1. Một số các quy định về vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

- Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt được quy định như sau:

+ Thời hiệu xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là 01 năm; đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.

- Hành vi vi phạm đã kết thúc, hành vi vi phạm đang được thực hiện được xác định căn cứ quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Xử phạt đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần:

+ Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần thì vi phạm nhiều lần được áp dụng là tình tiết tăng nặng để người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

+ Đối với hành vi vi phạm hành chính được Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định xử phạt theo giá trị, số lượng, khối lượng hoặc loại tang vật, phương tiện vi phạm thì cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần bị xử phạt về từng hành vi vi phạm và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi vi phạm.

- Theo quy định tại Điều 46 Nghị định 134/2013/NĐ-CP có quy định:

+ Các hành vi vi phạm xảy ra trước khi Nghị định 134/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng sau khi Nghị định 134/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mới bị phát hiện, lập biên bản thì xử lý theo quy định tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP;

+ Các hành vi vi phạm đã lập biên bản vi phạm trước ngày Nghị định 134/2013/NĐ-CP có hiệu lực thì áp dụng Nghị định số 68/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực, Nghị định số 73/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hoặc Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực có liên quan để xử phạt.

Nếu tại thời điểm ra quyết định xử phạt mà Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng Nghị định này trong trường hợp Nghị định này không quy định bị xử phạt hoặc quy định hình thức xử phạt và mức xử phạt nhẹ hơn đối với hành vi vi phạm đó;

+ Các hành vi vi phạm đã xảy ra nhưng kết thúc sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng theo quy định tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP để xử phạt.

 

2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền trong lĩnh vực điện lực

Các hình thức xử phạt được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP:

 Hình thức xử phạt chính:

- Đối với từng hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức hoặc Đơn vị điện lực có hành vi vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trong Nghị định 134/2013/NĐ-CP được áp dụng để xử phạt đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc Đơn vị điện lực.

Khi xử phạt đối với tổ chức hoặc Đơn vị điện lực thì mức tiền phạt bằng 02 lần mức tiền phạt đối với cá nhân, cụ thể như sau:

Mức phạt tiền trong lĩnh vực điện lực tối đa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức hoặc Đơn vị điện lực;

Mức phạt tiền trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức; công trình đập thủy điện từ cấp II trở lên thì áp dụng 100%, từ cấp III trở xuống áp dụng 70% mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm an toàn đập thủy điện quy định tại Nghị định này;

Mức phạt tiền trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hình thức xử phạt bổ sung: Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức hoặc Đơn vị điện lực có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

- Trong lĩnh vực điện lực:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương tiện vi phạm.

- Trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương tiện vi phạm;

+ Đình chỉ có thời hạn hoạt động tích nước hồ chứa thủy điện.

- Trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

+ Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Như vậy, theo quy định hiện nay, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực bao gồm hình phạt chính và hình phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung. Theo đó, hình thức xử phạt chính bao gồm hình thức cảnh cáo và hình thức phạt tiền.

Bên cạnh hình thức xử phạt chính, các hình vi vi phạm cụ thể trong từng lĩnh vực khi xử phạt có thể áp dụng hình phạt bổ sung, bao gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương tiện vi phạm; Đình chỉ có thời hạn hoạt động tích nước hồ chứa thủy điện; Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ có thời hạn.

3. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực theo quy định hiện nay

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực bao gồm các hành vi vi phạm trong:

- Quy định về giấy phép hoạt động điện lực.

- Quy định về thiết kế, thi công xây lắp, nghiệm thu và đưa vào vận hành công trình điện lực.

- Quy định về hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện.

- Quy định về hoạt động mua, bán buôn điện, bán lẻ điện.

- Quy định về sử dụng điện.

- Quy định về an toàn điện:

+ Việc thực hiện các biện pháp an toàn khi xây dựng các công trình điện;

+ Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng nhà máy điện, đường dây truyền tải điện, trạm biến áp và các thiết bị điện;

+ Kiểm định các thiết bị, dụng cụ và vật liệu điện; sử dụng điện trong kinh doanh, sản xuất và sinh hoạt.

- Quy định về điều độ hệ thống điện.

- Quy định về thị trường điện lực.

- Quy định về quản lý vận hành an toàn đập, hồ chứa thủy điện.

- Quy định về bảo đảm an toàn đập thủy điện và vùng hạ du.

- Quy định về bảo đảm an toàn vùng phụ cận bảo vệ đập thủy điện.

- Quy định về kiểm toán năng lượng.

- Quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp.

- Quy định về quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.

- Quy định về nhãn năng lượng trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, phân phối phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng.

- Quy định về sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ và dán nhãn năng lượng.

- Quy định về định mức sử dụng năng lượng trong sản xuất, kinh doanh.

- Quy định về chế độ báo cáo sử dụng năng lượng, mua sắm của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

Như vậy, đối với các hành vi vi phạm quy định về các lĩnh vực kể trên trong ngành điện lực sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số vấn đề có liên quan đến mức xử phạt các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực mới nhất và các vấn đề khác có liên quan. Để có thể hiểu hơn nội dung pháp lý có trong bài viết trên về mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực diện lực cũng như một số các vấn đề khác có liên quan: Quy định về cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Mọi thắc mắc liên hệ 19006162 hoặc email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp chi tiết.

Trân trọng