1. Khái quát chung

Về mặt học thuật, cũng như trong thực tiễn lập pháp có cuộc tranh luận kéo dài hàng thế kỷ về sự tồn tại của ngành luật thương mại, và sự phân biệt, cũng như mối liên hệ giữa luật dân sự và luật thương mại. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều quan điểm được trình bày tại nhiều diễn đàn khác nhau vê' các vân đê' nêu trên nhân trào lưu xây dựng luật đầu thiên niên kỷ này. Dường như Quôc hội Việt Nam đã thừa nhận sự tồn tại của ngành luật thương mại thông qua việc ban hành đồng thời Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. Điều 1, Bộ luật Dân sự 2005 xác định sự tồn tại của các quan hệ thương mại bên cạnh các quan hệ dân sự.
Thực tiễn cho thấy, có nước xây dựng hai bộ luật là Bộ luật Dân sự và Bộ luật Thương mại để áp dụng cho các quan hệ tương ứng là quan hệ dân sự và quan hệ thương mại như Pháp, Đức, Nhật... Nhưng có nước chỉ xây dựng một bộ luật áp dụng cho cả quan hệ dân sự và quan hệ thương mại như Quebec (Canada), Hà Lan, Thái Lan... Thậm chí có quốc gia không có sự phân biệt giữa thương nhân và phi thương nhân. Tuy nhiên vê' mặt học thuật sự phân biệt giữa luật dân sự và luật thương mại là cần thiết. Vì vậy
có những nền tài phán không theo truyền thông phân loại pháp luật giôhg như ở các nước theo Civil Law vẫn định nghĩa khái niệm luật thương mại.

Một vài vấn đề về khái niệm và đặc điểm của Luật thương mại mới nhất hiện nay?

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

2. Định nghĩa luật thương mại theo từ điển pháp luật của Hoa Kỳ

Black's Law Dictionary (từ điển pháp luật của Hoa Kỳ) định nghĩa: "Luật thương mại là thuật ngữ được sử dụng đê’ chi toàn bộ một ngành luật vật chất áp dụng cho các quyêh lợi giao dịch và quan hệ của những người thực hành nghề nghiệp thương mại, buôn bán". Petit Dictionnaire de Droit (Dalloz) của Pháp (một nước dẫn đầu trong việc pháp điển hóa luật thương mại) định nghĩa: "Luật thương mại là ngành luật tư điểu tiết mối quan hệ giữa các thương nhân hay các hành vi thương mại". Như vậy có thể thấy, các định nghĩa này dù theo truyêh thôhg pháp luật nào cũng không có sự khác biệt lớn. Chúng cho thây có hai vâh đề pháp lý lớn của luật thương mại cần xem xét là thương nhân và hành vi thương mại. Thực tế các đạo luật về thương mại của các nước đều đề cập tới chúng. Do đó nghiên cứu luật thương mại đổng nghĩa với việc nghiên cứu hai vâh đề pháp lý lớn đó. Tuy nhiên Chương này chỉ nói sơ lược về thương nhân với tính cách là một loại chủ thê’ của luật thương mại, và hành vi thương mại với tính cách là một nguồn gốc của nghĩa vụ đê’ làm rõ cho định nghĩa khái niệm luật thương mại.
Chủ thê’ của luật thương mại được chia thành hai nhóm là "thương nhân" (traders hay merchants) và "phi thương nhân" (non- traders hay non-merchants). Thương nhân là chủ thể thông thường của luật thương mại có quy chế riêng. Còn các phi thương nhân chỉ trở thành chủ thê’ của luật thương mại trong những điều kiện đặc biệt. Loại chủ thê’ thứ hai có thê’ gọi là chủ thê’ đặc biệt hay chủ thê’ phụ thuộc của luật thương mại.
Một sô' nước theo quan điểm tự do thương mại không có sự phân biệt giữa thương nhân và phi thương nhân. Chẳng hạn ở Hoa kỳ, ngoài mục đích bảo vệ đặc biệt đôì với người tiêu dùng và một số mục đích khác, bâ't kỳ người nào hoặc thực thê’ nào giao kết một hợp đồng đều thuộc phạm vi điều chỉnh của một ngành luật mà không kể có hay không có một bên thực hiện công việc thương mại . Ở Hà lan, theo Bộ luật Thương mại 1838, có một phần nhỏ phân biệt giữa thương nhân và phi thương nhân, nhưng sự phân biệt này bị huỷ bỏ bởi Đạo luật ngày 2/7/1934. Do đó Bộ luật nói trên áp dụng cho tất cả công dân . Bộ luật Dân sự Hà Lan 2008 bao trùm cả lĩnh vực luật thương mại.
Trong khoa học pháp lý ngày nay, người ta đồng ý với nhau rằng có ba nguồn gốc của nghĩa vụ. Đó là hành vi pháp lý (hay còn gọi là giao dịch pháp lý), sự kiện, và hiệu lực của luật. Hành vi pháp lý là việc làm phát sinh ra hậu quả pháp lý bởi ý chí của đương sự. Còn sự kiện là việc làm phát sinh ra hậu quả pháp lý ngoài ý chí của đương sự. Vậy hành vi thương mại chính là hành vi pháp lý có tính chất thương mại.
Có thể hiểu, luật thương mại là một ngành luật tư điển hình trong hệ thôhg pháp luật quốc gia điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhân với các chủ thể khác hoặc giữa các chủ thê’khác với nhau trong lĩnh vực thương mại, hoặc các hành vi thương mại.

3. Khái niệm luật thương mại từ thời La Mã cổ đại cho đến ngày nay

Kể từ thời La Mã cổ đại cho đến ngày nay, hầu hết các nền tài phán theo truyền thống pháp luật bắt nguồn từ Luật La Mã đều có sự phân biệt giữa luật công và luật tư. Trong đó luật dân sự và luật thương mại là những ngành luật tư điển hình. Sự phân chia này đã làm ảnh hưởng tới bốn vấn đề lớn như:
- Tổ chức tư pháp;
- Tính chất của học thuyết pháp lý;
- Phương thức giảng dạy pháp lý ; và
- Xây dựng các đạo luật.
Không bàn sâu vể sự phân chia này và các hệ quả của nó, nhung có thể hiểu rằng luật tư theo nghĩa cổ điển là một đại phân ngành luật xác lập và giới hạn các quyền lợi tư.

4. Khái niệm Luật thương mại ở các nước theo Common Law

Ở các nước theo Common Law, sự phân chia giữa luật công và luật tư, giữa luật thương mại và luật dân sự không được đặt ra từ xưa, nhưng trong học thuật và giảng dạy, nghiên cứu, người ta vẫn đề cập tới. Đặc biệt Hoa Kỳ đã có khuyến nghị pháp điển hoá luật thưong mại dưới hình thức Bộ luật Thưong mại Nhâ't thê’ (UCC) mà đã được nhiều-tiểu bang ghi nhận. Trong các ân phẩm về pháp luật ở các nước theo Common Law, các tác giả thường phân loại pháp luật thành luật vật chất và luật thủ tục; luật hình sự và luật dân sự; luật công và luật tư; luật thành văn và luật không thành văn; thông luật và luật công bình... .

5. Khái niệm Luật thương mại ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay có quan điểm cho rằng sự phân biệt luật tư và luật công là sự phân biệt quan trọng về đối tượng và phạm vi điều chỉnh. Phương pháp bắt buộc và phục tùng là phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật công, và phương pháp bình đẳng pháp lý là phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật tư . Từ đây có thể hiểu, ngành luật thương mại có một phương pháp điều chỉnh riêng là sự kết hợp các yếu tô' điều chỉnh tác động lên các quan hệ tài sản giữa các thương nhân hoặc những chủ thê’ khác khi thực hiện các hành vi thương mại thuần tuý. Các thương nhân hóặc các chủ thê’ khác tham gia các quan hệ thương mại đều là những thực thê’ độc lập, bình đẳng với nhau về tô’ chức và tài sản, không có quan hệ phụ thuộc trên dưới. Chính yêù tô' này làm cho các chủ thể phải thoả thuận với nhau đê’ cùng có lợi. Vì mưu cầu lợi ích riêng của mình, họ phải tự định đoạt, tự do cam kết, thoả thuận đê’ xác lập, thay đổi hay châm dứt quan hệ của mình.
Nhưng lẽ tất nhiên là sự tự định đoạt và tự do cam kết, thoả thuận không chống lại trật tự công cộng, đạo đức xã hội, không vi phạm tính trung thực, thiện chí, hoặc quyền lợi của người thứ ba.
Xuất phát từ quan niệm luật tư là luật xác lập và giói hạn các quyền lợi tư, có thê’ hiểu luật thương mại là một ngành luật tư xác lập và giới hạn các quyền lợi của các thương nhân khi họ thực hành nghề nghiệp của mình, hay nói cách khác, thực hiện các hành vi thương mại.
Các quan niệm trên dù sao cũng đã ánh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng lý thuyết về các qui tắc pháp lý hay các qui phạm pháp luật, cũng như thiết lập các quĩ tắc pháp lý cụ thể của luật thương mại. về học thuật, xét từ tính cưỡng chế, các quy tắc pháp lý không có tính chất cưỡng chế giống nhau và có thê’ được phân chia thành ba loại: (1) qui tắc cưỡng chế; (2) qui tắc giải thích; (3) quỉ tắc ấn định. Các quy tắc của luật thương mại chủ yếu là thuộc phân loại thứ hai nêu trên có mục đích giải thích cho ý chí của các đương sự. Những quy tắc này thường tìm thấy trong chế định hợp đồng. Nếu các bên trong quan hệ hợp đồng không làm rõ quyền và nghĩa vụ của mình, hoặc việc âh định quyền và nghĩa vụ trong đó bị vô hiệu, thì người ta có thê’ căn cứ vào luật đê’ xác định. Phân loại thứ ba gần giống với phân loại thứ hai cũng thường tìm thấy trong luật thương mại. Và các quy tắc này cũng được áp dụng trong trường hợp các đương sự không ấn định rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Nhung các quy tắc này không được coi là biểu thị ý chí của các đương sự. Ví dụ dù hợp đổng thành lập công ty hay điều lệ công ty không ấn định tỷ lệ được hưởng lợi nhuận, thì thành viên công ty vẫn được hưởng theo tỷ lệ góp vốn. Phân loại thứ nhất cũng xuất hiện trong luật thương mại khi nhà nước can thiệp vào các quan hệ tư đê’ bảo vệ trật tự công cộng, đạo đức xã hội, nguyên tắc thiện chí, trung thực hoặc quyền lợi của người thứ ba. Chẳng hạn luật thương mại thường cấm kinh doanh những ngành nghề ảnh hưởng tới trật tự công cộng hay trái vói đạo đức...
Mang đặc tính của luật tư, trong luật thương mại các bên có quyền tự do lựa chọn và định đoạt nội dung, cách thức giải quyết các tranh chấp phát sinh. Các bên có thể tự lựa chọn trọng tài hay toà án giải quyết tranh chap, hoặc có thể lựa chọn luật áp dụng cho việc giải quyết tranh châp, thậm chí thoả thuận lựa chọn chứng cứ. Trong các tranh châp như vậy, nhà nước chỉ đóng vai trò trọng tài khi được yêu cầu.
Luật thương mại là tổng thể các quy phạm do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại

Từ khái niệm trên, có thể nhận thấy Luật thương mại có phạm vi điều chỉnh, chính là: Các hoạt động của thương nhân như: đầu tư, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.
Các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại như: Đăng ký kinh doanh, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, thương mại; giải thể và phá sản doanh nghiệp.
Chủ thể của Luật thương mại: Chủ thể của Luật thương mại là những tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để tham gia vào các quan hệ do Luật thương mại điều chỉnh.
Chủ thể của Luật thương mại phải đảm bảo các điều kiện sau đây:Thứ nhất, phải được thành lập hợp pháp. Được thành lập một cách hợp pháp nghĩa là các chủ thể của Luật thương mại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập, hoặc đăng ký kinh doanh; có chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động rõ ràng; được tổ chức dưới một hình thức nhất định do pháp luật quy định (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty,…)
Thứ hai, phải có tài sản. Tài sản là cơ sở vật chất không thể thiếu được để cho các chủ thể của Luật thương mại, đặc biệt là các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, tài sản đó tồn tại dưới dạng vốn kinh doanh (vốn điều lệ, vốn pháp định). Khối lượng và cơ cấu tài sản cũng như khối lượng quyền năng của các doanh nghiệp có được đối với từng loại tài sản phụ thuộc và tính chất sở hữu, quy mô hoạt động từng chủ thể.
Thứ ba, có thẩm quyền trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Đây là cơ sở pháp lý để các chủ thể Luật thương mại thực hiện các hành vi pháp lý nhằm tạo cho mình những quyền và nghĩa vụ cụ thể, đồng thời nó cũng quy định rõ giới hạn mà trong đó các chủ thể được hành động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
Các loại chủ thể của Luật thương mại: Căn cứ chức năng hoạt động, vai trò, vị trí và mức độ tham gia các quan hệ thương mại của chủ thể mà chủ thể của Luật thương mại được phân thành hai loại như sau:Chủ thể cơ bản, thường xuyên của Luật thương mại là các thương nhân. Đây là loại chủ thể thường xuyên tham gia các mối quan hệ thương mại thuộc đối tượng của Luật thương mại. Chủ thể không thường xuyên của Luật thương mại là cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế: Đó là cơ quan thay mặt nhà nước, nhân danh nhà nước thực hiện tổ chức quản lý, chỉ đạo các thương nhân tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại như: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND, các sở, phòng, ban…
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê