Mục lục bài viết
1. Mượn xe gây tai nạn giao thông có bồi thường không?
Trả lời:
Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 thì trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
- Tài sản bị mất;
- Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Như vậy, đối chiếu theo quy định trên thì B phải bồi thường thiệt hại cho A vì B mượn tài sản của A, gây hư hỏng làm ảnh hưởng đến việc khai thác lợi ích từ tài sản đó của A, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của gia đình A. Mức bồi thường thiệt hại do hai bên thoả thuận trên cơ sở chi phí sửa chữa chiếc xe.
2. Xử phạt xe moto gây tai nạn giao thông?
Trả lời:
Bên cạnh đó theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, ngầm, gầm cầu vượt, trừ trường hợp tổ chức giao thông tại những khu vực này có bố trí nơi quay đầu xe;
b) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
3. Trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn chết người ?
Trả lời:
1. Trách nhiệm hình sự:
Căn cứ quy định của bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tại:
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Thông tin bạn cung cấp cho rằng "Gia đình bên người bị hại đã có viết đơn bãi nại và không truy cứu Ông tài xé bất cứ đều gì sau này". Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 260 Bộ luật này) không nằm trong các Tội không khởi kiện theo yêu cầu của người bị hại theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nên tùy theo mức độ nghiêm trọng và trên cơ sở tình tiết giản nhẹ trách nhiệm hình sự thì Tòa án sẽ ra quyết định về mức hình phạt tương ứng với các khoản trên bằng bản án.
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Do đó, đối với trường hợp này mặc dù Gia đình người bị hại đã có viết đơn bãi nại không truy cứu trách nhiệm hình sự nữa, nhưng dựa trên căn cứ trên thì Ông Tài xé vẫn có thể bị Cơ quan chức năng vẫn khởi tố theo thủ tục bình thường. Tài xé đã có hành vi tự thú thì đây có thể được xem xét là tình tiết giản nhẹ trách nhiệm hình sự (điểm o - khoản 1 - điều 46 Bộ luật này).
2. Trách nhiệm dân sự:
Căn cứ quy định tại bộ luật dân sự năm 2015 thì:
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
4. Ai phải bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông?
Trả lời
Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm trước hết do hai bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu hai bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Bạn có thể dựa vào các khoản bồi thường trên để xác định yêu cầu bồi thường 20.000.000 đồng của gia đình người bị tai nạn có phù hợp hay không.
5. Đường có ổ gà gây tai nạn giao thông thì lỗi do ai?
Luật sư tư vấn:
Đội ngũ luật sư của chúng tôi không cho rằng rách nhiệm thuộc về bất kỳ ai và cũng không đánh giá về sự đúng sai của mỗi bên mà chỉ bình luận về vấn đề này bởi nó còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể.
Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 trong trường hợp như bạn cung cấp thì chúng ta không thể đổ lỗi cho riêng một cá nhân hay một tổ chức nào đó bởi lỗi không do riêng một bên nào gây ra và cũng không có căn cứ rõ ràng để chứng minh rằng lỗi này là của họ. Chúng ta cùng xét về yếu tố này như sau: Nếu cho rằng lỗi do nhà đầu tư làm đường không đảm bảo chất lượng, vấn đề là yếu tố chất lượng của con đường sau khi thi công do ai nghiệm thu và do ai giám sát, bên cạnh đó chất lượng của con đường cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác từ thiên nhiên và từ chính các phương tiện di chuyển trên nó. Do đó không có đủ căn cứ ; Nếu cho rằng lỗi do các phương tiện (container) chở quá tải đi vào cũng không có căn cứ bởi trọng tải của nó không phải luôn có người đo đạt để chứng minh rằng nó quá tải hay đúng tải trọng. Bên cạnh dó cũng không ai dám đảm bảo rằng con đường hoàn toàn tốt ; Nếu đổ lỗi cho người tham gia giao thông thì lấy căn cứ đâu để cho rằng họ bất cẩn. Bởi khi tham gia giao thông có nhiều yếu tố chi phối họ trong đó phải nói đến chính là bề mặt con đường họ đang đi, một con đường không đảm bảo thì để giữ được thăng bằng và an toàn thì đó là điều khó có thể chắc chắn được.
Việc đưa ra những nhận định hay quan điểm về một vấn đề của mỗi các nhân là điều không cấm, mỗi người có cách nhìn nhận vấn đề riêng nên có nhiều ý kiến trái chiều nhau cũng là điều dễ hiểu.
Những trường hợp chủ xe bị phạt khi cho mượn xe gồm:
- Đưa phương tiện không có giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép.
- Đưa phương tiện có giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông.
- Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông hoặc gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe, biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông.
- Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điểu khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
Trên đây là phần trả lời, tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần giải đáp bạn vui lòng gọi đến tổng đài 1900.6162 để được luật sư tư vấn trực tiếp. Trân trọng./.