Mục lục bài viết
- 1. Hạn chế hay loại trừ các yếu tố thuộc về cá nhân con người
- 2. Hạn chế và loại trừ các nguyên nhân khách quan
- 3. Phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm ?
- 3.1 Phân loại theo nội dung (lĩnh vực đời sống xã hội)
- 3.2 Phân loại theo phạm vi tác động (lãnh thổ và đối tượng)
- 3.3 Phân loại theo mục tiêu phòng ngừa (theo tính chất của tội phạm)
- 3.4 Căn cứ vào tính chất và mục đích của hoạt động phòng ngừa
1. Hạn chế hay loại trừ các yếu tố thuộc về cá nhân con người
Như đã phân tích, các đặc điểm bên trong của nạn nhân như tâm, sinh lý, sức khoẻ, thể chất cùng với những đặc điểm thuộc về môi trường bên ngoài như thời gian, địa điểm, nghề nghiệp hay mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội có vai trò rất quan trọng làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Biện pháp đầu tiên của phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm là cần phải tác động làm thay đổi căn bản những đặc điểm tâm lý, tính cách, lối sống, thói quen tạo thuận lợi thúc đẩy khả năng trở thành nạn nhân của tội phạm. Đó trước hết là tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật, tăng cường nếp sống văn minh trong giao tiếp, ứng xử, loại bỏ những hành vi, xử sự không đúng chuẩn mực đạo đức, pháp luật, những thói quen xấu cũng như các phẩm chất tâm lý tiêu cực trong mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.
Hoạt động tuyên truyền giáo dục của chúng ta đã được tiến hành nhung còn yếu cả về hình thức, nội dung, phương pháp và cơ chế tiến hành. Vì thế hoạt động này cần phải được thay đổi một cách cơ bản, toàn diện. Phương pháp tiến hành là phải tiến hành thường xuyên, liên tục với các phương pháp sinh động và hấp dẫn, phù họp với từng nhóm tuổi, từng nhóm dân cư nhất định.
Một mặt phải xây dựng được nội dung tuyên truyền, giáo dục phù hợp mặt khác phải huy động sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng trong xã hội tham gia bao gồm cá nhân, gia đình, nhà trường, các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư. Nội dung của tuyên truyền giáo dục là hướng đến việc xây dựng con người mới, plýg cách ứng xử và làm việc văn minh, loại bỏ những đặc điểm tâm lý tiêu cực như thói quen hưởng thụ, lười nhác, đua đòi, ăn chơi, sự nóng nảy, cục cằn, thô lỗ, lòng tham, sự ích kỉ hay sự dâm đàng, háo sắc, sự coi thường các chuẩn mực xã hội, các giá trị đạo đức, sự quá đề cao giá trị đồng tiền, sự coi thường tính mạng, sức khoè, danh dự nhân phẩm của người khác, thậm chí cả những đặc điểm tầm lý như sự tự tin, quá dễ dãi đối với sự an toàn của bản thân cũng như tâm lý thiếu sự đề cao cảnh giác đối với việc bảo vệ tính mạng, tài sản của mình hay tâm lý thích phô trương tài sản... loại bỏ thói quen ăn mặc khêu gợi, hành vi, lời nói thể hiện sự dễ dãi, khiêu khích, sự thiếu thận trọng đổi với an toàn cá nhân của nạn nhân...
Để thực hiện tuyên truyền, giáo dục có hiệu quả cần phải đào tạo bài bản đội ngũ tuyên truyền viên chuyên nghiệp để họ không chỉ có kĩ năng tuyên truyền mà còn phải có kiến thức tâm lý, thái độ phù hợp nhằm đảm bảo có thế truyền tải nội dung tuyên truyền, giáo dục được tốt nhất. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến sự tuyên truyền, giáo dục của gia đình, của nhà trường. Vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục cho bậc cha mẹ nhất là cha mẹ trẻ phương pháp nuôi dạy con cái là vô cùng cần thiết. Nhà trường cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc này. Thời gian qua, các trường học tuy đã đưa vào chương trình giảng dạy môn giáo dục công dần nhưng môn học này còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về nội dung và hình thức tổ chức dạy học. Một số nhà trường đã đưa môn học “Kĩ năng sống” vào giảng dạy trong chương trình và đã có kết quả tốt. Môn học này cần phải được nghiên cứu hoàn thiện về nội dung và cần được đưa vào giảng dạy ở tất cả các trường học, các bậc học phổ thông để trang bị các kĩ năng sống cần thiết cho trẻ em và người chưa thành niên.
Muốn tăng cường hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục thì tất cả các cơ quan, tổ chức phải xác định nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan, tổ chức mình. Trước hết cần phải nâng cao tuyên truyền, giáo dục cho các thành viên trong tổ chức của mình trong việc xây dựng nếp sống và làm việc văn minh. Tiếp đó, các cơ quan, tổ chức phải phối kết họp với nhau trong đó Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp phải đứng ra huy động sức mạnh đồng thời tiến hành phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, ban ngành thực hiện và phối họp hoạt động với nhau trong việc tuyên truyền, giáo dục nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Các cơ quan thông tấn báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục. Do vậy, cần phải có biện pháp tăng cường hơn nữa hoạt động của các cơ quan này nhằm phát huy sức mạnh của truyền thông trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục. Tổ dân phố, cộng đồng dân cư hay các dòng tộc có vai trò rất quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục. Do vậy, cũng cần phải có các biện pháp nhằm huy động sức mạnh triệt để của cộng đồng dân cư và dòng tộc vào hoạt động tuyên truyền, giáo dục để hoạt động này có thể lan truyền và ảnh hưởng sâu rộng trong mọi tầng lớp dân cư.
Thực hiện tốt hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao cảnh giác, tăng cường khả năng tự bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, tổ chức, đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cao, dễ trở thành nạn nhân của tội phạm, xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự, tôn trọng lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích của cá nhân sẽ góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ trở thành nạn nhân của rât nhiêu nhóm người trong xã hội.
2. Hạn chế và loại trừ các nguyên nhân khách quan
Bên cạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, một biện pháp vô cùng quan trọng là tăng cường sự gắn kết của gia đình, hàng xóm và cộng đồng dân cư. Do ảnh hưởng của kinh tế thị trường và đời sống công nghiệp dẫn đến lối “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, truyền thống tốt đẹp “tối lửa tắt đèn có nhau” đang ngày một mất đi, mối quan hệ gia đình, bạn bè, hàng xóm và cộng đồng dân cư đang ngày càng trở nên thiếu gắn bó. Đây chính là nguyên nhân làm giảm đáng kể khả năng bảo vệ, chống lại sự xâm hại của các hành vi phạm tội, nhất là các loại tội phạm như trộm cắp, cướp, cố ý gây thương tích, tội phạm tình dục, thậm chí là nạn bạo hành gia đình. Một cộng đồng dân cư đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau sẽ lảm tăng rất nhiều khả năng bảo vệ khỏi sự xâm hại của các hành vi phạm tội.
Thời gian và địa điểm trong nhiều trường hợp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nạn nhân hoá. Việc tuyên truyền giáo dục để mọi người nhận thức rõ và có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu tại những nơi, những thời điểm mà nguy cơ bị hành vi phạm tội xâm hại rất cao là vô cùng cần thiết. Để phòng tránh rủi ro, biện pháp tốt nhất là tăng cường khả năng tự bảo vệ như tránh đi một mình ở những nơi vắng vẻ, không đeo nhiều đồ trang sức khi đi ngoài đường, khi vận chuyển tiền, vàng với số lượng lớn thì nên sử dụng xe chuyên dụng, thuê người bảo vệ, tránh cho trẻ em đeo đồ trang sức khi đi học, đi chơi một mình... Đối với những người hạn chế về khả năng tự bảo vệ thì nên đi thành những nhóm đông, tránh đi một mình, tránh đeo nhiều đồ trang sức khi đi ngoài đường... Những người hoạt động nghề nghiệp trong những lĩnh vực có nguy cơ dễ trở thành nạn nhân của tội phạm như lái xe taxi, xe ôm thì không nên hành nghề quá khuya, không đi vào những đoạn đường, hay khu vực vắng vẻ... Những hiệu kinh doanh vàng bạc, hàng hoá đắt tiền không nên mở quá khuya, những lúc vắng khách vẫn phải có bảo vệ trực và không nên bố trí phụ nữ bán hàng những lúc vắng khách. Những người kinh doanh trong các nhóm này cần phải được thường xuyên tập huấn các kĩ năng phòng ngừa tội phạm, thường xuyên được tuyên truyền về các phương pháp, thủ đoạn của tội phạm để có thế đề cao cảnh giác, phối hợp với các đồng nghiệp hay với các cơ quan chức năng, các lực lượng bảo vệ để tăng cường hoạt động phòng chống tội phạm.
Cần phải có những hiệp hội nghề nghiệp để kết hợp với lực lượng công an kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống tội phạm, thường xuyên cảnh báo về những phương thức thủ đoạn phạm tội mới để mọi người cùng kịp thời phòng tránh. Thời gian và địa điểm là những nhân tố khách quan nhưng nếu ý thức của mọi người tốt và luôn cảnh giác, thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa trong các khoảng thời gian, không gian có rủi ro cao thì vẫn có thể tránh được các nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm.
Mối quan hệ gia đình và xã hội trong nhiều trường hợp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm, cần phải đặc biệt chú ý đến các mối quan hệ không lành mạnh giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, hàng xóm hay bạn bè. Những mối quan hệ không lành mạnh rất dễ bị lợi dụng để thực hiện các hành vi phạm tội, nhất là các tội phạm liên quan đến tình dục, lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Kinh tế phát triển, các mối quan hệ xã hội được mở rộng là điều kiện tốt để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nhiều mối quan hệ xã hội cũng làm gia tăng rủi ro và nguy cơ dễ bị hành vi phạm tội xâm hại. Đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã làm cho mọi người có thể dễ dàng liên hệ, kết nối với nhau. Điều đó càng làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm đối với những người cả tin, thích kết bạn qua mạng, thích phiêu lưu mạo hiểm. Trong các mối quan hệ cũng cần kế đến mối quan hệ công tác giữa nạn nhân và người phạm tội. Do ảnh hưởng của thói quen hách dịch, cửa quyền, thiếu tôn trọng người dân hay do đặc điểm nghề nghiệp có ảnh hưởng đến lợi ích của một số người mà một số cán bộ, viên chức với các hành vi, xử sự của mình đã tác động làm phát sinh và thúc đẩy việc thực hiện tội phạm. Do đó, loại trừ các thói quen xấu, xây dựng văn hoá công sở, nâng cao kĩ năng giao tiếp, ứng xử cũng là biện pháp quan trọng, hạn chế đáng kể nguy cơ trở thành nạn nhân của nhóm người này. cần phải có những cảnh báo liên tục về sự phức tạp và nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm trong các mối quan hệ này để giúp các cá nhân có thể nâng cao hiểu biết, tăng cường khả năng tự bảo vệ để phòng ngừa rủi ro và nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm.
Một giải pháp rất quan trọng đó là xây dựng các chương trình và thành lập các tổ chức bảo vệ những người có nguy cơ nạn nhân hoá cao. Như trên đã phân tích, một số nhóm người do những đặc điểm tâm, sinh lý mà khả năng tự bảo vệ rất hạn chế. Đó là nhóm phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật, người mắc bệnh tâm thần. Những nhóm người này đang ngày càng được các đối tượng phạm tội hướng đến. Chính vì vậy thiết lập cơ chế bảo vệ những nhóm người này đang là yêu cầu cấp bách. Mô hình tự quản hay dân phòng đang phát huy tác dụng nhưng vẫn chưa thể bào vệ tốt quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức, nhất là đối với những nhóm người yếu thế trong xã hội. cần phải có những tổ chức đặc thù để trợ giúp và bảo vệ những nhóm người này. Những tổ chức này phải có mối liên hệ mật thiết với các đối tượng được trợ giúp và bảo vệ. Lực lượng này phải luôn có mặt kịp thời khi nguy cơ bị hành vi phạm tội xâm hại sắp xảy đến hay khi các đối tượng này có nhu cầu cần được trợ giúp hay bảo vệ. Muốn vậy các tổ chức này phải được tổ chức sâu rộng trong từng cụm dân cư và phải có mối quan hệ thật sự gần gũi với các thành viên để có thể bảo vệ tốt nhất các thành viên của mình.
Việc phòng ngừa, hạn chế các rùi ro cũng như nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm chỉ phát huy hiệu quả trên cơ sở kết hợp nhiều biện pháp và huy động được sức mạnh của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia.
3. Phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm ?
Phòng ngừa tội phạm là tổng hợp các biện pháp khác nhau của nhà nước, xã hội nhằm khắc phục, hạn chế và loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm để ngăn chặn và kiểm soát nó trong xã hội.
3.1 Phân loại theo nội dung (lĩnh vực đời sống xã hội)
Theo căn cứ này được chia thành:
- Biện pháp kinh tế
- Biện pháp chính trị – tư tưởng,
- Biện pháp xã hội – văn hóa – giáo dục
- Biện pháp tổ chức – quản lý
- Biện pháp pháp luật…
3.2 Phân loại theo phạm vi tác động (lãnh thổ và đối tượng)
- Các biện pháp mang tính quốc gia
- Các biện pháp áp dụng đối với một số loại đối tượng hoặc một số địa bàn
- Các biện pháp áp dụng đối với các đối tượng cá biệt.
3.3 Phân loại theo mục tiêu phòng ngừa (theo tính chất của tội phạm)
- Phòng ngừa chung
- Phòng ngừa một loại tội
- Phòng ngừa tội phạm cụ thể.
3.4 Căn cứ vào tính chất và mục đích của hoạt động phòng ngừa
- Phòng ngừa chung
- Phòng ngừa riêng
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)