Mục lục bài viết
- 1. Khái niệm nạn nhân của tội phạm theo nghĩa hẹp
- 2. Khái niệm nạn nhân của tội phạm theo nghĩa rộng
- 3. Phân loại nạn nhân của tội phạm
- 3.1 Căn cứ vào địa vị pháp lý của nạn nhân
- 3.2 Căn cứ vào cơ chế tác động của hành vi phạm tội đến nạn nhân
- 3.3 Căn cứ vào vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội
Xu hướng xác định nạn nhân theo nghĩa hẹp và xu hướng xác định nạn nhân theo nghĩa rộng.
1. Khái niệm nạn nhân của tội phạm theo nghĩa hẹp
Xu hướng xác định nạn nhân của tội phạm theo nghĩa hẹp đã được nhiều học già trên thế giới đưa ra. Học giả Hans vọn Hentig - một trong những người tiên plýg trong lĩnh vực nghiên cứu nạn nhân đã quan niệm nạn nhân là cá nhân con người. Theo ông, nạn nhân của tội phạm là những người bị hành vi phạm tội gây thiệt hại đối với các quyền và lợi ích họp pháp và trên thực tế phải chịu những tổn hại về vật chất hoặc sức khoẻ, tính mạng, tinh thần. Theo quan điểm của Haiz Zipf thì nạn nhân của tội phạm trong tội phạm học là tất cả những người bị hành vi phạm tội xâm hại, bất kể người phạm tội có bị truy cứu TNHS hay không bị truy cứu TNHS, trong những trường hợp người bị hại không yêu cầu khởi tố vụ án. Quan điểm này cũng đồng quan điểm với Willem Hendrik Nagel: Nạn nhân của tội phạm là những người bị người phạm tội xâm phạm các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ. Hiệp định khung về địa vị của nạn nhân trong tố tụng hình sự ở châu Au (Framework Decision on the standing of victims in criminal proceedings) đã định nghĩa tại Điều 1:
“Nạn nhân được hiểu theo nghĩa là thực thể tự nhiên đã bị xâm phạm gây tổn thất về thể chất, tinh thần, tình cảm hoặc về kinh tế có nguyên nhân trực tiếp từ hành vi vi phạm luật hình sự của một nước thành viên".
Từ các quan điểm và định nghĩa trên, có thể đưa ra định nghĩa nạn nhân của tội phạm theo nghĩa hẹp như sau:
Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân đã chịu thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hành vi phạm tội trực tiếp gây ra.
Nạn nhân của tội phạm theo nghĩa hẹp bao gồm hai đặc điểm cơ bản sau đây:
- Nạn nhân của tội phạm là con người tự nhiên (thể nhân).
- Đã chịu thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, tình cảm hay tài sản là hậu quả trực tiếp của tội phạm.
2. Khái niệm nạn nhân của tội phạm theo nghĩa rộng
Xu hướng thứ hai đã mở rộng khái niệm nạn nhân của tội phạm. Theo đó, nạn nhân của tội phạm không chỉ bao gồm thể nhân mà còn bao gồm cả pháp nhân bị hành vi phạm tội xâm hại. Học giả đầu tiên xác định nạn nhân của tội phạm bao gồm cả các pháp nhân là Fritz R. Paasch khi ông bàn đến nạn nhân của các tội phạm về kinh tế. Theo ông, nạn nhân của các tội phạm về kinh tế là các thể nhân và các pháp nhân bị xâm hại các quyền và lợi ích được pháp luật ghi nhận. Theo Hans Joachim Schneider - người ủng hộ quan điểm này thì nạn nhân là pháp nhân là trường hợp các cửa hàng, siêu thị của nhiều cổ đông bị trộm cắp hay trường hợp các nhà máy, xí nghiệp chịu thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra như trộm cắp hay huỷ hoại tài sản. Từ đó ông cho rằng nạn nhân của tội phạm là cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội xâm phạm gây thiệt hại hoặc gây nguy hiểm.
Văn bản quan trọng làm cơ sở cho việc xác định nội hàm của khái niệm nạn nhân của tội phạm là Tuyên bố của Liên họp quốc ban hành ngày 29 tháng 11 năm 1985 về các nguyên tắc cơ bản về tư pháp đối với nạn nhân của tội phạm và nạn nhân của sự lạm dụng sức mạnh. Điều 1 Tuyên bố này xác định:
“Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân hay tổ chức bị hành vi phạm tội (theo quy định của luật hình sự của các nước thành viên) xâm phạm, gây thiệt hại về thể chất, tinh thần, tình cảm, kinh tế hoặc những thiệt hại đáng kể về các quyền cơ bản”.
Quy định này đã xác định rõ giới hạn phạm vi nạn nhân của tội phạm. Theo đó, nạn nhân của tội phạm được xác định không chỉ bao gồm các cá nhân mà bao gồm cả các tố chức. Ngoài việc xác định nạn nhân của tội phạm bao gồm cá nhân và tổ chức, khoản 2 Tuyên bố này còn xác định: Nạn nhân của tội phạm không chỉ bao gồm những người trực tiếp bị hành vi phạm tội xâm hại mà còn bao gồm cả những người thân trong gia đình, những người phụ thuộc vào nạn nhân và cả những người chịu thiệt hại trong quá trình trợ giúp nạn nhân. Theo đó, nội hàm của khái niệm nạn nhân đã được mở rộng không chỉ bao gồm những người bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại (nạn nhân tỉực tiếp) mà còn bao gồm cả những nạn nhân gián tiếp (những người tuy không bị hành vi phạm tội trực tiếp tác động nhưng vẫn phải chịu những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra). Nạn nhân gián tiếp ở đây chỉ có thể là thể nhân chứ không thể là pháp nhân vì các thiệt hại mà nạn nhân gián tiếp phải chịu thông thường chỉ là các tổn thất về tinh thần hay sức khoẻ, trong khi các thiệt hại mà tổ chức, pháp nhân phải chịu chỉ có thể là các thiệt hại về kinh tế. Các nạn nhân gián tiếp cũng có thể bị thiệt hại về kinh tế nhưng các thiệt hại kinh tế này luôn gắn với các thiệt hại về tinh thần hay sức khoẻ. Đó là các chi phí phải trả cho tiền thuốc cũng như chi phí chữa bệnh hay thu nhập mất đi do tình trạng sa sút về sức khoẻ. Đồng quan điểm này, Bernd-Dieter Meier cho rằng, cũng được coi là những người chịu các hậu quả trực tiếp do hành vi phạm tội gây ra là những người thân thích của các nạn nhân của các tội phạm bạo lực. Theo ông, cả những người tuy không phải người thân thích của các nạn nhân mà chỉ là những người chúng kiến sự việc phạm tội nhưng do hành vi phạm tội rất nghiêm trọng đã tác động, gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, tình cảm của những người này thì họ cũng được coi là nạn nhân. Như vậy, khái niệm nạn nhân không chỉ được mở rộng ra các tổ chức mà còn được mở rộng ra cả những nạn nhân gián tiếp (indirect victims). Việc xác định nạn nhân của tội phạm bao gồm cả nạn nhân trực tiếp và nạn nhân gián tiếp có ý nghĩa quan trọng. Điều đó trước hết giúp cho việc đánh giá chính xác hậu quả thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra, từ đó xác định chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Ngoài ra, việc xác định nạn nhân gián tiếp còn có ý nghĩa trong việc xác định về bồi thường và trợ giúp cho nạn nhân của tội phạm.
Những thiệt hại mà nạn nhân là cá nhân phâi chịu bao gồm những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, tình cảm hay tài sản. Nạn nhân là tổ chức về nguyên tắc chỉ chịu những hậu quả thiệt hại về tài sản hoặc kinh tế. Xác định thiệt hại của các nạn nhân trực tiếp đã khó khăn, nhất là thiệt hại về tinh thần, tình cảm. Việc xác định thiệt hại của các nạn nhân gián tiếp còn khó khăn hơn nhiều. Một hành vi phạm tội gây ra những thiệt hại gián tiếp phải là những hành vi phạm tội có tính chất, mức độ đặc biệt nguy hiểm và do đó có thể gây ra những ảnh hưởng, những tác động rất xấu trong xã hội. Ví dụ, hành vi giết người bằng phương pháp tra tấn dã man tác động rất lớn đến tâm lý, tình cảm của người thân của nạn nhân, của những người chứng kiến hành vi phạm tội hay những người trực tiếp cứu chữa cho nạn nhân.
Từ sự phân tích ở trên, có thể rút ra định nghĩa về nạn nhân của tội phạm theo nghĩa rộng:
Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức đã chịu thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hành vi phạm tội gây ra.
3. Phân loại nạn nhân của tội phạm
Nạn nhân của tội phạm có thể được chia thành nhiều loại dựa trên những căn cứ khác nhau phục vụ cho những mục đích nghiên cứu khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại nạn nhân chủ yếu hiện nay:
3.1 Căn cứ vào địa vị pháp lý của nạn nhân
Căn cứ vào địa vị pháp lý của nạn nhân, có thể chia nạn nhân thành hai nhóm cơ bản sau đây:
- Nhóm nạn nhân là cá nhân (thể nhân): Đây là nhóm nạn nhân phổ biến của tội phạm. Nhóm nạn nhân này có thể bị hành vi phạm tội xâm hại về cả tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tinh thần, tình cảm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác. Nhóm nạn nhân là cá nhân không chỉ bao gồm những nạn nhân trực tiếp mà bao gồm cả những nạn nhân giáh tiếp.
- Nhóm nạn nhân là tổ chức: Đầy lả nhóm nạn nhân chì có thể bị hành vi phạm tội xâm hại về tài sản hoặc kinh tế. Vì vậy, nhóm nạn nhân này chỉ có các nạn nhân trực tiếp chứ không có các nạn nhân gián tiếp. Nhóm nạn nhân là tổ chức phải là những tổ chức hợp pháp và phải còn tồn tại vào thời điểm hành vi phạm tội xảy ra.
3.2 Căn cứ vào cơ chế tác động của hành vi phạm tội đến nạn nhân
Căn cứ vào cơ chế tác động của hành vi phạm tội đến nạn nhân, nạn nhân được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm nạn nhân trực tiếp (primary victims hay direct victims) là những cá nhân hay tổ chức bị hành vi phạm tội trực tiếp tác động gây thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hay các quyền và lợi ích họp pháp khác. Nhóm nạn nhân trực tiếp là nhóm nạn nhân chủ yếu trong các nạn nhân của tội phạm. Trong các tội phạm có nạn nhân, hành vi phạm tội trước hết tác động, gây thiệt hại cho các nạn nhân trực tiếp.
- Nhóm nạn nhân thứ cấp (nạn nhân gián tiếp) (indirect victims hoặc secondary victims): Nạn nhân thứ cấp là những cá nhân mà tuy hành vi phạm tội không trực tiếp tác động đến họ nhưng do họ có mối quan hệ đặc biệt đối với nạn nhân trực tiếp nêh hành vi phạm tội đà gián tiếp tác động đến họ, gây ra những tổn hại về tinh thần, tình cảm, sức khoẻ và thậm chí là thiệt hại về kinh tế. Nạn nhân thứ cấp là những người mà nạn nhân trực tiếp của tội phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với họ như cha, mẹ, vợ, chồng, con hay những người thân thích khác.
- Nhóm nạn nhân mở rộng (nạn nhân thứ ba) (tertiary victims) là khái niệm để chỉ phạm vi rộng hom những người chịu ảnh hưởng, tác động sâu sắc của hành vi phạm tội. Đây là những người tuy không phải là những người thân thích của nạn nhân nhưng sự kiện phạm tội đã tác động trực tiếp đến những người này và gây ra những tổn thất nặng nề về tinh thần, tình cảm cho họ. Những người này có thể là những người chứng kiến hành vi phạm tội, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm cận kề, những người tham gia cứu hộ, các bác sĩ, y tá cứu chữa cho nạn nhân...
Việc xác định các nạn nhân thứ cấp và nạn nhân mở rộng trên thực tế là rất khó khăn đòi hỏi sự đánh giá tổng hợp và phải có sự tham gia của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực giám định, tâm lý và tâm thần học.
3.3 Căn cứ vào vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội
Căn cứ vào vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội, nạn nhân của tội phạm có thể được chia thành nạn nhân có lỗi và nạn nhân không có lỗi.
Nạn nhân có lỗi là những nạn nhân đã có các hành vi, xử sự không đúng chuẩn mực đạo đức, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi hoặc thúc đẩy hành vi phạm tội thực hiện. Nói cách khác, giữa hành vi, xử sự của nạn nhân với hành vi phạm tội có mối quan hệ với nhau. Hành vi xử sự của nạn nhân là một trong các yếu tố thúc đẩy, làm phát sinh tội phạm. Những hành vi không đúng chuẩn mực có thể là những hành vi như mất cảnh giác, coi thường sự bảo vệ tính mạng, tài sản, hành vi không phù hợp các chuẩn mực đạo đức, thuần plýg, mĩ tục thậm chí là các hành vi trái pháp luật, hành vi phạm tội... Nhiều nhà tội phạm học còn chia nhóm này thành hai nhóm: Nhóm nạn nhân có lỗi nhỏ và nhóm nạn nhân có lỗi nghiêm trọng. Nạn nhân có lỗi nhỏ là những nạn nhân có lỗi vô ý trong việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ hay tài sản của mình và của người thân trong gia đình. Nạn nhân có lỗi nghiêm trọng là những người có các hành vi trái đạo đức, trái thuần plýg, mĩ tục thậm chí là các hành vi khiêu khích, hành vi gây gổ hoặc hành vi tấn công người khác.
Nạn nhân không có lỗi là những người có những hành vi, xử sự hoàn toàn đúng đắn, tuân thủ đúng những chuẩn mực đạo đức, thuần plýg, mĩ tục và pháp luật. Hành vi của họ hoàn toàn không tạo điều kiện thuận lợi hay thúc đẩy hành vi phạm tội. Nói cách khác, hành vi phạm tội hoàn toàn không liên quan đến các hành vi, xử sự của họ.
Ngoài việc chia nạn nhân của tội phạm thành các nhóm nhất định theo từng tiêu chí trên, tội phạm học còn có các khái niệm để chỉ các nhỏm nạn nhân có tính đặc thù (đặc thù về thể chất, trạng thái tinh thần cũng như đặc điểm tâm lý, hiểu biết của con người). Đó là các nhóm: nạn nhân là trẻ em; nạn nhân là nữ giới; nạn nhân là người già; nạn nhâh là người khuyết tật hoặc mắc các bệnh làm hạn chế sức khoẻ và nhận thức và một số nhóm nạn nhân khác như nạn nhân là những người nhập cư và người thiểu số, nạn nhân là những người tham lam hám lợi, nạn nhân là những người dâm đãng háo sắc, nạn nhân là những người thích cô lập, ẩn dật và những người mắc bệnh hiểm nghèo...
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập tư các nguồn trên internet)