này, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng và bao gồm:
1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;
3. Ép buộc trong kinh doanh;
4. Gièm pha doanh nghiệp khác;
5. Gây rôì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
7. Khuyên mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
8. Phân biệt đôì xử của hiệp hội;
9. Bán hàng đa cap bâ't chính
Chính phủ có thê’ quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác phù hợp với các qui định của đạo luật này.
Các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh khiến thượng nhân có thê’ phải gánh chịu chế tài, kê’ cả trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên luật hình sự Việt Nam không truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân sẽ gây khó khăn nhâ't định cho việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Công ty luật Minh Khuê (biên tập)