1. Mức phạt hành vi gây tiếng ồn trong khu dân cư?

Luật Minh Khuê tư vấn về quy định của pháp luật về cách xử phạt hành vi gây tiếng ồn trong khu dân cư và các vấn đè pháp lý liên quan như sau.

 

Trả lời:

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và của Chính phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì hành vi gây tiếng ồn vượt quá giới hạn tối đa cho phép là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và phải chịu xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này và bạn hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để xử lý vi phạm trên và khắc phục hậu quả của vi phạm này.

Theo quy định tại Mục 2.1Thông tư 39/2010/TT-BTNMTvề Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là: 70dBA (từ 6h đến 21h) và 55dBA (21h đến 6h).

Nếu hành vi sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt gây ra tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép trên thì có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP, cụ thể:

"Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này."

Như vậy, nếu xung quanh gia đình bạn có các cơ sởe sản xuất, hộ gia đình có các hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn, Bạn có thể làm đơn khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi bạn sống để yêu cầu họ chấm dứt hành vi gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của gia đình bạn. Cùng với đơn khiếu nại bạn có thể gửi kèm các chứng cứ chứng minh hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn kể trên, có thể là ý kiến của tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn hoặc các hộ gia đình sống gần nhà bạn và người gây tiếng ồn để Ủy ban nhân dân cấp xã có cơ sở giải quyết.

Người vi phạm các quy định về việc gây ra tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép trong hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể bị xử phạt hành chính với các mức phạt theo quy định kể trên.

Ngoài ra, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú nếu mức độ gây ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng và bạn có cơ sở yêu cầu người gây tiếng ồn bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

"Điều 624. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi."

Như vậy đối với trường hợp của bạn thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền cụ thể là tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi quán karaoke đặt địa điểm và hồ sơ khởi kiện gồm những giấy tờ sau:

Hồ sơ khởi kiện gồm có:

- Đơn khởi kiện

- Bản sao có chứng thực Hộ khẩu, CMND của người khởi kiện

- Bản sao có chứng thực Biên bản vi phạm, Quyết định xử phạt hành chính (nếu có)

- Giấy tờ, tài liệu về thiệt hại (sức khỏe, tinh thần…) của người khởi kiện.

- Các giấy tờ, tài liệu khác mà người khởi kiện thấy cần thiết để tòa án sử dụng làm căn cứ khi giải quyết vụ việc.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

 

2. Kinh doanh karaoke gây tiếng ồn có vi phạm hay không?

Kính chào Công ty luật Minh Khuê ! Tôi xin hỏi vấn đề như sau: Gia đình tôi có giấy phép kinh doanh dịch vụ nước giải khát , để thuận tiện cho kinh doanh nên quán có chương trình karaoke miễn phí vào 2 ngày trong tuần từ 19h30 đến 22h . Quán 100m2 , không gian loãng , mặt tiền đường , nhà 2 bên không phàn nàn gì đến việc ảnh hưởng của tiếng ồn karaoke.
Như vậy quán tôi có vi phạm ô nhiễm tiếng ồn không ?
Tôi xin chân thành cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi :1900.6162

 

Trả lời:

Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi , chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau:

- Trước hết, Khi quán bạn có giấy phép kinh doanh dịch vụ nước giải khát nhưng gia đình bạn lại có kèm theo dịch vụ karaoke vào 2 ngày trong tuần. Điều này đã vi phạm kinh doanh không đúng mục đích. Để được kinh doanh 2 dịch vụ trên thì quán bạn cần phải được cấp giấy phép hoạt động đối với dịch vụ karaoke. Do đó, quán bạn chỉ được quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề ghi trong Giấy phép kinh doanh , khi muốn bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký thì ngoài việc phải thực hiện đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể, thì quán bạn còn phải tiến hành thủ tục bổ sung, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh, cụ thể bổ sung thêm dịch vụ karaoke.

- Điều kiện kinh doanh karaoke và trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh karaoke được quy định cụ thể tại Điều 30 và Điều 32 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

Điều kiện kinh doanh:

“1. Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ.

2. Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng.

3. Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên.

5. Địa điểm hoạt động karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề.

6. Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.

Trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh karaoke cũng được quy định cụ thể tại Điều 32 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 nêu trên. Theo đó, khi hoạt động kinh doanh karaoke, chủ cơ sở kinh doanh phải tuân theo các quy định sau đây:

1. Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 1 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2.

2. Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép.

3. Chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định.

4. Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke.

5. Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 3/9/2009 của Chính phủ.

6. Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động.

7. Không được hoạt động sau 12h đêm đến 8h sáng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 37 Quy chế này;

8. Các điểm karaoke hoạt động ở vùng dân cư không tập trung không phải thực hiện quy định về âm thanh tại khoản 2 nhưng phải thực hiện quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

Trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; về địa điểm kinh doanh, phòng hát, âm thanh, áng sáng, tiếng ồn và có cam kết về trật tự an ninh và được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ dân liền kề, người đề nghị đăng ký kinh doanh cơ sở karaoke gửi hồ sơ để xin giấy phép kinh doanh lên Sở Văn hóa, thể thao và du lịch hoặc cơ quan cấp huyện được phân công cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

Mặt khác, để biết quán bạn có vi phạm tiếng ồn hay không thì chúng tôi cần phải dựa vào các mức quy chuẩn ký thuật về tiếng ồn để xác định mức vi phạm của quán bạn. Theo Điều 17, Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định mức xử phạt Vi phạm các quy định về tiếng ồn như sau:

" 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 5 dBA.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

8. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

9. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

10. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 7, 8 và 9 Điều này.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này."

Như vậy, Đối với hoạt động karaoke quán bạn đang mở chưa được cấp phép giấy hoạt động ,mặc dù quán tổ chức chương trình karaoke miễn phí vào 2 ngày trong tuần từ 19h30 đến 22h ,Quán 100m2 , không gian loãng , mặt tiền đường , nhà 2 bên không phàn nàn gì đến việc ảnh hưởng của tiếng ồn karaoke nhưng đây vẫn thuộc hình thức kinh doanh của quán. Quán bạn cần thỏa mãn các điều kiện kinh doanh nêu trên. Bạn sẽ không bị xử phạt vi phạm tiếng ồn nếu quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn nếu không thỏa mãn Điều 17 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP.

>> Xem thêm: Quy định mới về dịch vụ hát Karaoke gây tiếng ồn bị phạt thế nào?

 

3. Kinh doanh gây ô nhiễm, tiếng ồn bị xử phạt như thế nào?

Thưa luật sư, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Nơi tôi đang sinh sống là khu dân cư, đông trẻ em và người già. trong thời gian gần đây có 1 hộ gia đình kinh doanh Xay sát nhựa và gia công các chi tiết bằng nhựa.

Thời gian hoạt động từ 6 giờ sáng tới 6 giờ tối mà không sử dụng bất kỳ phương pháp chống ồn, chống ô nhiễm môi trường. Hằng ngày tiếng ồn từ máy xay nhựa, máy ép, máy dập với âm thanh rất to làm, bụi nhựa từ sáng tới tối, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của các hộ gia đình trong khu vực. Ngoài ra, hộ kinh doanh này còn sử dụng lao động chưa đủ tuổi lao động ( cụ thể là 1 bạn nam 15 tuổi). Chúng tôi đã nhiều lần nhấc nhở mà hộ gia đình này không cải thiện mà còn ngoan cố thách thức mọi người về luật pháp, cứ gọi chính quyền vào đây giải quyết. Chúng tôi rất bức xúc, nay tôi xin đại diện toàn thể dân cư khu tôi sống viết thư này kính mong quý Luật Sư tư vấn về vấn đề này, rằng hộ này đã sai phạm vào khoản nào? Hính thức sử phạt như thế nào? Cơ quan có thẩm quyền xử lý?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê.

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư!

Người thư: Nguyễn Văn Tiến

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lòi như sau:

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị định 179/2013/NĐ-CPcủa Chính phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì hành vi gây tiếng ồn vượt quá giới hạn tối đa cho phép là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và phải chịu xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này và bạn hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để xử lý vi phạm trên và khắc phục hậu quả của vi phạm này.

Mục 2.1 Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì ggiới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là: 70dBA (từ 6h đến 21h) và 55dBA (21h đến 6h). Như vậy, nếu việc kinh doanh xây xát nhựa và gia công các chi tiết nhựa gây ra tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép trên thì có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 179/2013/NĐ-CP, cụ thể:

"Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 5 dBA.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

8. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

9. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

10. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 7, 8 và 9 Điều này.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này."

Bạn có thể làm đơn yêu cầu xử lý vi phạm trên và gửi cho Ủy ban nhân xã (phường) nơi bạn đang cư trú để họ can thiệp giải quyết. Tham khảo dịch vụ liên quan: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án

 

4. Hỏi tư vấn về xử lý vi phạm tiếng ồn ?

Xin chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi tư vấn là khu tôi ở hàng đêm có một hộp đêm bật nhạc đến tận 5h, 6h sáng, gây mất trật tự khiến tôi và chồng tôi không thể nào ngủ được. Vấn đề là chúng tôi không thể xác định được tiếng nhạc xuất phát từ đâu do nhà tôi ráp gianh giữa phường Tương Mai và phường Hoàng Văn Thụ. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã có lần gọi cho công an phường về một trường hợp gây ồn khác thì họ bảo chúng tôi phải cho biết.
Chính xác ở đâu thì họ mới có thể xử lý trong khi đây là việc của họ. Nhưng may thay là với trường hợp đó chúng tôi biết tiếng ồn xuất phát từ đâu, còn với trường hợp này chúng tôi không biết. Chúng tôi bí quá đã gọi 113, nhưng họ nói không giải quyết những trường hợp này vì đây là việc của công an phường.
Vậy xin luật sư tư vấn giúp chúng tôi phải làm gì trong trường hợp này?
Rất mong sớm nhận được tư vấn của luật sư. Tôi xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.6162

 

Trả lời:

Căn cứ điều 6 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình quy định:

Điều 6. Vi phạm quy định về đảm bảo sự yên tĩnh chung.

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn, uống, hàng giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

Như vậy: Hành vi hoạt động kinh doanh hộp đêm trong trường hợp này là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính khi có yêu cầu. Khi này bạn cần phải tìm hiểu xem là tiếng ồn đó phát ra từ đâu để làm đơn yêu cầu. Việc phát tiềng ồn này có thể gây bức xúc đối với nhiều gia đình giống như bạn nên bạn có thể hỏi hàng xóm xung quanh để xem nơi nào phát ra tiếng ồn đó. Sau đó báo cáo lại với công an phường để họ tiến hành xử phạt.

>> Tham khảo: Mở nhạc gây tiếng ồn ảnh hưởng đến xung quanh thì giải quyết như thế nào?

 

5. Xử phạt đối với hành vi gây tiếng ồn trong khu tập thể?

Thưa luật sư, Tôi sống tại một khu tập thể nhưng có một gia đình sống ở đây rất thiếu ý thức. Họ thường xuyên nhậu nhẹt xong là hát hò rất ầm ĩ ảnh hưởng đến cuộc sống chung. Vậy, tôi phải xử lý hành vi này như thế nào ạ ?
Cảm ơn!

 

Luật sư tư vấn:

- Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa chát; phòng, chống bạo lực gia đình.

"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng."

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa chát; phòng, chống bạo lực gia đình nêu trên, đối với hành vi gây mất trật tự ở khu dân cư hoặc nơi công cộng thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

- Căn cứ Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa chát; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

"Điều 6. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;

c) Bán hàng ăn, uống, hàng giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này."

Như vậy, căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 5 và Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa chát; phòng, chống bạo lực gia đình nêu trên thì đối với hành vi gây mất trật tự công cộng ở khu dân cư thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.