Mục lục bài viết
- 1. Không có bằng lái xe gây tai nạn sẽ bị xử lý như thế nào?
- 2. Tình tiết gây tai nạn rồi bỏ trốn xác định như thế nào?
- 3. Gây tai nạn không chịu trách nhiệm xử lý thế nào ?
- 4. Trách nhiệm của tài xế và hãng xe khi gây tai nạn làm chết người?
- 5. Gây tai nạn khiến nạn nhân tử vong thì bị phạt tội gì?
- 5.1. Ai là người có trách nhiệm bồi thường?
- 5.2. Trách nhiệm bồi thường đối với gia đình nạn nhân?
- 5.3. Xác định mức độ lỗi trong vụ tai nạn giao thông?
- 5.4.Yêu cầu giải quyết vụ tai nạn giao thông theo hướng hình sự?
1. Không có bằng lái xe gây tai nạn sẽ bị xử lý như thế nào?
>> Luật sư tư vấn luật dân sự về bồi thường tai nạn giao thông, gọi ngay:1900.6162
Trả lời:
Chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục tư vấn pháp luật của công ty chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, Hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có giấy phép lái xe hoặc có giấy phép lái xe nhưng không mang theo người hoặc Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa tùy từng trường hợp mà bị xử lý theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể:
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với trường hợp người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe (Điểm c khoản 2 Điều 21)
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại (Điểm a Khoản 5 Điều 21)
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô (Điểm b khoản 8 Điều 21) vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
Trường hợp con bạn tham gia điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà không có giấy phép lái xe thì tùy từng trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính như trên.
Thứ hai, về tai nạn xảy ra.
- Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2015có quy định riêng về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, cụ thể: Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
- Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì ngay cả khi không có lỗi nhưng chủ sở hữu xe vẫn phải bồi thường thiệt do đây là phương tiện giao thông vận tải cơ giới cũng là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Đồng thời, Theo hướng dẫn tại mục III Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, chủ sở hữu xe cơ giới là người trước tiên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xe cơ giới gây ra. Người thứ hai có trách nhiệm bồi thường là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới, cả khi người này không có lỗi.
Và trong mục III Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao tại thấy.
Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:
- Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại.
- Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp này của bạn, bạn là người là chủ sở hữu nên bạn phải bồi thường ngay cả khi bạn có lỗi gây tai nạn theo Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay.
>> Xem thêm: Mức phạt không có bằng lái xe máy là bao nhiêu tiền?
2. Tình tiết gây tai nạn rồi bỏ trốn xác định như thế nào?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự về tai nạn giao thông, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, xác định lỗi vi phạm
Trong trường hợp này, vợ bạn đi trái đường, chủ phương tiện gây tai nạn không có giấy phép lái xe khi tham gia giao thông là yếu tố xác định rõ việc gây tai nạn có lỗi của cả hai bên.
Thứ hai, Về việc truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi của người điều khiển xe mô tô có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
"Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Làm chết người;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;đ) Làm chết 02 người;e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Làm chết 03 người trở lên;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Theo đó, người này chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định này nếu thỏa mãn điều kiện về thiệt hại xảy ra quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC Hướng dẫn áp dụng quy định tại Chương XIX của Bộ luật Hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông như sau:
" Điều 2. Một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
1. Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 202 đến Điều 205, Điều 208 đến Điều 215, Điều 217, Điều 220; khoản 2 các điều 206, 207, 216, 218, 219, 222, 223 Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết một người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
d) Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản với giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng;
e) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng."
Như vậy, vợ bạn cần xác định tỷ lệ thương tật với thương tích này để biết rõ trách nhiệm hình sự của người gây tai nạn.
Thứ ba, về tình tiết Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm
Tình tiết này chưa được giải thích rõ ràng, tuy nhiên có thể hiểu Bỏ chạy vì lý do bị đe doạ đến tính mạng mà đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan công an, hoặc không đến trình báo ngay sau khi bỏ chạy nhưng chứng minh được có sự ảnh hưởng của yếu tố khách quan, thì không phải là để trốn tránh trách nhiệm.
Vấn đề này cần được cơ quan có thẩm quyền xác định rõ.
Thứ tư, về thủ tục yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Khi xác định được tình huống thực tế, có căn cứ về hành vi phạm tội bạn có thể nộp đơn Tố cáo tại cơ quan công an nơi hành vi phạm tội xảy ra. Tham khảo: Mẫu đơn tố cáo mới nhất
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê oặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để được tư vấn bằng văn bản.
3. Gây tai nạn không chịu trách nhiệm xử lý thế nào ?
Cậu thanh niên điều khiển xe đi cùng chiều đâm thẳng vào bố em có sự chứng kiến của bà hàng xóm và dân làng. Mọi người tham gia là nên giải quyết nội bộ, ko mời công an hay chính quyền, gia đình em và cậu thanh niên kia đều đồng ý. Gia đình em đề nghị cậu thanh niên cùng gia đình em đưa bố em đi bệnh viện chiếu chụp, vì sau cú ngã đập đầu xuống đường ông có biểu hiện nôn khan. Cậu thanh niên gọi điện về cho gia đình và nói: "Đâm vào ông già ở chỗ gốc đa, giờ ông ấy đang ngồi ăn vạ", gia đình em rất bức xúc nhưng vẫn mềm mỏng bảo cậu ấy bình tĩnh lo cho người trước đã, ông ko sao là may cho cả đôi bên. Mẹ đẻ và vợ cậu ấy ngay đêm đó cũng có mặt tại viện và giao cho nhà em 3,5tr để lo cho ông. Hôm sau, họ đến thăm xem ông thế nào rồi về nhà em xin xe. Gia đình em đồng ý trả xe nhưng với 1 điều kiện là viết giấy để lại với nội dung gây ra tai nạn với bố em và phải có trách nhiệm đến lúc bố em bình phục, giờ mới sang ngày thứ 2, bố em còn chưa biết thế nào.
Hơn nữa bố em có bảo hiểm y tế nên chi phí ko mất bao nhiêu chủ yếu là về mặt tình cảm. Ngày thứ 3 sau nhập viện, họ đánh ô tô sang lấy xe nhưng lại ko viết giấy nên gia đình em ko giao xe, họ nghe nói bố em diễn biến nghiêm trọng hơn, gia đình em lại nghèo. Biết gia đình em ko có cơ nên uy hiếp và thách thức. Họ nói gia đình em giữ xe là trái Pháp luật, chỉ có công an với chính quyền mới được phép giữ. Hơn nữa trong cốp xe họ có 20tr, gia đình em giữ xe mà họ mất thì bên em phải đền. Thích thì ra Tòa họ theo, bởi họ đi xe đạp điện chứ xe máy thì chết người rồi. Tai nạn giao thông là chuyện bình thường cả 2 người cùng đau, số đen phải chịu. Họ chỉ hỗ trợ gia đình em 3,5tr thui, họ ko có tiền mà gia đình em đòi thêm. Trong khi đó gia đình em cũng chưa hề đề cập đến vấn đề tiền nong vì bố em còn nằm viện, sức khỏe chưa biết thế nào. Họ nói ra Tòa nhà em chỉ có thua ạ. Lời qua tiếng lại ko thỏa thuận được họ bảo kỉ niệm cho nhà em chiếc xe đểu, ko phải gọi điện cho họ nữa. Gia đình em rất bực, bố em có tuổi nhưng lại là lao động chính. Giờ ông nằm viện chưa rõ thế nào, gia đình em đảo lộn vì phải xin nghỉ làm để túc trực ngày đêm. Bên gây tai nạn thì nửa lời hỏi thăm cũng ko có, coi như phủ nhận. Gia đình em muốn đưa ra chính quyền thì theo Luật sẽ giải quyết thế nào ạ!
Mong Luật sư sớm trả lời. Em cảm ơn nhiều ạ!
>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi:1900.6162
Trả lời:
Căn cứ Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
"Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Làm chết người;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;đ) Làm chết 02 người;e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Làm chết 03 người trở lên;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Việc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe cũng sẽ phải căn cứ vào Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC Hướng dẫn áp dụng quy định tại Chương XIX của Bộ luật Hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông, để xác định:
“Điều 2. Một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt
1. Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 202 đến Điều 205, Điều 208 đến Điều 215, Điều 217, Điều 220; khoản 2 các điều 206, 207, 216, 218, 219, 222, 223 Bộ luật hình sự là một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết một người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
d) Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản với giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng;
e) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng”.
Như vậy, cần xác định mức độ thương tật của bố bạn làm căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.
Nếu như không thể kiện vụ án hình sự thì vẫn có thể kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Bộ luật Dân sự 2015 do hành vi gây tai nạn giao thông của họ cho bố bạn.
"Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;d) Thiệt hại khác do luật quy định.2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."
Bạn nên làm đơn tố cáo anh ta tại cơ quan công an nơi xảy ra tai nạn để cơ quan công an triệu tập các bên và điều tra, xác minh. Nếu như có người làm chứng, có chứng cứ chứng minh lỗi của anh ta thì mọi chuyện sẽ được giải quyết đúng pháp luật mà không phụ thuộc vào điều kiện gia đình giàu - nghèo hay các yếu tố khác.
>> Xem thêm: Trách nhiệm của công an giao thông trọng vụ tai nạn giao thông đường bộ ?
4. Trách nhiệm của tài xế và hãng xe khi gây tai nạn làm chết người?
Hiện tại công an chưa đưa ra kết luận điều tra hiện trường. Xin hỏi, trách nhiệm của tài xế xe và nhà xe PT đối với em tôi và gia đình tôi như thế nào?
Chân thành cảm ơn,
>> Tư vấn bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khi gây tai nạn, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Hiện tại cơ quan điều tra chưa đưa ra kết luận điều tra hiện trường nên trong trường hợp này chưa đủ cơ sở để xác định lỗi thuộc về ai trong việc yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Nếu em gái bạn là người có lỗi, căn cứ vào Điều 584 Bộ luật dân sự 2015
"Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này."
Tài xế làm việc cho nhà xe PT, nên trường hợp tài xế có lỗi, căn cứ vào Điều 597 Bộ luật dân sự 2015.
"Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây raPháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật."
Trường hợp, tại nạn xảy ra hoàn toàn do lỗi của phương tiên, căn cứ vào Điều 601 Bộ luật dân sự 2015
"Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại."
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự 2015
"Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;d) Thiệt hại khác do luật quy định.2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.
5. Gây tai nạn khiến nạn nhân tử vong thì bị phạt tội gì?
Thanh niên (B) điều khiển xe máy này không BKS và không có giấy phép lái xe, không đội mũ bao hiểm, người thanh niên (B) điều khiển này chạy với tốc độ rất cao. Vụ va chạm làm mẹ tử vong.
1/Theo vạch vôi công an vẽ trên đường sau khi tai nạn xảy ra thì xe máy do thanh niên (B) điều khiển chạy tốc độ cao và đã không kịp xử lý, nhưng mẹ tôi thì vẫn còn bên phần đường của họ (thanh niên B) điều khiển xe máy (đính kèm sơ đồ hình vẽ hiện trường tai nạn) - Khi va chạm thì xe máy do thanh niên điều khiển húc thẳng vào mẹ tôi kéo xe máy của mẹ tôi đi khoảng 4m mẹ tôi ngã xuống đường. Và tài xế xe máy do thanh niên kia điều khiển có đưa mẹ tôi đo cấp cứu.
2/ Sau khi pháp y giám định mẹ tôi (người điều khiển xe máy) xác định nguyên nhân dẫn đến tử vong là vở, bể hộp sọ (vùng chẩm). Trong lúc mai táng mẹ tôi thì bên thanh niên điều khiển xe máy kia có đến đưa 3.5 triệu đồng gạo, lợn, rượu để mai táng mẹ tôi (theo phong tục của địa phương). Được biết thanh niên lái xe máy là mượn xe của người khác. Cho đến thời điểm này (cách lúc xảy ra tai nạn 3 tuần) gia đình nạn nhân cũng chưa nhận được lời xin lỗi, thăm hỏi.
Xin hỏi:
1/ Bên nào là người chịu trách nhiệm chính trong vụ tai nạn này (chủ xe máy hay thanh niên điều khiển xe máy) ?
2/ Trách nhiệm bồi thường như thế nào ?
3/ Phần lỗi của mẹ tôi là bao nhiêu phần trăm trong vụ va chạm này ?
4/ Bên (A) gia đình chúng tôi có phải đưa đơn vào cơ quan công an để thưa kiện bên thanh niên điều khiển xe kia không, nếu có hồ sơ gồm những gì?
5/ Thời gian xét xử vụ tại nạn này tối đa là bao lâu, nếu lâu quá thì bên xe gắn máy có quyền yêu cầu cơ quan chức năng xét xử sớm hơn được không?
Em xin thành thật cảm ơn! Trân trọng!
Người gửi: P.T.H
Trả lời:
5.1. Ai là người có trách nhiệm bồi thường?
Trong trường hợp của bạn thì người thanh niên B này đã mượn xe của một người khác. Do đó căn cứ vào quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường của chủ xe cơ giới.
"Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại."
Như vậy, căn cứ vào quy định này nếu như người chủ phương tiện mà biết được A không đủ điều kiện để điều khiển xe máy ( A chưa có giấy phép lái xe) nhưng người chủ phương tiện này vẫn cho A mượn xe thì chủ phương tiện sẽ phải liên đới bồi thường thiệt hại cho người bị hại cùng với người điều khiển phương tiện của mình mà gây tai nạn.
5.2. Trách nhiệm bồi thường đối với gia đình nạn nhân?
Trong trường hợp này A là người gây ra tai nạn cho mẹ bạn và làm cho mẹ bạn tử vong. Căn cứ vào điều 591 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các khoản tiền được bồi thường khi tính mạng bị xâm phạm.
"Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;d) Thiệt hại khác do luật quy định.2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."
Các chi phí quy định tại khoản 1 điều 610 Bộ luật dân sự được hướng dẫn cụ thể trong khoản 2 mục II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HTĐP hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
"2. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.4 và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.
2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...
2.3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.
a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng, tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.
Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.
b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.
- Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
- Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng".
Ngoài ra, gia đình bạn còn được bồi thường một khoản bù đắp tổn thất về tinh thần, nếu không thoản thuận được thì sẽ áp dụng mức bồi thường là không quá 60 tháng lương tối thiểu do pháp luật quy định.
5.3. Xác định mức độ lỗi trong vụ tai nạn giao thông?
5.4.Yêu cầu giải quyết vụ tai nạn giao thông theo hướng hình sự?
"Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ266
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Làm chết người;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;đ) Làm chết 02 người;e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Làm chết 03 người trở lên;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Theo quy định của pháp luật thì gia đình bạn sẽ không cần làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án vì khi xét thấy có dấu hiệu phạm tội thì cảnh sát giao thông sẽ chuyển hồ sơ sang cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để tiến hành các bước điều tra và ra quyết định khởi tố vụ án, truy tố vụ án và đưa vụ án ra xét xử theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự.
Do đây là hoạt động tố tụng nên nó sẽ có thời gian giải quyết vụ án theo luật định. Do đó, thời gian giải quyết nhanh hay chậm sẽ không phụ thuộc vào yêu cầu của các bên được.
Công ty luật Minh Khuê (Phân tích & giải đáp)