1. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là gì?

PCI là viết tắt của một cụm từ tiếng Anh bắt đầu bằng 3 chữ cái P - C - I, cụm này có nhiều cách hiểu nhưng đặt trong bài viết chúng ta chỉ xét đến PCI là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Provincial Competitiveness Index” nghĩa là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được dùng để đánh giá và xếp hạng các chính quyền cấp tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành trong kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh.

Chỉ số PCI lần đầu tiên được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 đối với 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lần tiếp theo là từ năm 2006 trở đi, tất cả các tỉnh, thành phố ở Việt Nam đều được đưa vào xếp hạng, đồng thời khi đó các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm. Chỉ số PCI cao cũng đồng nghĩa với việc tỉnh đó có kết quả điều hành kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp dân doanh tốt.

>> Xem thêm: Năng lực cạnh tranh là gì? Ví dụ về năng lực, lợi thế cạnh tranh

 

2. Đặc trưng của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI bao gồm 10 chỉ số thành phần, bao quát những lĩnh vực chính của điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố có liên quan tới sự phát triển của doanh nghiệp. Một địa phương được đánh giá là có chỉ số điều hành tốt khi có đủ 10 chỉ số này: 

1. Chi phí gia nhập thị trường thấp

2. Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định

3. Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai

4. Chi phí không chính thức thấp

5. Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các qui định, thủ tục hành chính nhanh chóng

6. Môi trường cạnh tranh bình đẳng

7. Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp

8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao

9. Chính sách đào tạo lao động tốt

10. Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và duy trì được an ninh trật tự

 

3. Ý nghĩa của việc xây dựng  chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Việc xây dựng chỉ số PCI không nhằm mục đích nghiên cứu khoa học đơn thuần hoặc để so sánh giữa các tỉnh có điểm số PCI cao hay thấp. Ý nghĩa xây dựng chỉ số PCI là để tìm hiểu và lý giải vì sao một số tỉnh, thành phố lại có thể vượt lên các tỉnh, thành phố khác về phát triển kinh tế tư nhân, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế. Nguồn kết quả PCI được công bố thường niên sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố nói riêng, cũng như các nhà hoạch định chính sách nói cung. Để từ đây có thể xác định những điểm nghẽn trong điều hành kinh tế cũng như có thể đưa ra được những giải pháp phù hợp để tiến hành hoạt động phát triển kinh tế hiệu quả nhất.

 

4. Phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cùng với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam.

Chỉ số PCI được tiếp cận và xây dựng từ chính thực tiễn của Việt Nam và thiết kế theo hướng các tỉnh, thành phố có thể dễ dàng áp dụng các biện pháp cải cách trong điều hành kinh tế. Cụ thể, phương pháp xây dựng sẽ gồm quy trình ba bước, cụ :  

Bước 1: Thu thập thông tin từ dữ liệu điều tra và các nguồn dữ liệu đã công bố khác

Để đảm bảo tính khách quan, dữ liệu được thu thập từ 2 nguồn:

(i) Thông qua nguồn điều tra, khảo sát bằng thư đến hàng chục ngàn doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đang hoạt động trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Doanh nghiệp được lựa chọn để điều tra, khảo sát mang tính ngẫu nhiên nhưng vẫn đảm bảo là đại diện tương đối chính xác cho toàn bộ những doanh nghiệp khác trên địa bàn một tỉnh với đặc điểm như ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, loại hình và tuổi doanh nghiệp.

(ii) Thông ua các nguồn đã được công bố: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tòa án nhân dân Tối cao và trang thông tin của các tỉnh, thành phố.

Kết quả thu được rừ quá trình điều tra và khảo sát là các chỉ tiêu như số ngày đăng ký kinh doanh; tỉ lệ doanh nghiệp cho rằng chất lượng đào tạo dạy nghề là Tốt hoặc Rất tốt….

Bước 2: Tính toán 10 chỉ số thành phần và xây dựng trên thang điểm 10

Các chỉ tiêu sau khi thu thập sẽ được chuẩn hóa theo thang điểm 10.  theo đó, tỉnh có chỉ tiêu tốt nhất trên cả nước sẽ đạt điểm 10, tỉnh có chỉ tiêu kém nhất đạt điểm 1.

Chỉ số thành phần = 40% × trung bình các chỉ tiêu “cứng” (chỉ tiêu đã được các bộ ngành công bố) + 60% × trung bình cộng các chỉ tiêu “mềm” (chỉ tiêu thu được qua khảo sát PCI).

Bước 3: Gán trọng số và tính điểm số PCI tổng hợp gồm điểm trung bình có trọng số của 10 chỉ số thành phần trên thang điểm tối đa 100.

Ở bước này, chỉ số thành phần được gán thêm trọng số. Có ba mức trọng số lần lượt là cao (15-20%), trung bình (10%) và thấp (5%), thể hiện mức đóng góp và tầm quan trọng của từng chỉ số đối với sự phát triển số lượng doanh nghiệp, vốn đầu tư và lợi nhuận. Sau đó, là tính điểm số PCI có trọng số cuối cùng.

Trên cơ sở kết quả điểm số này, thứ hạng các tỉnh sẽ được sắp xếp, đứng đầu là nơi có điểm số PCI tổng hợp cao nhất, và đứng cuối là nơi có điểm số PCI tổng hợp thấp nhất.

 

5. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Việt Nam hiện nay

Dưới đây là bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Việt Nam cập nhật năm 2021 (nguồn: pcivietnam) 

Tỉnh Điểm số PCI Xếp hạng Nhóm xếp hạng 
Quảng Ninh 73.02  1 Rất tổt
Hải Phòng 70.61  2 Tốt
Đồng Tháp

70.53

3 Tốt 
Đà Nẵng  70,42 4 Tốt
Vĩnh Phúc 69.69

Tốt 
Bình Dương 69.61 6 Tốt 
Bắc Ninh 69.45 7 Tốt
Thừa thiên - Huế 69.24 8 Tốt 
Bà Rịa Vũng Tàu 69.03 9 Tốt

Hà Nội

68.60 10 Tốt
Bình Định 68.32 11 Tốt
Cần Thơ 68.06 12 Tốt
Hải Dương 67.65 13 Khá
TP. Hồ Chí Minh 67.50  14 Khá
Lâm Đồng 67.17 15 Khá
Long An  66.58 16 Khá
An Giang 66.48 17 Khá
Bến Tre  66.34 18 Khá
Quảng Nam 66.24 19 Khá
Phú Thọ 66.11 20 Khá
Bình Thuận 65.96 21 Khá
Đồng Nai 65.75 22 Khá
Vĩnh Long 65.43 23 Khá
Nam Định 66.99 24 Khá
Lào Cai 64.93 25 Khá
Gia Lai 64.90 26 Khá
Hà Tĩnh 64.87 27 Khá
Thái Nguyên 64.81 28 Khá
Tuyên Quang  64.76 29 Khá
Bắc Giang  64.74 30 Khá
Cà Mau 64.74 31 Khá
Nghệ An  64.74 32 Khá
Tiền Giang 64.41 33 Trung bình 
Đăk Lăk 64.20 34 Trung bình
Phú Yên 64.17 35 Trung bình
Lạng Sơn 63.92 36 Trung bình
Tây Ninh 63.90 37 Trung bình
Hậu Giang  63.80 38 Trung bình
Hưng Yên 63.76 39 Trung bình
Quảng Trị 63.33 40 Trung bình
Yên Bái 63.33 41 Trung bình
Hà Nam 63.28 42 Trung bình
Thanh Hóa 63.21 43 Trung bình
Khánh Hòa 63.11 44 Trung bình
Quảng Ngãi 62.97 45 Trung bình
Sơn La 62.45 46 Trung bình
Thái Bình  62.31 47 Trung bình
Bắc Kạn 62.26 48 Trung bình
Ninh Thuận 62.23 49 Trung bình
Bình Phước 62.17 50 Trung bình
Trà Vinh 62.03 51 Trung bình
Đắk Nông  61.85 52 Trung bình
Điện Biên 61.86 53 Trung bình
Sóc Trăng  61.81 54 Trung bình
Bạc Liêu 61.25 55 Tương đối thấp 
Lai Châu 61.22 56 Tương đối thấp
Quảng Bình 61.17 57 Tương đối thấp
Ninh Bình 60.53 58 Tương đối thấp
Hà Giang  600.53 59 Tương đối thấp
Kiên Giang  59.73 60 Tương đối thấp
Kon Tum  58.95 61 Tương đối thấp
Hòa Bình  57.16 62 Tương đối thấp
Cao Bằng  56.29  63 Thấp

>> Xem thêm: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt Nam tham gia các FTA

Dưới đây là bài viết giải đáp những thắc mắc liên quan PCI là gì? Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam hiện nay đến do công ty Luật Minh Khuê tổng hợp và biên tập. Hy vọng nội dung cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Trong quá trình biên tập không thể tránh khỏi những sai sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!